Tin thế giới 14/4: Nga mở điều tra về Ukraine, phóng tên lửa ở biển Nhật Bản; quan chức Mỹ-Hàn bàn chuyện trên tàu sân bay

Minh Vương
Nga mở điều tra về Ukraine, phóng tên lửa ở biển Nhật Bản; quan chức Mỹ-Hàn bàn chuyện trên tàu sân bay, Đức triệt phá âm mưu gây bạo động…là tin thế giới nổi bật ngày 14/4.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(04.14) Tên lửa hành trình Kalibr bắn từ tàu ngầm trong video do Bộ Quốc phòng Nga công bố. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)
Tên lửa hành trình Kalibr bắn từ tàu ngầm Nga trên biển Nhật Bản. (Nguồn: Facebook Bộ Quốc phòng Nga)

Báo Thế giới & Việt Nam xin điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Moscow mở cuộc điều tra cáo buộc Ukraine tra tấn binh sĩ Nga: Ngày 14/4, Ủy ban Điều tra Nga thông báo đang mở các vụ án hình sự liên quan tới cáo buộc quân nhân Ukraine tra tấn binh sĩ Nga, trong bối cảnh Moscow tiếp tục ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ ở quốc gia láng giềng Đông Âu.

Chuyên điều tra các tội ác nghiêm trọng, Ủy ban trên cho hay một số binh sĩ Nga đã bị cơ quan an ninh Ukraine bắt giữ ở Zaporizhzhia và Mykolaiv. Thông cáo của Ủy ban Điều tra Nga nêu rõ: “Những người Nga đã bị bạo hành và tra tấn để buộc họ đưa ra những lời giải thích sai sự thật về điều kiện giam giữ trái phép họ trong khuôn viên của Cơ quan An ninh Ukraine, cũng như về chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga”.

Người đứng đầu ủy ban trên, ông Alexander Bastrykin cũng chỉ thị mở cuộc điều tra về cáo buộc bắn phá dân thường của lực lượng Ukraine từ Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng, khi họ sơ tán qua khu vực lân cận Kharkov.

Trong khi đó, Ukraine tuyên bố đang kiểm tra toàn bộ thông tin liên quan tới việc đối đãi với tù nhân chiến tranh, sẽ điều tra mọi vi phạm và có hành động pháp lý phù hợp. (Reuters)

* Nga phóng tên lửa hành trình ở Biển Nhật Bản: Bộ Quốc phòng Nga ngày 14/4 thông báo tàu ngầm nước này ở Biển Nhật Bản đã phóng tên lửa hành trình trong khuôn khổ các hoạt động tập trận, vào thời điểm nảy sinh căng thẳng với Tokyo liên quan tới sự ủng hộ của Nhật Bản dành cho Ukraine.

Cụ thể, hai tàu ngầm ngoài khơi vùng viễn Đông Nga, là Petropavlovsk-Kamchatsky và the Volkov, đã phóng các tên lửa hành trình Kalibr từ dưới nước nhắm vào một mục tiêu. Đoạn video được đăng tải cho thấy các tên lửa bay lên khỏi mặt biển khi các thành viên thủy thủ đoàn của tàu ngầm giả định sắp bị tên lửa tấn công.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Nhật Bản đã tham gia vào các biện pháp trừng phạt cứng rắn của phương Tây.

Hôm 8/4, Tokyo đã công bố gói trừng phạt mới, bao gồm một lệnh cấm than đá của Moscow, và trục xuất 8 nhà ngoại giao Nga liên quan tới cái gọi là “các tội ác chiến tranh” ở Ukraine.

Cùng lúc đó, Nhật Bản tiếp nhận hàng trăm người Ukraine chạy trốn khỏi xung đột, đồng thời, viện trợ cho quốc gia này nhiều khí tài, trang thiết bị quốc phòng không gây sát thương. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ 'ngã ngửa' với kho tên lửa đạn đạo của Nga, sự lạc quan tan biến

* Nhật Bản đồng bảo trợ nghị quyết về quyền phủ quyết trong HĐBA LHQ: Chính quyền Nhật Bản ngày 14/4 cho biết nước này đã quyết định đồng bảo trợ một nghị quyết do Liechtenstein đề xuất nhằm buộc các nước có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thực hiện trách nhiệm giải trình sau khi Nga thực thi quyền này để chặn nghị quyết của một nhóm các nước phương Tây lên án hoạt động quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine.

