Tin thế giới 14/4: Ukraine lo Nga sắp tung loạt tên lửa bí ẩn, phương Tây 'chơi' vũ khí mới chống Moscow? Tổng thống Pháp khiến châu Âu 'dậy sóng'

Hoàng Hà
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Moscow chuẩn bị cử đoàn đến Mỹ Latinh, châu Âu phản ứng với bình luận của Tổng thống Pháp về quan hệ Mỹ-EU, tình hình Syria... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 14/4: Ukraine lo Nga sắp tung loạt tên lửa bí ẩn, phương Tây 'chơi' vũ khí mới chống Moscow? Tổng thống Pháp khiến châu Âu 'dậy sóng'
Tổng thống Pháp Macron và người đồng cấp Mỹ Joe Biden khoác vai đi cùng nhau sau khi kết thúc ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) hồi tháng 6/2022 ở Bayern, Đức. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Quân đội Ukraine rút khỏi một số khu vực ở Bakhmut: Ngày 14/4, Anh công bố thông tin tình báo cập nhật cho biết, quân đội Ukraine đã buộc phải rút khỏi một số khu vực ở thành phố chiến lược Bakhmut khi Nga tiến hành cuộc tấn công mới dữ dội trong 2 ngày qua bằng hỏa lực pháo binh.

Bakhmut là một đầu mối giao thông quan trọng để tiếp viện cho nhóm quân Ukraine ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine. Giao tranh khốc liệt giành giật thành phố này đã diễn ra trong hơn 6 tháng qua. (Reuters)

* Ukraine lo ngại Nga tung hàng loạt tên lửa bí ẩn vào xung đột: Ngày 13/4, Phó Cục trưởng Cục tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine Oleksii Hromov cho hay, Nga đang lên kế hoạch bắt đầu sản xuất tên lửa hành trình chiến lược không đối đất Kh-50 vào tháng 6 năm nay.

Theo ông, điều này sẽ cho phép Điện Kremlin nối lại các cuộc tấn công tên lửa vào lãnh thổ Ukraine vào mùa thu và khi đó, các hệ thống tên lửa phòng không Patriot - dự kiến Mỹ sẽ bàn giao cho Kiev trong những tuần tới - có thể đã bị quân đội Nga phá hủy.

Thông tin này gây bất ngờ lớn, bởi dự án tên lửa hành trình Kh-50 chủ yếu tồn tại "trên giấy", ngay cả báo chí Nga cũng hiếm khi đề cập vũ khí này trên.

Kh-50 được xem là tên lửa hành trình chiến thuật phóng từ trên không được thiết kế để tiêu diệt các boong-ke ngầm, sân bay và nhà kho được bảo vệ. Tên lửa này sẽ được trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160.

Tên lửa Kh-50 dài 6m và nặng 1600kg, có tầm bắn 1.500 km và tốc độ bay tối đa 950 km/h. Tên lửa này được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS, được trang bị bẫy đặc biệt và hệ thống tác chiến điện tử. (Pravda)

* Phương Tây sử dụng vũ khí mạng mới chống lại Nga: Ngày 13/4, Cơ quan An ninh Nga (FSB) cho biết, phương Tây đang sử dụng cơ sở hạ tầng mạng của Ukraine để áp dụng các loại vũ khí mạng mới chống lại Moscow.

FSB cũng tố cáo Mỹ và các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia trực tiếp vào các cuộc tấn công tin tặc lớn nhắm vào Nga, dưới vỏ bọc Ukraine, mà cụ thể là nhóm IT của quân đội Ukraine.

Kể từ đầu năm 2022, hơn 5.000 cuộc tấn công của tin tặc vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Nga đã được ghi nhận, tuy nhiên hậu quả đã được ngăn chặn. (TASS)

* Trung Quốc kêu gọi tạo điều kiện cho đàm phán hòa bình ở Ukraine: Ngày 13/4, tại một hội nghị ở Uzbekistan, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương khẳng định, không có cách nào khác để giải quyết tình hình ngoài hòa đàm.

Ông Tần Cương nói: “Không có phương thuốc thần kỳ nào cho cuộc khủng hoảng, mỗi bên cần bắt đầu từ chính mình, xây dựng lòng tin lẫn nhau và tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình và chấm dứt chiến sự”.

Trung Quốc cũng khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột và nối lại đàm phán. (THX)

* Đức gật đầu vụ Ba Lan chuyển máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine, truyền thông Đức đồng loạt đưa tin ngày 13/4.

