Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 14/1: Nga-EU lại ‘đấu khẩu’ về Ukraine, Hàn Quốc thận trọng trước tên lửa Triều Tiên, Indonesia gỡ lệnh cấm nhập cảnh

Nga-EU lại đấu khẩu về Ukraine, Hàn Quốc và Nhật Bản lên tiếng về tên lửa Triều Tiên, Indonesia gỡ lệnh cấm nhập cảnh…là tin thế giới nổi bật 24 giờ qua.
Các vụ thử tên lửa: Mỹ nói Triều Tiên sẽ phải gánh hậu quả, Bình Nhưỡng thách thức. (Nguồn: KCNA)
Hàn Quốc và Nhật Bản duy trì thái độ thận trọng trước các hoạt động mới đây của Triều Tiên - Ảnh minh họa. (Nguồn: KCNA)

Nga-EU

Nga chỉ trích phương Tây lợi dụng tình hình Ukraine

Ngày 14/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng, Moscow có cơ sở để tin rằng Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể lợi dụng tình hình căng thẳng xung quanh Ukraine làm cái cớ để bắt đầu củng cố lực lượng gần lãnh thổ Nga trong vòng vài tháng tới.

Ngoại trưởng Lavrov cho biết, Nga muốn giải quyết bất đồng liên quan vấn đề an ninh tại châu Âu bằng sự tôn trọng lẫn nhau và cân bằng lợi ích. Theo Ngoại trưởng Lavrov, Moscow có nhiều lựa chọn khác nhau để đáp trả nếu phương Tây bác bỏ các đề xuất đảm bảo an ninh của Nga.

Cũng theo Ngoại trưởng Lavrov, có quá nhiều âm mưu từ bên ngoài gây bất ổn tình hình tại khu vực Trung Á. Trả lời họp báo, ông Lavrov nêu rõ: “Có rất nhiều âm mưu từ bên ngoài nhằm phá hoại tình hình cả ở Trung Á và ở các quốc gia thành viên khác thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Những âm mưu này trở nên ngoan cố và nguy hiểm hơn sau khi người Mỹ cùng với phần còn lại của NATO tháo chạy khỏi Afghanistan, khiến đất nước này rơi vào tình trạng như hiện nay khi vẫn đang trong quá trình khôi phục”.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Sergey Lavrov nhận định hàng trăm quân nhân Mỹ và Anh đang đồn trú tại Ukraine, cộng với việc phương Tây cung cấp vũ khí cho phía Ukraine tạo thêm sự cám dỗ để Kiev chuyển sang áp dụng các biện pháp quân sự nhằm giải quyết xung đột tại Donbass: “Chúng tôi nhận thức rõ rằng mọi thứ mà phương Tây đang thực hiện liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho Chính phủ (Ukraine) sẽ tạo thêm sự cám dỗ khiến quốc gia Đông Âu này chuyển sang các biện pháp mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề ở miền Đông Ukraine. Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với chúng tôi vì những lý do rõ ràng”.

Ngoại trưởng Lavrov cho hay, Nga không đình chỉ quan hệ với NATO, mà đối thoại giữa hai bên tùy thuộc vào việc liệu Đại diện cấp cao về Chính sách Đối ngoại và An ninh của EU, ông Josep Borrell, có được phép nối lại hay không. Ngoại trưởng Lavrov nhắc lại cuộc hội đàm với ông Borrell vào cuối năm ngoái bên lề một hội nghị của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển), và khẳng định hai bên không hề né tránh nhau. (Sputnik)

EU lên án vụ tấn công mạng nhằm vào Ukraine

Ngày 14/1, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã lên án vụ tấn công mạng nhằm vào Ukraine và tuyên bố ủy ban chính trị và an ninh cùng các đơn vị mạng của EU sẽ nhóm họp để quyết định cách thức ứng phó và hỗ trợ Kiev.

Phát biểu với báo giới tại cuộc họp Ngoại trưởng EU tại thành phố Brest, miền Tây nước Pháp, ông Borrell nói: “Chúng tôi sẽ huy động mọi nguồn lực của mình để hỗ trợ Ukraine giải quyết vụ tấn công mạng đó. Đáng buồn là chúng tôi đã biết điều đó có thể xảy ra. Thật khó để xác định thủ phạm. Tôi không thể quy trách nhiệm cho bất kỳ ai vì tôi không có bằng chứng, tuy nhiên tôi có thể hình dung được”

Một vụ tấn công mạng quy mô lớn cảnh báo người Ukraine “hãy sợ hãi và chờ đợi điều tồi tệ nhất” nhằm vào các trang web chính phủ nước này tối 13/1, khiến một số trang web không thể truy cập được vào sáng 14/1 và buộc Kiev phải mở một cuộc điều tra.

