Tin thế giới 1/3: Ukraine tăng quân ở Bakhmut, Ngoại trưởng Nga-Ấn Độ hội đàm

Minh Vương
Chuyên gia Philippines quan ngại về hợp tác quân sự với Mỹ, Hàn-Trung nối lại đàm phán thương mại cấp cao…là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(01.03) Ukraine sẽ tăng cường lực lượng ở Bakhmut. (Nguồn: AP)
Ukraine sẽ tăng cường lực lượng ở Bakhmut. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Ukraine bổ sung lực lượng tại Bakhmut: Ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Anna Malyar cho hay: “Hiện nay tâm điểm của chiến sự là Bakhmut. Chúng tôi đã đưa ra một số quyết định, trong đó có điều chuyển thêm quân đến khu vực này”. Bà cho biết giao tranh ác liệt vẫn đang tiếp diễn tại đây.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn CNN (Mỹ), cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine, ông Alexander Rodnyansky cho hay lực lượng Ukraine có thể “rút lui chiến lược” khỏi thành phố Bakhmut nếu cần thiết. Bakhmut nằm trong phần lãnh thổ hiện do Kiev kiểm soát của Cộng hoà Nhân dân Donetsk tự xưng và là một trung tâm giao thông quan trọng để tiếp viện cho lực lượng Ukraine ở Donbass. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị Ngoại trưởng G20: Xung đột Nga-Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung sẽ 'chiếm sóng'?

Đông Nam Á

* Chuyên gia Philippines lo ngại về mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ: Ngày 1/3, theo Tân Hoa xã, việc mở rộng triển khai Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) năm 2014 tại Philippines đã khiến nhiều chuyên gia lo ngại.

Phát biểu trên tờ Daily Tribune (Philippines), ông Harry Roque, cựu phát ngôn viên Tổng thống Philippines cho rằng: “Chúng ta không được phép để lãnh thổ của mình trở thành bệ phóng cho cuộc tấn công chống lại quốc gia khác”. Giám đốc tổ chức Nghiên cứu Chiến lược Phil-BRICS Mario Ferdinand Pasion cũng nhận định việc mở rộng địa điểm EDCA có thể khiến nước này gặp nguy hiểm. (Tân Hoa xã)

* Thái Lan kéo dài tình trạng khẩn cấp tại 3 tỉnh miền Nam: Ngày 1/3, Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwon, sau cuộc họp của một ủy ban an ninh do ông chủ trì, đã phê chuẩn việc kéo dài tình trạng khẩn cấp tại 3 tỉnh biên giới miền Nam gồm Pattani, Yala và Narathiwat thêm 3 tháng, từ ngày 20/3-19/6.

Các thành viên nhất trí đưa huyện Mayo, tỉnh Pattani ra khỏi danh sách khu vực nguy hiểm sau khi thấy tình trạng bạo lực tại khu vực này giảm xuống đáng kể.

Như vậy, sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp sẽ được áp dụng tại 3 tỉnh biên giới miền Nam, ngoại trừ 4 huyện Sri Sakhon, Sungai Kolok, Waeng và Sukhirin ở Narathiwat; 4 huyện Yaring, Mayo, Mai Kaen và Mae Lan ở tỉnh Pattani; 2 huyện Betong và Kabang ở tỉnh Yala. Các huyện này sẽ được áp dụng Đạo luật An ninh nội bộ.

Ông Prawit đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh tiền phương và Lực lượng cảnh sát Khu vực 9 tìm kiếm các biện pháp pháp lý thông thường để thay thế sắc lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm tạo ra bầu không khí tích cực cho các cuộc đàm phán hòa bình vốn được nối lại vào năm ngoái. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Philippines cảnh giác cao độ với Trung Quốc tại Biển Đông

Nam Á

* Ngoại trưởng Anh nêu vấn đề đài BBC với người đồng cấp Ấn Độ: Ngày 1/3, ông James Cleverly cho biết đã nêu vấn đề kiểm tra thuế đối với đài BBC (Anh) trong cuộc gặp song phương cùng ngày với người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar tại New Delhi. Các nguồn tin của Bộ Ngoại giao Ấn Độ tiết lộ với tờ The Hindu rằng, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Jaishankar, ông Cleverly “đã được thông báo rõ rằng tất cả những thực thể hoạt động ở Ấn Độ đều phải tuân thủ đầy đủ các điều luật và quy định liên quan”.