Cụ thể, chính phủ Đức đã chấp thuận đơn đề nghị của Ba Lan về việc cho phép Warsaw chuyển giao các máy bay MiG-29 mà nước này nhận từ các kho của Đức trước đây cho Ukraine. Nhiều nguồn tin cho biết, đợt chuyển giao này sẽ bao gồm 5 chiếc MiG-29 do Liên Xô sản xuất. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Kinh tế Ukraine bế tắc, cần hơn 400 tỷ USD hoặc nhiều nữa, Tổng thống Zelensky đang ‘ủ mưu’ gì?

Châu Âu

* Tổng thống Pháp kiến châu Âu "dậy sóng": Vào cuối chuyến thăm Trung Quốc tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi EU giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ, đồng thời cảnh báo việc "phải trở thành kẻ theo đuôi, chấp nhận nhịp điệu của Washington và phản ứng thái quá từ Bắc Kinh".

Sau đó, phát biểu họp báo ở Amsterdam khi kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Hà Lan, ông Macron cũng nhấn mạnh mối quan hệ đồng minh với Mỹ, cho rằng "là một đồng minh không có nghĩa là một chư hầu...chúng tôi có quyền suy nghĩ cho bản thân mình".

Những phát biểu này đã mau chóng khiến nhiều nước châu Âu không hài lòng.

Ngày 13/4, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho rằng, cảnh báo của ông Macron về việc trở thành "chư hầu" là "điều đáng tiếc", đồng thời khẳng định, châu Âu "chưa bao giờ rơi vào nguy cơ trở thành chư hầu của Mỹ".

Theo Bộ trưởng Pistorius, điều cốt lõi là EU "có khả năng tự nói về chính sách đối ngoại và an ninh của mình và tự xác định lập trường, cũng như tham vấn với Mỹ - đồng minh xuyên Đại Tây Dương".

Ông tuyên bố: "Đó là nhiệm vụ của chúng ta và việc gây chia rẽ giữa các lập trường khác nhau sẽ không giúp ích gì, bởi rốt cuộc điều đó chỉ giúp ích cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc".

Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói rằng, nếu "quyền tự trị của châu Âu" có nghĩa là "chuyển trọng tâm của châu Âu về phía Trung Quốc và cắt đứt quan hệ với Mỹ" thì chẳng khác gì "tự bắn vào chân mình”.

Theo ông Morawiecki, “một số nước châu Âu đang cố phạm sai lầm tương tự như đã mắc phải với Nga - sai lầm nghiêm trọng về sự phụ thuộc”.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel mới đây khẳng định các nhà lãnh đạo châu Âu ngày càng ủng hộ quan điểm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc thúc đẩy “tự chủ chiến lược” tách rời với Mỹ.

Tuy nhiên, mới đây, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel lại khẳng định, các nhà lãnh đạo của EU ngày càng ủng hộ quan điểm của Tổng thống Macron về việc thúc đẩy “tự chủ chiến lược” tách rời với Mỹ.

Trả lời phỏng vấn tờ Politco, ông Michel cho rằng, có thể tồn tại những sắc thái và sự nhạy cảm giữa các nước thành viên của Hội đồng Châu Âu trong mối quan hệ với Mỹ và "khá nhiều người thực sự có suy nghĩ giống như Tổng thống Macron".

Khẳng định ông Macron "không nói gì sai về quan hệ đồng minh với Mỹ", lãnh đạo EU nhấn mạnh: "Nếu quan hệ liên minh này có nghĩa rằng chúng ta phải tuân theo quan điểm của Mỹ một cách mù quáng, có hệ thống trong tất cả các vấn đề, thì câu trả lời là không". (Reuters, AFP, Politico)

* Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ thăm Nga từ ngày 16-18/4 và gặp một số quan chức quân đội nước chủ nhà.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu để thảo luận về an ninh toàn cầu và khu vực. (Reuters)

* Áo kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cấm các hệ thống AI của Trung Quốc: Ngày 13/4, Quốc vụ khanh phụ trách số hóa của Áo Florian Tursky gọi trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc là mối đe dọa to lớn đối với xã hội và an ninh quốc gia.

Trước đó, Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc cho biết, họ sẽ hỗ trợ phát triển AI, nhưng chỉ khi nội dung AI tuân thủ các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa.

Đài truyền hình công ORF của Áo dẫn lời ông Tursky nói: “Nếu quy định mới này của Trung Quốc được đưa ra và được thực hiện, theo quan điểm của tôi, cần phải loại trừ các hệ thống AI được tạo ra ở Trung Quốc khỏi thị trường EU và cấm chúng ở châu Âu”.