Nghị quyết trên nhận được sự ủng hộ từ hàng chục quốc gia, trong đó có Mỹ, đồng minh của Nhật Bản và là thành viên thường trực của HĐBA LHQ. Các thành viên thường trực khác gồm Anh, Trung Quốc và Pháp.

Trả lời họp báo thường kỳ, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno nêu rõ: "Chính phủ (Nhật Bản) tin rằng các thành viên thường trực nên tự kiềm chế tối đa trong việc thực hiện quyền phủ quyết và từ quan điểm này, đất nước chúng tôi đã quyết định đồng bảo trợ cho nghị quyết, theo chỉ thị của Thủ tướng Kishida (Fumio). Với sự quan tâm của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các động thái hướng tới mục tiêu thông qua nghị quyết”.

Trước đó một ngày, đăng trên tài khoản Twitter, Phái đoàn thường trực của Liechtenstein tại LHQ cho biết các nước đồng bảo trợ sẽ chính thức trình bày dự thảo nghị quyết cho các quốc gia thành viên vào tuần tới. (Kyodo)

* Hàn Quốc “đặc biệt lo ngại” cáo buộc Nga thảm sát dân thường ở Ukraine: Ngày 14/4, Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc (NSC) bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" đối với cáo buộc Nga thảm sát dân thường ở Ukraine.

Tuyên bố nêu rõ, sau khi tiến hành phiên họp thường kỳ, NSC “bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các trường hợp thảm sát thường dân do Chính phủ Ukraine công bố và kêu gọi ngừng hành động thảm sát thường dân”. Theo tuyên bố, Hàn Quốc sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động viện trợ nhân đạo cho Ukraine trong khuôn khổ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế.

Trước đó, phương Tây đã cáo buộc Nga sát hại dân thường ở Bucha, một thành phố ở ngoại ô thủ đô Kiev của Ukraine. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ cáo buộc và xem đây là giả mạo. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Phương Tây 'ra tay' với Nga, Mỹ nêu lý do

* Trung Quốc phản đối việc xuyên tạc và bôi nhọ lập trường về Ukraine: Ngày 14/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng nước này ủng hộ đối thoại và tham vấn về vấn đề Ukraine, đồng thời phản đối các tiêu chuẩn kép trong các vấn đề quốc tế và không chấp nhận những hành vi gây áp lực, đe dọa, bóp méo lập trường và những cáo buộc vô căn cứ.

Trả lời họp báo, ông Triệu nêu rõ: “Trung Quốc luôn tôn trọng lập trường khách quan và công bằng trong vấn đề Ukraine, chúng tôi ủng hộ đối thoại và đàm phán, tích cực cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine và các nước khác bị ảnh hưởng bởi tình hình hiện nay, đồng thời thực hiện những nỗ lực đáng kể nhằm xoa dịu tình hình, giải quyết khủng hoảng và khôi phục hòa bình”.

Ông Triệu cho rằng, Trung Quốc luôn kiên định tuân theo lập trường rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước phải được tôn trọng và bảo vệ, không nên có các tiêu chuẩn kép trong quan hệ quốc tế, đồng thời nhấn mạnh cần phải đảm bảo bình đẳng chủ quyền và an ninh của Ukraine cũng như tính đến các mối quan tâm chính đáng của Nga về an ninh.

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: "Chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi sự xuyên tạc và bôi nhọ lập trường của phía Trung Quốc. Bắc Kinh luôn đóng vai trò xây dựng trong vấn đề Ukraine, chúng tôi ủng hộ công lý và nỗ lực vì hòa bình”. Ông cũng nói thêm rằng Trung Quốc phản đối những cáo buộc và nghi ngờ vô căn cứ đối với nước này, đồng thời không chấp nhận bất kỳ áp lực và đe dọa nào. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Vì sao tình hình Covid-19 ở Thượng Hải khiến kinh tế thế giới chao đảo?

Mỹ-Hàn

* Quan chức Hàn-Mỹ bàn chuyện trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln: Các nguồn tin cho biết ngày 14/4, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, Tướng Won In-choul và Tư lệnh liên quân Hàn-Mỹ, Tướng Paul LaCamera đã lên tàu sân bay của Mỹ USS Abraham Lincoln đang ở Biển Nhật Bản.

Đây là một động thái hiếm hoi nhằm nêu bật sự đoàn kết của liên minh trong bối cảnh quan ngại về nguy cơ Triều Tiên có thêm những hành động khiêu khích.