Trong tháng Hai vừa qua, giới chức Cục Thuế thu nhập Ấn Độ đã khám xét các văn phòng của BBC ở New Delhi và Mumbai về cáo buộc công ty truyền thông này có liên quan bất thường trong hoạt động chuyển giá và thuế quốc tế. Đáng chú ý, các cuộc khám xét diễn ra vào thời điểm New Delhi phản ứng giận dữ với bộ phim tài liệu do BBC thực hiện về vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi khi ông giữ chức Thủ hiến bang Gujarat trong các cuộc bạo loạn năm 2002. (TTXVN)

* Ngoại trưởng Nga, Ấn Độ thảo luận về sử dụng đồng nội tệ: Ngày 1/3, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại New Delhi trước khi tham dự hội nghị ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).

Theo quan chức cấp cao của Nga, hai bên đã đánh giá tình hình an ninh hiện nay trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, cũng như thảo luận vấn đề sử dụng đồng nội tệ trong thương mại. Dự kiến, ông Lavrov cũng sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc, Bangladesh và Nam Phi trong ngày 1/3.

Trong khi đó, Đại sứ quán Nga tại New Delhi thông báo: “Chúng tôi sẽ kêu gọi các đối tác xây dựng trong G20 chuyển sang sử dụng đồng nội tệ, thống nhất các cơ chế thanh toán, đồng thời xây dựng các kế hoạch bảo hiểm và tuyến vận chuyển độc lập. Chúng tôi sẽ nêu chi tiết hành động của Nga nhằm đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế nước ngoài và hành lang logistics”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị G20 không ra được tuyên bố chung, Nga cáo buộc 'tập thể đối đầu' về tình hình Ukraine

Đông Bắc Á

* “Trung Quốc, Belarus cần bảo vệ lợi ích cốt lõi của nhau: Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 1/3 đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tại Bắc Kinh. Theo đó, ông Tập cho biết, Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Minsk để thúc đẩy quan hệ song phương phát triển lành mạnh và ổn định ở cấp cao. Nhà lãnh đạo này cũng cho rằng Trung Quốc và Belarus nên hỗ trợ nhau trong việc “bảo vệ lợi ích cốt lõi của mỗi nước, chống lại sự can thiệp của thế lực bên ngoài vào các vấn đề nội bộ và bảo vệ chủ quyền, cũng như an ninh chính trị của hai nước”.

Về phần mình, Tổng thống Belarus khẳng định, Minsk hoàn toàn ủng hộ sáng kiến an ninh toàn cầu của Bắc Kinh. (Tân Hoa xã)

* Hàn-Trung đám phán thương mại cấp cao sau gần 4 năm: Ngày 1/3, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết cùng ngày, Thứ trưởng Thương mại Hàn Quốc Jeong Dae Jin và ông Lý Phi, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc có cuộc thảo luận, qua đó nối lại đàm phán thương mại cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ tháng 6/2019.

Trong cuộc họp, ông Jeong đã đề nghị thúc đẩy hợp tác giữa hai nước để bình ổn nguồn cung nguyên liệu, phụ tùng và các mặt hàng khác, đồng thời giúp các công ty Hàn Quốc kinh doanh “trong môi trường có thể dự báo”. Quan chức này cũng kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò tích cực trong việc đẩy nhanh đàm phán về các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư theo Thỏa thuận thương mại tự do giữa hai bên.

