📞

Tin thế giới 16/3: Ukraine nói phản công; Nga nêu hình mẫu của Kiev; Nhật Bản tuyên bố tước quy chế tối huệ quốc của Nga

Hoàng Hà 19:45 | 16/03/2022
Cập nhật diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Ukraine từ bỏ gia nhập NATO? Quan hệ Nga-Nhật Bản, Triều Tiên lại phóng thử tên lửa, khởi động quá trình chuyển giao quyền lực ở Hàn Quốc... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố tước quy chế tối huệ quốc của Nga. (Nguồn: Nikkei Asia)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga

* Nhật Bản tước quy chế tối huệ quốc của Nga:

Ông khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhằm ngăn chặn Nga khai thác các khoản vay từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức cho vay quốc tế khác.

Nhật Bản cũng sẽ mở rộng phạm vi phong tỏa tài sản của giới tinh hoa Nga và cấm nhập khẩu một số sản phẩm nhất định từ nước này. (TASS, Reuters)

* Nga trừng phạt Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada: Ngày 15/3, Nga đã đưa 13 cá nhân Mỹ, trong đó có Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương (CIA), Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan và Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào danh sách cấm nhập cảnh Nga.

Tuy nhiên, Nga vẫn sẽ duy trì quan hệ chính thức với Mỹ và vẫn đảm bảo tiến hành các cuộc tiếp xúc cấp cao với các quan chức có tên trong danh sách nếu cần thiết.

Nga cũng thông báo áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng hơn 300 nghị sĩ của quốc gia Bắc Mỹ này. (Reuters, Sputnik)

Nga-Ukraine

* Ukraine tuyên bố phản công ở một số khu vực: Ngày 16/3, cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak cho hay, các lực lượng vũ trang của nước này đang tiến hành phản công "tại một số khu vực đang giao tranh" với Nga.

Đăng trên trang Twitter, ông Pololyak viết: "Điều này đã thay đổi hoàn toàn lập trường của các bên", song không nêu thêm chi tiết. (Reuters)

* Mỹ khẳng định luôn ủng hộ Ukraine: Ngày 16/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định, các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiếp tục chuyển giao vũ khí phòng thủ cho Ukraine.

Phát biểu với phóng viên khi tới tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại thủ đô Brussels (Bỉ), ông Austin nói: "Chúng tôi luôn đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraine. Chúng tôi hỗ trợ khả năng phòng thủ và sẽ tiếp tục hỗ trợ họ".

Quan chức Mỹ đồng thời nhấn mạnh cam kết của NATO trong việc bảo vệ toàn bộ đồng minh là "vững chắc", mặc dù Ukraine không phải là thành viên của liên minh quân sự này.

Tương tự, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren khẳng định, nước này và các nước thành viên NATO khác sẽ tiếp tục chuyển giao vũ khí cho Ukraine ngay cả khi các chuyến hàng này có thể trở thành mục tiêu của Nga. (Reuters)

* Vòng 4 đàm phán Nga-Ukraine, bắt đầu hôm 14/3, đã kéo dài sang ngày thứ 3. Một quan chức cấp cao của Ukraine cho biết, các cuộc đàm phán rất khó khăn nhưng "chắc chắn có chỗ để thỏa hiệp".

Theo hãng tin Reuters, trong một đoạn video công bố sáng 16/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, lập trường của nước này và Nga tại các cuộc hòa đàm đang có chiều hướng thực tế hơn, song vẫn cần thêm thời gian.

* Ukraine nhờ Iran chuyển thông điệp tới Nga: Ngày 15/3, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Adollahian cho biết, người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba đã đề nghị ông chuyển tới Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thông điệp rằng, Kiev ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh và sẵn sàng tìm kiếm một giải pháp chính trị.

Ngoại trưởng Adollahian hiện đang có chuyến thăm tới Moscow. (Sputnik)

* Anh hoài nghi hòa đàm Nga-Ukraine: Phát biểu trên BBC, Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết, bà hoài nghi về các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Theo nhà ngoại giao Anh, Tổng thống Vladimir Putin phải thực thi lệnh ngừng bắn và rút quân để các cuộc hòa đàm đó được diễn ra một cách thực sự".

* Hy vọng của Nga trong hòa đàm: Ngày 16/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định, cuộc đàm phán hòa bình giữa nước này với Ukraine không dễ dàng, song có hy vọng đạt được thỏa hiệp.

Trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình RBC, Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: "Chúng tôi đang thảo luận nghiêm túc vấn đề quy chế trung lập của Ukraine, tất nhiên song song với sự đảm bảo về an ninh".

Theo nhà ngoại giao nga, các vấn đề chính trong nội dung đàm phán bao gồm an ninh của người dân tại miền Đông Ukraine, việc phi quân sự hóa Ukraine và quyền của những người dân nói tiếng Nga ở Ukraine.

Nói thêm rằng, Mỹ có vai trò quyết định trong việc xác định quan điểm của chính quyền Ukraine, Ngoại trưởng Lavrov lưu ý, "hiện chúng tôi không thấy sự quan tâm nào từ Mỹ nhằm nhanh chóng giải quyết cuộc xung đột này". (Reuters)

* Hình mẫu của Ukraine: Trưởng phái đoàn đàm phán của Nga

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng xác nhận thông tin trên, cho biết đây sẽ là một yếu tố "thỏa hiệp".