Tàu sân bay USS Abraham Lincoln, nơi diễn ra cuộc gặp của hai quan chức quân sự hàng đầu Hàn Quốc và Mỹ, đã tiến vào Biển Nhật Bản tuần qua.

Cuộc gặp mang tính biểu tượng này diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên được phương Tây cho là có thể triển khai một số động thái mới nhân dịp kỷ niệm các sự kiện chính trị then chốt ở Triều Tiên, trong đó có kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành vào ngày 15/4/2022. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Đề cử Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc phản đối lệnh cấm rải truyền đơn Triều Tiên

Đức

* Đức triệt phá tổ chức âm mưu gây bạo động, phá hủy cơ sở hạ tầng: Ngày 14/4, Cảnh sát Đức đã bắt giữ 4 công dân nước này bị tình nghi âm mưu bắt cóc Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cũng như đặt chất nổ phá hủy hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm gây ra các sự cố trên cả nước.

Kênh truyền hình ARD và báo Spiegel dẫn lời một phát ngôn viên Cơ quan Tổng công tố ở Koblenz cho biết hai nghi phạm chính được cho đã thống nhất với những đối tượng khác thực hiện tấn công nhằm vào Bộ trưởng Lauterbach cũng như âm mưu phá hủy các nhà máy điện nhằm gây sự cố mất điện kéo dài trên cả nước Đức.

Những đối tượng này tham gia tổ chức “Người yêu nước thống nhất”, có âm mưu tạo nên các tình huống giống như một cuộc nội chiến với mục đích cuối cùng là lật đổ nền dân chủ ở Đức. Các đối tượng ở độ tuổi từ 40-55 tuổi này cũng được cho có liên quan tới các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp phòng chống COVID-19 cũng như “Phong trào công dân đế chế” bị cấm hoạt động.

Lực lượng đặc nhiệm đã đột kích và lục soát tại 20 địa điểm thuộc các bang Rheinland-Pfalz, Baden-Württemberg, Brandenburg, Bayern, Niedersachsen, Nordrhein-Westfalen, Sachsen, Schleswig-Holstein và Thüringen; thu giữ nhiều vũ khí trong đó có 7 súng ngắn, 14 súng dài và một khẩu súng trường cùng vô số đạn dược. Lực lượng chức năng cũng thu giữ khoảng 19.000 euro tiền mặt và ngoại tệ, nhiều vàng thỏi và đồng bạc.

Ngoài ra, nhiều tài liệu về kế hoạch lật đổ cũng như các giấy chứng nhận tiêm chủng và xét nghiệm giả. Cơ quan công tố cũng cho biết nhóm này đã lên kế hoạch bắt cóc nhiều nhân vật nổi tiềng khác, song không cho biết chi tiết.

Ngoài 4 nghi phạm đã bị bắt giữ, lực lượng an ninh đang truy lùng đối tượng thứ 5. Các đối tượng đều bị cáo buộc âm mưu tiến hành bạo động nghiêm trọng gây nguy hiểm cho nhà nước Đức, vi phạm Đạo luật Kiểm soát vũ khí và vũ khí chiến tranh. (Spiegel)

Xung đột Nga-Ukraine đánh thẳng vào 'nồi cơm' của mọi nhà!

Xung đột Nga-Ukraine đánh thẳng vào 'nồi cơm' của mọi nhà!

Ngoài một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tạo ra một cú sốc đối với nền kinh tế toàn ...

Thủ tướng Đức nói gì việc Ukraine từ chối chuyến thăm Tổng thống Frank-Walter Steinmeier?

Thủ tướng Đức nói gì việc Ukraine từ chối chuyến thăm Tổng thống Frank-Walter Steinmeier?

Ngày 13/4, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lên tiếng về việc Kiev khước từ chuyến thăm của Tổng thống nước này Frank-Walter Steinmeier.

Xem nhiều

Đọc thêm

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết, để xuất hiện tự tin trước ống kính ở Miss Universe 2024, mỗi ngày cô thường dậy từ 4h sáng.
Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024 sắp có kết quả, tính toán của tỷ phú Elon Musk đối với cựu Tổng thống Trump liệu có kết quả? Nếu Phó Tổng thống Harris ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam.
Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS) được thành lập năm 1996.
Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Khu kinh tế (KKT) Vân Phong được đánh giá là 'địa chỉ đỏ' về thu hút đầu tư tại duyên hải Nam Trung Bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động