Về phần mình, ông Lý Phi khẳng định, nước này sẽ tích cực nỗ lực để giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định của các công ty Hàn Quốc tại Trung Quốc và giải quyết những khó khăn của họ. Năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều Trung-Hàn đạt mức cao kỷ lục 310,4 tỷ USD, tăng 3% so với một năm trước đó. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Đồn đoán Mỹ sắp có động thái mới ở Hàn Quốc, Triều Tiên phát cảnh báo cứng rắn

Châu Âu

* Đức phản ứng việc Iran trục xuất hai nhà ngoại giao: Ngày 1/3, sau khi Iran tuyên bố trục xuất hai nhân viên ngoại giao Đức tại Đại sứ quán Đức ở Tehran, Bộ Ngoại giao Đức ngày 1/3 ra thông cáo phản đối quyết định của Iran. Theo tuyên bố, nước này đã lường trước động thái như vậy, song theo quan điểm của Berlin, quyết định này của Tehran là không chính đáng theo bất cứ khía cạnh nào. Việc trục xuất các nhà ngoại giao Đức không có sai phạm gì là tùy tiện và phi lý.

Trước đó cùng ngày, Iran đã tuyên bố không hoan nghênh hai nhà ngoại giao Đức ở nước này với lý do chính phủ Đức đã “can thiệp vào các vấn đề nội bộ và pháp lý” ở Iran. Một tuần trước, Bộ Ngoại giao Đức đã tuyên bố không hoan nghênh hai nhân viên Đại sứ quán Iran vì Tehran tuyên án tử hình Jamshid Sharmahd, công dân người Đức gốc Iran, với cáo buộc tấn công một đền thờ Hồi giáo ở Shiraz tháng 4/2008 khiến 14 người thiệt mạng. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Bị gây sức ép rút quân sớm khỏi một nước châu Phi vì... Nga, chính phủ Đức thẳng thừng từ chối

Châu Mỹ

* Phái đoàn Cuba lên kế hoạch tới Mỹ thảo luận về an ninh hàng hải: Một nguồn tin ngoại giao cho biết, phái đoàn chính phủ Cuba sẽ tới Mỹ tuần này để thăm một cơ sở cảng ở Bắc Carolina và thảo luận các vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ. Nguồn tin nhấn mạnh chuyến thăm nói trên “không thể hiện sự thay đổi” trong chính sách của Mỹ với Cuba và Washington đang kêu gọi Havana trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị để “cải thiện quan hệ ngoại giao”.

Theo kế hoạch, phái đoàn Cuba sẽ bao gồm các quan chức của Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông Vận tải. Hai bên sẽ thảo luận tại cuộc gặp Chương trình An ninh cảng của Mỹ, nhằm tìm cách “giảm thiểu rủi ro an ninh và thương mại” ở các vùng biển, bến cảng và tàu của Mỹ. Nguồn tin nhận định phối hợp song phương trong vấn đề trên không mới đã được duy trì trong nhiều thập kỷ. Lần gần nhất một phái đoàn Cuba đến Mỹ với mục đích tương tự là năm 2019. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Á: Đem 'quà' gặp mặt, nhắc xung đột Nga-Ukraine, khẳng định ủng hộ

Trung Đông-châu Phi

* Lãnh đạo IAEA lên kế hoạch thăm Iran: Theo hãng thông tấn bán chính thức Fars (Iran) ngày 1/3, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi sẽ thăm Iran ngày 3/3 tới. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tổ chức này đang thảo luận với Tehran về nguồn gốc mẫu urani được làm giàu tới độ tinh khiết tới 83,7%, gần với cấp độ vũ khí, tại cơ sở làm giàu Fordow. (Reuters)

* Tổng Thư ký Liên hợp quốc thăm Iraq: Ngày 1/3, ông Antonio Guterres đang có chuyến thăm Iraq để thể hiện “sự đoàn kết” sau khủng hoảng chính trị kéo dài. Trước đó, Bộ Ngoại giao Iraq thông báo Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) đã đến Iraq hôm 28/2 và đã gặp Ngoại trưởng chủ nhà Fuad Hussein, trước khi gặp Thủ tướng Mohammed Shia al-Sudani, Tổng thống Abdel Latif Rashid và Chủ tịch Quốc hội Mohammed al-Halbusi.

