Tin thế giới 10/10: Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Nhất Phong
Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 10/10: Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga được chuyển đến Iran. (Nguồn: Infonet)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở: Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ngày 10/10 tuyên bố nước này sẵn sàng hợp tác với ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Á khác để duy trì ý thức châu Á, phát huy trí tuệ phương Đông và tiến lên vững chắc hướng tới xây dựng một châu Á hòa bình và yên ổn, thịnh vượng chung, cởi mở và kết nối.

Thủ tướng Trung Quốc khẳng định các nước châu Á coi trọng độc lập, đồng thời nhấn mạnh các vấn đề của châu Á nên được giải quyết thông qua tham vấn của người dân châu Á và vận mệnh của châu Á phải nằm trong tay chính họ.

Theo ông Lý Cường, tất cả các quốc gia châu Á đều nhấn mạnh rằng phát triển là trên hết và hòa bình là vô cùng quan trọng. Thủ tướng Lý Cường đã đưa ra những phát biểu trên tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 27 tại Lào. (THX)

Tin liên quan
Tổng thống Putin chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Tổng thống Putin chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ

*Triều Tiên bổ nhiệm Đại sứ mới tại Thụy Sỹ: Ngày 10/10, Triều Tiên thông báo quyết định bổ nhiệm ông Jo Chol-su làm Đại sứ - Trưởng phái đoàn tại Geneva, Thụy Sỹ.

Trước đây, ông Jo Chol-su giữ cương vị Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên. Ông Jo Chol-su sẽ thay thế ông Han Tae-song, người được rút về nước năm ngoái.

Trong những tháng gần đây, Triều Tiên đã bổ nhiệm các đại sứ mới tại một số quốc gia, bao gồm Cuba, Việt Nam và Singapore, khi Bình Nhưỡng bắt đầu mở cửa biên giới sau đại dịch Covid-19. (Reuters)

*Nhật Bản hướng đến mối quan hệ chặt chẽ hơn với ASEAN: Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 10/10 đã nhất trí với các đối tác Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về việc tăng cường hợp tác, đồng thời bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về "hành vi quân sự hóa và cưỡng ép" ở Biển Đông.

Tại hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản tại Lào, tân Thủ tướng Ishiba khẳng định lập trường phản đối các hành động vi phạm chủ quyền quốc gia ở Biển Hoa Đông, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về hành vi quyết đoán quân sự của Bắc Kinh ở không phận và vùng biển gần Nhật Bản.

Ngoài ra, ông Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục "liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc ở nhiều cấp độ khác nhau", trong bối cảnh hai cường quốc Đông Á này đặt mục tiêu xây dựng mối quan hệ song phương mang tính xây dựng và ổn định. (Kyodo)

*ASEAN kêu gọi giảm leo thang bạo lực ở Myanmar: Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á ngày 10/10 ủng hộ các nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến ở Myanmar, trong đó có việc hợp tác nhiều hơn với các quốc gia láng giềng và Liên hợp quốc để giải quyết cuộc khủng hoảng và những tác động rộng lớn hơn.

Theo một tuyên bố về vấn đề Myanmar được đưa ra trong hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào, các nhà lãnh đạo cũng kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar, "đặc biệt là lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh có liên quan", giảm leo thang bạo lực và ngừng nhắm mục tiêu vào dân thường. (Reuters)

*Trung Quốc tìm cách bảo vệ công dân và dự án tại Pakistan: Trong tuyên bố ngày 10/10, Trung Quốc cho biết sẽ hợp tác với Pakistan để bảo vệ sự an toàn, an ninh của nhân viên người Trung Quốc cũng như các dự án và tổ chức của nước này tại Pakistan, sau vụ 2 kỹ sư Trung Quốc bị một nhóm phiến quân ly khai sát hại hôm 6/10.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định bà không biết thông tin chính quyền Pakistan đang tìm cách hạn chế sự di chuyển của công dân Trung Quốc trong thời gian Tổ chức hợp tác Thượng Hải nhóm họp vào tuần tới, vì rủi ro an ninh từ các nhóm phiến quân. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Pakistan thăm Trung Quốc: Sứ mệnh 'khó nhằn'

*Thủ tướng Nhật-Trung hội đàm tại Lào: Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo, Thủ tướng nước này Ishiba Shigeru và người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường đã tiến hành cuộc hội đàm đầu tiên vào ngày 10/10 tại Lào.

Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí thúc đẩy "mối quan hệ cùng có lợi trên cơ sở lợi ích chiến lược chung" khi người tiền nhiệm của ông Ishiba là Kishida Fumio và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại San Francisco (Mỹ) vào tháng 11 năm ngoái.

Ông Ishiba đã tuyên bố ông sẽ xây dựng mối quan hệ "mang tính xây dựng và ổn định" với Trung Quốc, song cũng kêu gọi Bắc Kinh hành động có trách nhiệm. Hai nước đã bất đồng quan điểm về nhiều vấn đề, bao gồm cả các vụ xâm nhập liên tục của tàu Trung Quốc vào vùng biển của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát song Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Hoa Đông. (Kyodo)

Châu Âu

*Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu: Ngày 10/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có chuyến công du chớp nhoáng đến Anh, Pháp và Italy, nơi ông sẽ gặp các nhà lãnh đạo châu Âu nhằm bảo đảm viện trợ cho nước này trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng tới.

Nhà lãnh đạo Ukraine sẽ tìm cách bảo đảm tối đa sự hỗ trợ về tài chính và quân sự từ các nước châu Âu, trong bối cảnh ông Donald Trump có thể đắc cử Tổng thống Mỹ khiến sự ủng hộ của Washington trở nên khó đoán định.

Cùng ngày, Tổng thống Zelensky sẽ gặp tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Anh. Dự kiến, ông Zelensky sẽ có cuộc gặp Giáo hoàng Francis tại Vatican và gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Berlin vào ngày 11/10. (AFP)

*Ukraine thông qua mức tăng thuế lịch sử để bù chi phí quân sự: Ngày 10/10, Quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật thứ hai liên quan đến luật về mức tăng thuế lịch sử. Theo đó, mức thuế quân sự tăng mạnh từ 1,5% lên 5%, chỉ riêng quân nhân được giữ nguyên mức thuế cũ.

Ngoài ra, luật mở rộng diện phải đóng loại thuế được áp dụng từ năm 2014 thu từ thu nhập cá nhân để phục vụ cho nhu cầu của quân đội Ukraine. Luật mới cũng thiết lập mức thuế lợi tức ngân hàng năm 2024 là 50%. Luật có hiệu lực từ ngày 20/10, nhưng một số loại thuế sẽ phải nộp từ ngày 1/10. Dự kiến luật mới sẽ mang lại thêm 58 tỷ hryvnia (hơn 1,4 tỷ USD) cho ngân sách vào năm 2024 và 137 tỷ hryvnia vào năm 2025.

Giới quan sát chỉ ra rằng việc Ukraine tăng thuế cao chưa từng có là do các đối tác nước ngoài đã không tài trợ đủ cho nhu cầu quân sự của nước này trong cuộc xung đột với Nga. (AFP)

*NATO chuẩn bị tập trận hạt nhân thường niên: Ngày 10/10, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte tuyên bố, liên minh quân sự này sẽ bắt đầu tiến hành cuộc tập trận hạt nhân thường niên vào ngày 14/10 và kéo dài khoảng hai tuần, trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin liên tục đưa ra phát ngôn liên quan đến vũ khí hạt nhân.

Phát biểu tại London sau các cuộc gặp với Thủ tướng Keir Starmer và Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky, ông Rutte nhấn mạnh: "Trong một thế giới bất ổn, việc kiểm tra và củng cố khả năng phòng thủ có vai trò rất quan trọng, để đối thủ biết rằng NATO luôn sẵn sàng và có thể đáp trả mọi mối đe dọa".