Vụ tấn công, nhằm vào Bộ Ngoại giao, các bộ trưởng nội các và hội đồng an ninh-quốc phòng cùng nhiều mục tiêu khác, diễn ra trong bối cảnh Kiev và các đồng minh gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ Nga tấn công quân sự Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine nói rằng còn quá sớm để khẳng định thủ phạm của vụ tấn công, song lưu ý rằng Nga từng đứng sau các vụ tấn công tương tự trong quá khứ. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Châu Âu đối mặt nguy cơ chiến tranh cao nhất trong 30 năm?

Đàm phán hạt nhân Iran

Nga khẳng định có tiến triển thực sự trong đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran

Ngày 14/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố vấn đề khôi phục Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) có tiến triển thực sự.

Phát biểu tại họp báo, ông Lavrov nói: “Có tiến triển thực sự, có mong muốn thực sự, trước hết là giữa Iran và Mỹ, để hiểu những mối quan tâm cụ thể, để hiểu cách thức những quân tâm đó có thể được tính tới trong một gói chung. Nó chỉ có thể là một giải pháp cả gói, cũng như bản thân thỏa thuận hạt nhân đã là một giải pháp cả gói”

Ngoại trưởng Lavrov cho biết thêm chuyến thăm Nga sắp tới của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi sẽ rất quan trọng.

Ông bày tỏ: “Chuyến thăm đó rất quan trọng. Đã đến lúc khôi phục liên lạc ở cấp cao nhất... Ý nghĩa của chuyến thăm, trước hết là cần kiểm tra toàn bộ chương trình nghị sự của chúng ta có tính đến những thay đổi trong ban lãnh đạo Iran.” (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Iran tuyên bố phóng thành công tên lửa, tập trận bộ binh quy mô lớn

Bán đảo Triều Tiên

“Vật thể” của Triều Tiên rơi ngoài EEZ của Nhật Bản, Hàn Quốc “lấy làm tiếc”

Ngày 14/1, một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết vật thể Triều Tiên phóng đi chiều cùng ngày, dường như là tên lửa đạn đạo, có thể đã rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.

Phát biểu tại họp báo ở Tokyo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno tuyên bố, vụ phóng mới nhất của Bình Nhưỡng đặt ra “vấn đề nghiêm trọng” cho cộng đồng quốc tế. Người phát ngôn của Chính phủ Nhật Bản cũng cho biết chưa có thông tin chi tiết về thiệt hại do vụ phóng này gây ra.

Trước đó, vào lúc 3 giờ chiều 14/1 (giờ địa phương), Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo Triều Tiên đã phóng đi một vật thể bay, có thể là tên lửa đạn đạo, về hướng Đông. Đây là vụ phóng thứ 3 của Triều Tiên kể từ đầu năm nay. Ngay lập tức, Thủ tướng Kishida Fumio đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng Nhật Bản nhanh chóng điều tra vụ việc.

Về phần mình, ngày 14/1, Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc “vô cùng lấy làm tiếc” sau khi Triều Tiên phóng thử hai vật thể được cho là tên lửa đạn đạo về phía Đông, động thái phô trương sức mạnh lần thứ ba trong tháng này.

NSC đã họp khẩn ngay sau khi quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên bắn hai tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản. Trong một thông báo, Phủ Tổng thống Hàn Quốc nêu rõ: “Các thành viên thường trực của NSC một lần nữa bày tỏ lấy làm tiếc về việc Triều Tiên liên tục phóng thử tên lửa”.

Theo thông báo, các thành viên NSC lưu ý rằng các vụ thử vũ khí của Triều Tiên không giúp ích gì cho việc ổn định tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng quay lại đối thoại.

Một quan chức cấp cao thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho hay, nước này và Mỹ đang hợp tác để phân tích các thông tin tình báo khác nhau về vụ thử vũ khí của Triều Tiên. (Kyodo/Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Sau tuyên bố thách thức, Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa cảnh cáo Mỹ

Indonesia

Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh từ 14 quốc gia

Chính phủ Indonesia đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân từ 14 quốc gia có nhiều ca nhiễm biến thể Omicron, viện dẫn các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt tại Indonesia và tầm quan trọng của việc cho phép các hoạt động di chuyển xuyên quốc gia nhằm phục hồi kinh tế.

Trong một tuyên bố ngày 14/1, người phát ngôn Lực lượng Đặc nhiệm chống Covid-19 thuộc Chính phủ Indonesia Wiku Adisasmito cho biết, quyết định trên được đưa ra do biến thể Omicron đã lây lan rộng ra 150/195 quốc gia trên toàn thế giới.