Đáng chú ý, chuyến thăm đầu tiên của Tổng Thư ký LHQ tới Iraq trong vòng 6 năm qua diễn ra trong bối cảnh nước này chuẩn bị kỷ niệm 20 năm ngày chính quyền cựu Tổng thống Saddam Hussein sụp đổ. Ông “sẽ thể hiện sự đoàn kết với người dân và các thể chế dân chủ của Iraq và một sự đoàn kết đồng nghĩa với việc LHQ hoàn toàn cam kết hỗ trợ củng cố các thể chế ở Iraq”. Nhà lãnh đạo này cũng “tin rằng, người Iraq có thể vượt qua những khó khăn và thách thức họ vẫn phải đối mặt thông qua đối thoại cởi mở và toàn diện”. (AFP)

* Lãnh đạo WHO thăm khu vực hứng chịu động đất ở Syria: Ngày 1/3, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã có chuyến thăm đầu tiên đến các khu vực ở miền Tây Bắc Syria bị tàn phá bởi trận động đất ngày 6/2, hiện do phiến quân kiểm soát. Vào Syria qua cửa khẩu Bab al-Hawa của nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ghebreyesus đã đến thăm một số bệnh viện cũng như tới nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa. (AFP)

Dấu hiệu quan hệ giữa thế giới Arab và Syria dần 'tan băng', Ai Cập ra lời kêu gọi

Dấu hiệu quan hệ giữa thế giới Arab và Syria dần 'tan băng', Ai Cập ra lời kêu gọi

Ngày 26/2, một phái đoàn nghị sỹ cấp cao của thế giới Arab đã tới thủ đô Damascus (Syria) và gặp Tổng thống nước chủ ...

Thụy Điển gia nhập NATO: Đã thấy tia sáng hy vọng, Tổng thư ký NATO kỳ vọng thời điểm kết nạp

Thụy Điển gia nhập NATO: Đã thấy tia sáng hy vọng, Tổng thư ký NATO kỳ vọng thời điểm kết nạp

Ngày 23/2, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, ông đã thấy tiến triển trong các ...

Trung Quốc muốn làm trung gian đàm phán Nga-Ukraine: Ẩn ý thực sự của Bắc Kinh là gì?

Trung Quốc muốn làm trung gian đàm phán Nga-Ukraine: Ẩn ý thực sự của Bắc Kinh là gì?

Dẫu chưa phải thời điểm 'chín muồi' để đưa ra những giải pháp đàm phán cho xung đột Nga-Ukraine, nhưng Trung Quốc vẫn quyết định ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Nga ra lệnh siết biên giới; Mỹ đánh giá xung đột, lo hệ quả từ viện trợ Kiev

Tình hình Ukraine: Tổng thống Nga ra lệnh siết biên giới; Mỹ đánh giá xung đột, lo hệ quả từ viện trợ Kiev

Ngày 28/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị cho Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) nước này kiểm soát đặc biệt biên giới ...

Trừng phạt Nga: Đòn tấn công từ phương Tây đánh trúng mục tiêu kép, 'vận may' của Moscow đã hết?

Trừng phạt Nga: Đòn tấn công từ phương Tây đánh trúng mục tiêu kép, 'vận may' của Moscow đã hết?

“Có những dấu hiệu cho thấy 'vận may' của Tổng thống Putin có thể bắt đầu cạn kiệt, khi các nước phương Tây áp đặt ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5 ở khu vực miền Nam tăng 1.000-3.000 đồng/kg ở nhiều nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

Nhiều cựu chiến binh ngoài 90 tuổi từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 để tưởng nhớ đồng đội ...
PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số
Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố ...
Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Kết thúc vòng 34, Real Madrid vô địch La Liga với 87 điểm, hơn Girona 13 điểm và Barcelona 14 điểm, khi giải chỉ còn 4 vòng đấu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động