Ngoại giao Nhật Bản năm 2022: Ngổn ngang những 'bài toán khó'

Vy An
Sau 2 tháng ổn định chính trường, chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bước vào năm 2022 với ngổn ngang những bài toán khó trong lĩnh vực ngoại giao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chính sách ngoại giao “sóng gió” của Nhật Bản trong năm 2022
Chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bước vào năm 2022 với nhiều thách thức về ngoại giao. (Nguồn: East Asia Forum)

"Kiềm chế" có chừng mực Trung Quốc

Trọng tâm chính của ngoại giao Nhật Bản trong năm 2022 là xử lý quan hệ với Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm tròn 50 năm bình thường hóa quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc.

Mặc dù Thủ tướng Kishida chủ trương xây dựng mối quan hệ ổn định với Trung Quốc, nhưng dường như Bắc Kinh chưa cho thấy hồi đáp tích cực, đồng thời vẫn không ngừng gia tăng các hoạt động quân sự tại khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Điều này khiến cho Nhật Bản không thể không thúc đẩy hợp tác về an ninh với các đồng minh và đối tác quan trọng như Mỹ, Australia với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, trong khi cố gắng tránh đẩy quan hệ Tokyo-Bắc Kinh diễn biến xấu hơn. Đây thực sự là quyết định khó khăn đối với chính quyền Thủ tướng Kishida.

Trong năm 2021, Trung Quốc và Nga còn tổ chức diễn tập chung ở Biển Nhật Bản trong khi vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) lại có những động thái gia tăng nguy cơ bất ổn.

Rõ ràng, chính quyền của Thủ tướng Kishida không thể phớt lờ “lập trường cứng rắn” nhằm vào Trung Quốc, đặc biệt là đến từ phe bảo thủ trong nội bộ Đảng Dân chủ Tự do (LDP).

Trong một cuộc họp báo cuối năm vừa qua, Thủ tướng Kishida đã nhấn mạnh chủ trương trong xử lý quan hệ với Trung Quốc khi phát biểu “những gì tôi nói sẽ dựa trên các giá trị phổ quát như dân chủ, nhân quyền và pháp quyền”.

Ngoài ra, trong năm 2021, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục phải hoãn lại do dịch bệnh Covid-19, trong khi cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Có quan điểm cho rằng, năm 2022, với sự kiện kỷ niệm 50 năm bình thường hóa quan hệ song phương, Trung Quốc sẽ có nhiều động thái nhằm tạo cú huých mới trong quan hệ với Nhật Bản. Đây là dịp hiếm hoi để nhìn thấy các dấu hiệu tích cực trong quan hệ hai nước.

Song, một quan chức chính phủ Nhật Bản tiết lộ, hiện nước này vẫn chưa quyết định có tổ chức lễ kỷ niệm hay không.

Nâng tầm quan hệ với Mỹ, Australia

Trong quan hệ với đồng minh số một của mình là Mỹ, Thủ tướng Kishida bày tỏ mong muốn sớm thăm chính thức Washington và hội đàm song phương với Tổng thống Joe Biden.

Tuy nhiên, chuyến thăm này là khó thực hiện khi chính quyền của Tổng thống Biden dường như đang đầu tư nhiều hơn vào đối nội, bầu cử giữa nhiệm kỳ vào mùa Thu tới và sự lây lan nghiêm trọng của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19.

Hội nghị quan chức ngoại giao-quốc phòng (Đối thoại 2+2) Nhật Bản-Mỹ dự kiến diễn ra vào đầu tháng 1/2022 cũng nhiều khả năng phải điều chỉnh từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến.

Thủ tướng Kishida cũng có một lựa chọn khác cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình là Australia trong bối cảnh quan hệ Nhật Bản-Australia đang dần tiến tới quan hệ “bán đồng minh”.

Tin liên quan
Nhật Bản gia nhập danh sách các nước ‘tẩy chay ngoại giao’ Thế vận hội Bắc Kinh Nhật Bản gia nhập danh sách các nước ‘tẩy chay ngoại giao’ Thế vận hội Bắc Kinh

Việc chính thức ký kết “Hiệp định tiếp cận tương hỗ”, một cơ sở quan trọng để lực lượng quân sự hai nước có thể hoạt động trên lãnh thổ của nhau, sau khi đạt được sự thống nhất vào tháng 11/2021, có thể sẽ là điểm nhấn quan trọng cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nhật Bản-Australia.

Australia cũng là nước nằm trong Nhóm Bộ tứ cùng với Mỹ, Ấn Độ. Nhóm này dự kiến sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh giữa 4 nhà lãnh đạo tại Nhật Bản trong thời gian tới.

Tương lai với Hàn Quốc sẽ xấu hơn?

Trong khi đó, xử lý quan hệ với nước láng giềng Hàn Quốc cũng là một trong những tiêu điểm trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản năm 2022.

Quan hệ Tokyo-Seoul đang được nhìn nhận là ở mức thấp nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao cho đến nay.

Dưới thời chính quyền Tổng thống Moon Jae-in, hai nước vẫn thể hiện lập trường đối lập liên quan đến nhiều vấn đề tranh cãi trong lịch sử. Do đó, chính phủ Nhật Bản đang theo dõi sát diễn biến chính trường Hàn Quốc với cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm sau.

Mặc dù vậy, vẫn có ý kiến cho rằng, quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc có thể còn tồi tệ hơn nếu phe cải cách giành chiến thắng và cũng không hề đơn giản nếu phe bảo thủ giành chiến thắng.

Còn đối với Triều Tiên, chính phủ Nhật Bản ngày càng thận trọng với những bước tiến mới về công nghệ tên lửa và hạt nhân của nước này.

Vấn đề xử lý công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc tiếp tục trở nên cấp bách khi thân nhân của những người bị bắt cóc ngày càng già yếu. Thủ tướng Kishida tiếp tục kêu gọi đối thoại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mà không cần điều kiện tiên quyết nào.

Về quan hệ với Nga, Nhật Bản còn cần nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để tạo bước đột phá trong giải quyết tranh chấp Vùng lãnh thổ phương Bắc (phía Nga gọi là khu vực Nam Kuril), hướng tới một hiệp ước hòa bình thực sự.

Tình hình càng thêm khó khăn khi Moscow tuyên bố thành lập Khu miễn thuế đặc biệt tại khu vực này và mời Hàn Quốc tham gia.

Như vậy, chính quyền của Thủ tướng Kishida bắt buộc phải có sự điều chỉnh mới với hy vọng đạt được nhận thức chung với Nga trong các cuộc đàm phán vào năm 2022.

Nhật Bản: Cụ bà cao tuổi nhất thế giới tổ chức sinh nhật lần thứ 119

Nhật Bản: Cụ bà cao tuổi nhất thế giới tổ chức sinh nhật lần thứ 119

Cụ bà Kane Tanaka được ghi nhận là người cao tuổi nhất thế giới sinh năm 1903. Cụ đã tổ chức sinh nhật tuổi 119 ...

Hai thông điệp mới của Nhật Bản năm 2022

Hai thông điệp mới của Nhật Bản năm 2022

Nhật Hoàng Naruhito kêu gọi người dân “sẻ chia” và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhấn mạnh sẽ thúc đẩy tiêm chủng, phục hồi ...

(theo Jiji Press)

Đọc thêm

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động