Ông Wiku cho hay nếu duy trì lệnh cấm nhập cảnh, nó sẽ gây khó khăn cho các hoạt động di chuyển xuyên quốc gia vốn rất cần thiết để duy trì sự ổn định của đất nước và phục hồi kinh tế quốc gia. Theo ông Wiku, chính sách mở cửa cho du lịch quốc tế đã được đưa ra dựa vào kết quả cuộc họp ngày 10/1 và đã được ban hành trong thông tư của Lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19.

Ông Wiku thông báo rằng, với việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh nói trên, Chính phủ Indonesia sẽ áp dụng quy định cách ly 7 ngày đối với tất cả những người nhập cảnh kể từ ngày 12/1. Theo ông Wiku, quy định cách ly nhập cảnh này được đưa ra dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học tại nhiều quốc gia, theo đó thời gian ủ bệnh trung bình của các ca nhiễm Omicron là 3 ngày.

Điều tra dịch tễ học tại Nhật Bản cũng cho thấy tải lượng virus ở các bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron đạt mức cao nhất vào ngày thứ ba đến ngày thứ sáu sau khi xuất hiện các triệu chứng.

Trong khi đó, các chuyên gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ cũng khẳng định rằng virus có thể lây lan vào ngày thứ nhất và thứ hai, trước khi các triệu chứng xuất hiện vào ngày thứ ba. (Jakarta Post)

Mỹ cảnh báo 'trống chiến tranh đang vang', Nga nỗ lực 'trao cho ngoại giao cơ hội'

Mỹ cảnh báo 'trống chiến tranh đang vang', Nga nỗ lực 'trao cho ngoại giao cơ hội'

Ngày 13/1, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhấn mạnh, nước này không tin rằng Nga đã quyết định tấn công Ukraine, ...

Những vụ phóng tên lửa gây xôn xao dư luận của Triều Tiên

Những vụ phóng tên lửa gây xôn xao dư luận của Triều Tiên

Trong hơn 6 năm qua, hàng chục vụ phóng tên lửa thử nghiệm của Triều Tiên đã khiến giới truyền thông xôn xao, các nước ...

Tin cũ hơn

Hơn 3 tháng trước nhậm chức, ông Donald Trump bổ nhiệm nhân sự đầu tiên trong chính quyền mới Hơn 3 tháng trước nhậm chức, ông Donald Trump bổ nhiệm nhân sự đầu tiên trong chính quyền mới
Hé lộ phản ứng độc đáo bất ngờ của Trung Quốc khi bị yêu cầu giảm kho vũ khí hạt nhân Hé lộ phản ứng độc đáo bất ngờ của Trung Quốc khi bị yêu cầu giảm kho vũ khí hạt nhân
Tổng thống Nga khen ông Trump dũng cảm, úp mở về hành động quân sự với Triều Tiên, tuyên bố Trung Quốc là đồng minh Tổng thống Nga khen ông Trump dũng cảm, úp mở về hành động quân sự với Triều Tiên, tuyên bố Trung Quốc là đồng minh
Điểm tin thế giới sáng 8/11: Trung Quốc thúc đẩy nền kinh tế băng tuyết, Đức có tân Bộ trưởng Tài chính, Canada dự kiến cấm Tiktok Điểm tin thế giới sáng 8/11: Trung Quốc thúc đẩy nền kinh tế băng tuyết, Đức có tân Bộ trưởng Tài chính, Canada dự kiến cấm Tiktok
Tin thế giới 7/11: Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ Tin thế giới 7/11: Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ
Ông Donald Trump đang tính cách kết thúc xung đột Ukraine: Kiev hết hy vọng vào NATO, châu Âu nên lo Ông Donald Trump đang tính cách kết thúc xung đột Ukraine: Kiev hết hy vọng vào NATO, châu Âu nên lo
Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên
Cộng đồng người Mỹ gốc Ấn hân hoan trước chiến thắng của ông Trump Cộng đồng người Mỹ gốc Ấn hân hoan trước chiến thắng của ông Trump
Giới lãnh đạo châu Âu gấp rút họp bàn về tương lai hậu bầu cử Mỹ 2024 Giới lãnh đạo châu Âu gấp rút họp bàn về tương lai hậu bầu cử Mỹ 2024
'Nín thở' chờ Tổng thống đắc cử Donald Trump định hình quan hệ với Trung Quốc 'Nín thở' chờ Tổng thống đắc cử Donald Trump định hình quan hệ với Trung Quốc
Liệu hiệp ước an ninh AUKUS có thể tồn tại dưới thời ông Donald Trump? Liệu hiệp ước an ninh AUKUS có thể tồn tại dưới thời ông Donald Trump?
Ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ: Đồng minh của Nga chúc mừng, Tổng thống Ukraine gấp rút gọi điện, Pháp tranh thủ gửi thông điệp Ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ: Đồng minh của Nga chúc mừng, Tổng thống Ukraine gấp rút gọi điện, Pháp tranh thủ gửi thông điệp