Cuộc tập trận không sử dụng vũ khí thật. Tuy nhiên, khoảng 2.000 quân nhân tham gia diễn tập ở "khu vực Biển Bắc" sẽ mô phỏng các nhiệm vụ, trong đó có máy bay chiến đấu mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ. (Reuters)

*Ukraine cho phép người nước ngoài tham gia quân đội: Ngày 10/10, Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine đã thông qua dự luật về phục vụ quân đội Ukraine đối với người nước ngoài và người không quốc tịch.

Luật này quy định rằng người nước ngoài và người không quốc tịch ở Ukraine sẽ được phép ký hợp đồng với Lực lượng vũ trang Ukraine và lực lượng Vệ binh quốc gia để gia nhập hàng ngũ ở các vị trí binh nhì, trung sĩ và sĩ quan.

Tới đây Ukraine sẽ thành lập Trung tâm tuyển dụng người nước ngoài, nơi sẽ tiến hành kiểm tra các ứng cử viên nhập ngũ ở các điều kiện: hiện diện hợp pháp trên lãnh thổ; không có trách nhiệm hành chính hoặc hình sự theo luật pháp Ukraine; không liên quan đến các hoạt động tình báo và lật đổ của các quốc gia nước ngoài chống lại Ukraine. (AFP)

*Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học: Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) Vladimir Tarabrin ngày 9/10 thông báo Moscow đã chuyển giao cho OPCW kết quả điều tra về việc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học và yêu cầu thông tin này phải được xem xét một cách nghiêm túc nhất có thể.

Theo cơ sở dữ liệu của OPCW, phía Nga đã chuyển giao tài liệu về việc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học để cung cấp cho các quốc gia thành viên vào ngày 3/10.

Sau đó, ngày 7/10, Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng phòng vệ phóng xạ, hóa học và sinh học của quân đội Nga - tuyên bố quân đội Nga đã công bố sự thật về việc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học bí mật dưới vỏ bọc là đạn khói ở tỉnh Kursk hồi tháng 8. (Sputniknews)

Trung Đông-Châu Phi

*Iran tuyên bố sẵn sàng cho mọi kịch bản trong xung đột Trung Đông: Ngoại trưởng Iran Abbas Aragchi ngày 10/10 tuyên bố chính quyền Tehran sẵn sàng cho mọi kịch bản trong bối cảnh tương lai bất định của cuộc xung đột ở Trung Đông và phản ứng sắp xảy ra của Israel.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Al Jazeera, ông Aragchi nhấn mạnh: "Chúng tôi đã sẵn sàng cho mọi kịch bản, song chúng tôi không tìm kiếm chiến tranh hay leo thang tình hình. Người Israel có thể thử thách quyết tâm của Iran".

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Israel đang tìm cách mở rộng phạm vi xung đột trong khu vực và đang cố gắng lôi kéo Tehran vào một cuộc đối đầu công khai. (Al Jazeera)

*Quân đội Israel nổ súng vào 3 vị trí của UNIFL ở miền Nam Lebanon: Một nguồn tin từ Liên hợp quốc (LHQ) ngày 10/10 đã tiết lộ với hãng thông tấn Reuters rằng quân đội Israel đã nổ súng vào 3 vị trí mà Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ (UNIFL) đang đồn trú tại khu vực miền Nam Lebanon.

Theo nguồn tin trên, một trong những địa điểm bị bắn là căn cứ chính của UNIFL tại thành phố Naqoura. Tháp canh của căn cứ đã bị trúng đạn tăng khiến hai nhân viên của LHQ bị thương song không nghiêm trọng.