Theo quan chức trên, AI không được tuân theo một ý thức hệ do nhà nước áp đặt. Ông Tursky đã gửi thư tới Ủy ban châu Âu kêu gọi ban hành Đạo luật AI càng sớm càng tốt, nhằm đảm bảo rằng AI được khai thác mà không gây hại. (Anadolu)

TIN LIÊN QUAN
EU-Trung Quốc hay Moscow-Bắc Kinh: Mối quan tâm chính của họ đều không phải Ukraine

Châu Á

* Trung Quốc tập trận tên lửa ở Tân Cương, theo thông tin do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng tải ngày 14/4, song không nêu thời điểm cụ thể diễn ra tập trận

Đoạn phim do CCTV đăng tải có hình ảnh cuộc tập trận bắn đạn thật với sự xuất hiện của tên lửa đất đối không. (Reuters)

* Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ở Bắc Kinh và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương, trong đó bà cảnh báo về một "kịch bản kinh hoàng" đối với toàn bộ thế giới trong trường hợp nổ ra "leo thang quân sự" ở eo biển Đài Loan.

Liên quan vấn đề Ukraine, bà Baerbock hối thúc phía Bắc Kinh đề nghị Nga chấm dứt chiến dịch quân sự ở quốc gia láng giềng bởi "không một nước nào có tầm ảnh hưởng đối với Nga nhiều như Trung Quốc".

Về phần mình, ông Tần Cương khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hành động vì hòa bình và hy vọng tất cả các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ khách quan, bình tĩnh và hợp tác cùng nhau.

Bên cạnh đó, theo Ngoại trưởng Tần Cương, nếu các nước tôn trọng nguyên tắc Một Trung Quốc, thì động thái đúng đắn là kiên quyết phản đối việc Đài Loan độc lập.

Về quan hệ song phương, ông Tần khẳng định, hai nước là đối tác, không phải đối thủ và Bắc Kinh sẽ hợp tác với Berlin trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. (Reuters, AFP)

* Trung Quốc quan ngại về chính sách đối với phụ nữ Afghanistan của Taliban, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 14/4 dẫn lời Ngoại trưởng nước này Tần Cương cho biết.

Tuyên bố được ông Tần Cương đưa ra tại một hội nghị khu vực được tổ chức tại Uzbekistan, sau khi Taliban cấm phụ nữ làm việc cho Liên hợp quốc (LHQ).

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Tần Cương nói thêm rằng, mặc dù vấn đề quyền và lợi ích của phụ nữ rất quan trọng nhưng "nó không phải là toàn bộ vấn đề của Afghanistan, cũng không phải là nguyên nhân cốt lõi hay gốc rễ các vấn đề" của quốc gia Nam Á. (AFP)

* Hàn Quốc ra Sách Trắng khẳng định nỗ lực "phi hạt nhân hóa Triều Tiên": Ngày 14/4, Bộ Thống nhất Hàn Quốc phát hành "Sách trắng Thống nhất năm 2023", với độ dày 290 trang. Đây cũng là Sách trắng Thống nhất đầu tiên của chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Trong Sách Trắng, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã sử dụng những thuật ngữ vốn không được dùng dưới thời các chính phủ trước, một nỗ lực rõ ràng nhằm nhấn mạnh lập trường cứng rắn của chính phủ đương nhiệm đối với Triều Tiên.

Theo đó, Sách Trắng nêu rõ: “Ưu tiên trong chính sách thống nhất và chính sách Triều Tiên của chính phủ Hàn Quốc đã được chuyển sang nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên, bình thường hóa quan hệ liên Triều, cải thiện hồ sơ nhân quyền của Triều Tiên và chuẩn bị cho việc thống nhất”. (Yonhap)

* Mỹ-Hàn Quốc tập trận không quân chung sau vụ Triều Tiên phóng ICBM “Hwasong-18”, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, song không rõ cuộc tập trận diễn ra ở khu vực nào của Bán đảo Triều Tiên.

Mỹ triển khai các máy bay chiến đấu F-16 và cả máy bay ném bom chiến lược B-52H trong khi Hàn Quốc cử các máy bay chiến đấu F-35A và máy bay phản lực F-15K tham gia cuộc tập trận.

Trong một thông cáo báo chí, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay: "Các cuộc tập trận thể hiện một phản ứng phối hợp chặt chẽ, thể hiện 'sức mạnh của liên minh' mạnh mẽ và ý chí của Mỹ nhằm cung cấp khả năng răn đe mở rộng đối với hàng loạt hành động khiêu khích gần đây của Triều Tiên".