Cũng theo nguồn tin trên, hai vị trí khác của UNIFL cũng bị trúng đạn nhưng không nghiêm trọng và không có thương vong. (Al Jazeera)

TIN LIÊN QUAN
Israel bị cáo buộc không kích dồn dập Syria, vẫn vững nguyên tắc 'im lặng là vàng'?

*Israel thâm hụt ngân sách lên tới 8,5% GDP: Theo số liệu do Bộ Tài chính Israel công bố ngày 10/10, thâm hụt ngân sách của nước này tăng lên 8,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tương đương với 2,3 tỷ USD, vào tháng 9 trong bối cảnh Chính phủ Israel tiếp tục đổ hàng tỷ Shekel (đồng tiền nội địa Israel) vào cuộc chiến chống Hamas và Hezbollah.

Thâm hụt ngân sách của Israel đã tăng từ 7,6% GDP vào tháng 6, 8,1% vào tháng 7 và 8,3% vào tháng 8, trong bối cảnh chi tiêu quân sự và dân sự ngày càng tăng cho các cuộc chiến đang diễn ra. Vào tháng 9, chi tiêu của Chính phủ Israel lên tới 13,5 tỷ USD, nâng tổng chi tiêu kể từ đầu năm lên khoảng 120 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2023. Khoản tài chính dành cho chiến tranh kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tại Gaza từ tháng 10 năm ngoái đã tăng vọt lên 27 tỷ USD. (Al Jazeera)

*Nga chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Iran: Trang mạng Global Eye News ngày 10/10 dẫn các nguồn tin cho biết LB Nga đã chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đại cho Iran.

Động thái này đang gây lo ngại cho các nước phương Tây, vốn coi đây là hành động tăng cường khả năng phòng thủ của Iran trong bối cảnh tình hình leo thang ở Trung Đông.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 là một trong những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới, có khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu trên không ở khoảng cách xa.

Việc cung cấp một tổ hợp như vậy có thể thay đổi đáng kể cán cân sức mạnh trong khu vực. Tehran, đối mặt với mối đe dọa tấn công quân sự từ Israel và Mỹ, có thể sử dụng S-400 để bảo vệ các tài sản quan trọng của mình, gồm các cơ sở quân sự và công nghiệp, cũng như các cơ sở hạt nhân. (Global Eye News)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Mỹ phủ nhận đàm phán với Iran về lệnh ngừng bắn ở Trung Đông: Báo Times of Israel ngày 9/10 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller ngày 9/10 phủ nhận thông tin cho rằng Washington và các quốc gia Arab đã tiến hành những cuộc đàm phán bí mật với Iran về lệnh ngừng bắn toàn diện nhằm cùng lúc xoa dịu mọi cuộc xung đột ở Trung Đông.

Ông Miller tuyên bố: “Chưa có ai liên hệ với Mỹ về đề xuất như vậy và chúng tôi cũng không đàm phán với bất kỳ quốc gia nào về đề xuất này”. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định Washington hoan nghênh việc chấm dứt xung đột trên toàn khu vực. (Al Jazeera)

*Colombia đàm phán gia nhập Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc: Ngoại trưởng Colombia Luis Gilberto Murillo ngày 9/10 đã đến Bắc Kinh để khởi động tiến trình đàm phán đưa quốc gia Nam Mỹ gia nhập Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Động thái trên diễn ra sau chuyến thăm của Tổng thống Colombia Gustavo Petro tới Trung Quốc hồi tháng 10/2023, thời điểm hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược, đồng thời ký kết hàng chục hiệp định hợp tác thương mại và kinh tế, khoa học và giáo dục.

Colombia đang giao nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng về giao thông và khai thác mỏ cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong số những khoản đầu tư từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào Colombia, nổi bật nhất là dự án tàu điện ngầm Bogotá. Nhiều công ty nổi tiếng của Trung Quốc như tập đoàn viễn thông Huawei, nhà sản xuất ô tô BYD hay hãng thời trang Shein đã hiện diện tại Colombia. (AFP)

*Bầu cử Mỹ 2024: Ông D.Trump tiếp tục từ chối tranh luận lần hai với bà K.Harris: Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris do kênh Fox News dự kiến tổ chức vào ngày 24/10 hoặc 27/10.

Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump cho rằng thời điểm hiện tại đã "quá muộn" để tổ chức một cuộc tranh luận vì cử tri đã đi bỏ phiếu sớm. Ông khẳng định sẽ không tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris vì "không có gì để tranh luận". Cựu Tổng thống Trump cũng giải thích rằng trước đó ông đã chấp nhận lời mời tranh luận của Fox News vào ngày 4/9, nhưng bà Harris đã từ chối.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang ở vào giai đoạn quyết liệt, khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến ngày bỏ phiếu chính thức 5/11. Phó Tổng thống Harris và đối thủ của đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Trump, đang cạnh tranh sít sao. (Reuters)

Tình hình Ukraine: Ông Zelensky tự tin sắp kết thúc xung đột, tìm kiếm hậu thuẫn từ Pháp, Mỹ nhất quyết cự tuyệt Kiev

Tình hình Ukraine: Ông Zelensky tự tin sắp kết thúc xung đột, tìm kiếm hậu thuẫn từ Pháp, Mỹ nhất quyết cự tuyệt Kiev

Ngày 9/10, Tổng thống Ukraine đang ở Croatia để dự Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Đông Nam Âu và có kế hoạch đến thăm Pháp, Đức ...

Nga gửi bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học lên OPCW, khuyên Mỹ đừng 'hùa theo' Kiev

Nga gửi bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học lên OPCW, khuyên Mỹ đừng 'hùa theo' Kiev

Ngày 9/10, Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) Vladimir Tarabrin thông báo, Moscow đã chuyển giao ...

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ...

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản, Seoul 'làm nóng' vấn đề tranh chấp lãnh thổ

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản, Seoul 'làm nóng' vấn đề tranh chấp lãnh thổ

Ngày 10/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, ...

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44-45: Tự cường, kết nối - Hành trình, đích đến

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44-45: Tự cường, kết nối - Hành trình, đích đến

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp Cấp cao ASEAN, các nhà lãnh đạo tề tựu tại nước Chủ tịch để cùng nhìn lại chặng đường ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Một tháng sau bão Yagi, hậu quả khủng khiếp còn ở lại...

Một tháng sau bão Yagi, hậu quả khủng khiếp còn ở lại...

Bão Yagi đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, các đội ứng phó khẩn cấp của UNICEF và cơ quan chức năng phòng chống thiên tai của Chính phủ có ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam cam kết ủng hộ Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và triển khai toàn diện Tầm nhìn Cộng đồng ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Ngày 10/10, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp với Thủ tướng ...
ASEAN với các đối tác: Khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh, thúc đẩy kết nối, nâng cao tự cường

ASEAN với các đối tác: Khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh, thúc đẩy kết nối, nâng cao tự cường

Ngày 10/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự các Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 và Hội nghị cấp cao ASEAN-Australia.
Giá tiêu hôm nay 11/10/2024: Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024: Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/10/2024: Giá vàng thế giới tăng vững chắc, vàng trong nước trượt sâu; Nga gom kim loại quý lập 'kho dự trữ khủng' làm gì?

Giá vàng hôm nay 11/10/2024: Giá vàng thế giới tăng vững chắc, vàng trong nước trượt sâu; Nga gom kim loại quý lập 'kho dự trữ khủng' làm gì?

Giá vàng hôm nay 11/10/2024: Giá vàng thế giới tăng vững chắc, vàng trong nước trượt sâu; Nga gom vàng lập kho khủng làm gì?
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số khoảnh khắc nổi bật nhất về Trung Đông trong một năm qua, từ cuộc tấn công 7/10 của Hamas vào Israel.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Phiên bản di động