Cuộc tập trận diễn ra một ngày sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới sử dụng nhiên liệu rắn có tên “Hwasong-18” dưới sự giám sát của Chủ tịch nước này Kim Jong-un.

Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), vụ phóng thử ICBM mới "không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến sự an toàn của các nước láng giềng và đã được phóng an toàn trên biển”.

Theo giới chức Triều Tiên, qua vụ phóng, toàn bộ những tính năng ưu việt nhất của hệ thống vũ khí chiến lược mới đã đạt được chính xác theo các yêu cầu thiết kế và có thể khẳng định rằng ICBM này là một phương tiện tấn công chiến lược mạnh mẽ với hiệu quả quân sự cao hơn. (Yonhap, Reuters)

* Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Yuko sẽ thăm Mỹ từ ngày 16-19/4, theo lời mời của đệ nhất phu nhân Mỹ, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno ra thông báo cho hay.

Đây sẽ là lần đầu tiên một phu nhân Thủ tướng Nhật Bản thực hiện chuyến đi một mình tới Mỹ. Trong chuyến thăm này, bà Kishida sẽ gặp Đệ nhất phu nhân Mỹ Jil Biden. (Kyodo)

* Khối Arab nhóm họp tìm hướng giải quyết xung đột Syria vào ngày 14/4 với sự tham dự của Jordan, Iraq, Ai Cập và 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) là Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Oman, Qatar và Kuwait.

Trước thềm cuộc họp, Jordan cho biết, nước này đang thúc đẩy một kế hoạch hòa bình chung của các nước Arab có thể giúp giải quyết những hậu quả nặng nề của cuộc xung đột đã kéo dài hơn 1 thập kỷ tại Syria và sẽ thảo luận vấn đề này tại hội nghị trên.

Jordan cũng đã đề xuất thành lập một nhóm Arab chung "sẽ trực tiếp tham gia với chính phủ Syria để soạn thảo một kế hoạch chi tiết nhằm chấm dứt cuộc xung đột". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Lần đầu tiên Hàn Quốc dùng cụm từ này với Triều Tiên, tỏ rõ lập trường cứng rắn với Bình Nhưỡng

Châu Mỹ

* Brazil ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc: Ngày 13/4, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tuyên bố, hợp tác giữa Brazil và Trung Quốc đang trên nền tảng vững chắc và mối quan hệ giữa hai nước là phi thường.

Ông Lula khẳng định Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển và hòa bình thế giới, đồng thời cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Brasilia-Bắc Kinh trong nhiệm kỳ của mình.

Tổng thống Lula sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào chiều 14/4 (giờ Bắc Kinh). (Reutes, THX)

* Phái đoàn Nga sắp thăm Brazil, Cuba, Nicaragua và Venezuela trong nửa cuối tháng 4, theo thông báo của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga khẳng định, Moscow ủng hộ việc tăng cường hợp tác Nga-Mỹ Latinh trên cơ sở hỗ trợ lẫn nhau, đoàn kết và cân nhắc các lợi ích có đi có lại, dựa trên các cách tiếp cận phi ý thức hệ và thực tế, không nhằm chống lại bất kỳ ai.

Theo ông Lavrov, Nga không muốn biến Mỹ Latinh và Caribbean thành nơi đối đầu giữa các cường quốc mà sẵn sàng tăng cường các hoạt động liên lạc ở cấp nguyên thủ quốc gia và chính phủ, quốc hội, cơ quan ngoại giao và các cơ quan khác với nhiều quốc gia trong khu vực.

Bên cạnh đó, Moscow cũng sẵn sàng mở rộng hợp tác trên cơ sở đa phương, đặc biệt là trong khuôn khổ đối thoại của Nga với Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
‘Dấu chân’ Trung Quốc tại Mỹ Latinh

Châu Phi

* Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn về vấn đề Libya, theo lời Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, đánh dấu một bước tiến nữa trong tiến trình nối lại quan hệ giữa Ankara và Cairo.

Phát biểu họp báo sau cuộc gặp với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry đang có chuyến thăm Ankara, Ngoại trưởng Cavusoglu nêu rõ: "Trong cuộc gặp ngày hôm nay, chúng tôi nhận thấy quan điểm của hai bên về cơ bản không khác nhau lắm, nhưng chúng tôi nghĩ khác nhau về một số phương pháp".

Theo ông Cavusoglu, hai nước sẽ làm việc về lộ trình tổ chức các cuộc bầu cử ở Libya và có thể hợp tác đào tạo và củng cố quân đội chung giữa các lực lượng ở miền Đông và miền Tây Libya.

Về phần mình, ông Shoukry khẳng định, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đều mong muốn thúc đẩy các cuộc bầu cử quốc gia ở Libya. (Reuters)

Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/4): Nga ‘không hề hấn’ bởi trừng phạt, GDP sẽ tăng đáng kể; Ukraine có ‘bước ngoặt lớn’; Nhật-Hàn hợp tác về LNG

Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/4): Nga ‘không hề hấn’ bởi trừng phạt, GDP sẽ tăng đáng kể; Ukraine có ‘bước ngoặt lớn’; Nhật-Hàn hợp tác về LNG

Tăng trưởng toàn cầu tiếp tục đà giảm, GDP của Nga sẽ tăng đáng kể trên thực tế, Ukraine có “bước ngoặt lớn” khi xuất ...

Ukraine gọi xung đột là 'vết thương chảy máu giữa châu Âu', tuyên bố đã đến lúc biến Biển Đen thành 'biển của NATO'

Ukraine gọi xung đột là 'vết thương chảy máu giữa châu Âu', tuyên bố đã đến lúc biến Biển Đen thành 'biển của NATO'

Ngày 13/4, phát biểu trực tuyến tại Hội nghị An ninh Biển Đen được tổ chức ở thủ đô Bucharest (Romania), Ngoại trưởng Ukraine Dmitry ...

Ngoại trưởng Đức đề cao ảnh hưởng của Trung Quốc với Nga; Bắc Kinh gửi thông điệp về vấn đề Đài Loan

Ngoại trưởng Đức đề cao ảnh hưởng của Trung Quốc với Nga; Bắc Kinh gửi thông điệp về vấn đề Đài Loan

Ngày 14/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Đức Annalena Baerbock đang có chuyến thăm Bắc ...

Tình hình Ukraine: Châu Âu không phải là 'niêu cơm Thạch Sanh', Trung Quốc nói 'chẳng có phương thuốc thần kỳ nào'

Tình hình Ukraine: Châu Âu không phải là 'niêu cơm Thạch Sanh', Trung Quốc nói 'chẳng có phương thuốc thần kỳ nào'

Ngày 13/4, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã nêu ra thời kiểm kết thúc xung đột ở Ukraine, trong khi Trung Quốc kêu gọi các ...

Đức đồng ý để Ba Lan gửi thêm máy bay chiến đấu thời Liên Xô tới Ukraine

Đức đồng ý để Ba Lan gửi thêm máy bay chiến đấu thời Liên Xô tới Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết, Chính phủ nước này đã chấp thuận yêu cầu của Ba Lan gửi 5 máy bay ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Ukraine bắt dầu phản công, tiến sâu vào tỉnh Kursk, Nga tổn thất nặng nề

Ukraine bắt dầu phản công, tiến sâu vào tỉnh Kursk, Nga tổn thất nặng nề

Quân đội Ukraine ngày 5/1 đã phát động chiến dịch phản công ở tỉnh Kursk, miền Tây nước Nga.
Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, Võ cổ truyền Bình Định, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, ...
Giao tranh đẫm máu giữa lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, tình hình Syria vẫn 'căng như dây đàn'

Giao tranh đẫm máu giữa lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, tình hình Syria vẫn 'căng như dây đàn'

Những cuộc giao tranh giữa các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và SDF do người Kurd đứng đầu ở miền Bắc Syria trong 2 ngày qua đã khiến ...
Nhật Bản bùng phát đợt cúm gia cầm thứ 19 trong mùa dịch hiện tại

Nhật Bản bùng phát đợt cúm gia cầm thứ 19 trong mùa dịch hiện tại

Nhà chức trách Nhật Bản đã bắt đầu tiêu hủy khoảng 50.000 con gà sau khi ghi nhận đợt bùng phát cúm gia cầm tại một trang tại ở tỉnh ...
Nhiều dự doán trước thềm chung kết lượt về giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan

Nhiều dự doán trước thềm chung kết lượt về giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan

Các chuyên gia tin tưởng tuyển Việt Nam tiếp tục thắng Thái Lan ở chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 (AFF Cup), nâng cao danh hiệu ngay trên đất ...
Cảnh báo sự cố hàng không do hiện tượng thời tiết cực đoan vào mùa Đông

Cảnh báo sự cố hàng không do hiện tượng thời tiết cực đoan vào mùa Đông

Cơ quan Khí tượng Đức (DWD) đã cảnh báo về các yếu tố nguy hiểm có thể gây ra các sự cố hàng không khác trong mùa Đông khắc nghiệt ...
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động