Thêm vào đó, ông Peskov nói thêm, chương trình nghị sự của vòng đàm phán giữa Moscow và Kiev bao gồm cả vấn đề trừng phạt song chưa thể tiết lộ chi tiết.

Đại diện Điện Kremlin cho rằng, sức ép của Mỹ đối với quốc gia khác trong những ngày này là chưa từng có, đa số các nước đều phải 'cúi đầu' trước sức ép này song cũng có những nước không chịu khuất phục và có lập trường độc lập mang tính cân bằng hơn. (TASS, AFP)

* Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực thúc đẩy ngừng bắn ở Ukraine: Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu sẽ tiến hành các cuộc gặp tại Nga trong ngày 16/3 và tới Ukraine một ngày sau đó, trong nỗ lực thúc đẩy thiết lập lệnh ngừng bắn giữa các bên giao tranh ở Ukraine.

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các ngày 15/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định, Ngoại trưởng Cavusoglu sẽ tiếp tục các nỗ lực của Ankara nhằm đạt ngừng bắn và hòa bình thông qua đối thoại giữa Nga và Ukraine. (Reuters)

* Tiếp tục sơ tán hàng chục nghìn người: Ngày 15/3, giới chức Ukraine cho hay, tổng cộng 29.000 người đã được sắp xếp sơ tán khỏi các thành phố mà quân đội Nga bao vây, trong đó phần lớn là người từ thành phố cảng Mariupol.

Về cứu trợ nhân đạo, Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) cho biết, tình hình tại thành phố Mariupol vẫn chưa được cải thiện khi cơ quan này không thể chuyển hàng cứu trợ tới đây.

Cùng ngày, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tiến hành bỏ phiếu về một nghị quyết do Nga soạn thảo về "tình hình nhân đạo xấu đi" trong và xung quanh Ukraine.

Dự thảo cũng đòi hỏi sự bảo vệ tuyệt đối với dân thường, bao gồm người làm công tác cứu trợ nhân đạo và người trong các tình huống có thể bị tổn thương, bao gồm trẻ em và phụ nữ. (Sputnik, AFP)

NATO

* Vấn đề Ukraine gia nhập NATO: Ngày 15/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, đã đến lúc thừa nhận, nước này sẽ không gia nhập NATO.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng, việc Ukraine không gia nhập NATO không phải là sự nhượng bộ đối với Nga.

Theo chuyên gia Richard Black, đại diện Viện Schiller ở New York, tính đến đặc điểm lịch sử và địa lý của Ukraine, sẽ là khôn ngoan nếu Kiev duy trì vị thế quốc gia trung lập và trở thành cây cầu nối giữa Tây Âu và phần Âu-Á còn lại. (Sputnik)

* Mỹ xác nhận tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO: Ngày 16/3, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự này về tình hình Ukraine, dự kiến diễn ra vào ngày 24/3 tới.

Phát biểu trước thềm hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO bất thường ở Brussels, ông Stoltenberg nêu rõ: "Tôi cũng mong được chào đón Tổng thống Biden và tất cả các nhà lãnh đạo NATO khác vào tuần tới để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO bất thường".

Trước đó, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Biden sẽ có chuyến công du châu Âu trong tháng 3. (Sputnik)

Triều Tiên

* Triều Tiên phóng thử vật thể: Ngày 16/3, Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng một vật thể bay chưa xác định từ khu vực Sunan ở Bình Nhưỡng, song vụ phóng dường như đã thất bại ngay sau đó.

Nhật Bản đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc thu thập thông tin, tiến hành phân tích và giám sát, đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những hành động mà Triều Tiên thực hiện.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, quân đội nước này kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế các hành động gây bất ổn hơn nữa. (Yonhap, Kyodo, Reuters)

* ICAO quan ngại về các vụ phóng tên lửa: Ngày 16/3, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) thuộc Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại về việc Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa.

Trong một tuyên bố được đăng trên trang web của mình, ICAO kêu gọi: "Với tư cách là quốc gia thành viên ICAO, chúng tôi mong đợi Triều Tiên sẽ thông báo cho các nước lân cận về bất kỳ hoạt động hoặc sự cố nào phát sinh từ lãnh thổ của mình mà có thể gây rủi ro cho các tuyến hoặc hoạt động hàng không dân dụng lân cận". (Yonhap)

Hàn Quốc chưa thống nhất thời gian họp chuyển giao quyền lực

Hãng Yonhap ngày 16/3 dẫn lời một quan chức cấp cao Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc giấu tên cho biết, cần thêm thời gian để thống nhất chương trình nghị sự giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người kế nhiệm Yoon Suk-yeol. Nội dung ban đầu của cuộc gặp là chia sẻ những lời chúc tốt đẹp, cam kết chuyển giao quyền lực suôn sẻ, nhưng sau đó đã trở thành một cuộc đàm phán với chương trình nghị sự chính thức.

Lý do khác có thể liên quan việc bổ nhiệm các vị trí quan trọng của đất nước trong thời gian cuối nhiệm kỳ của Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in, chẳng hạn như vị trí Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) Lee Ju-yeol sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối tháng này.

Phía Tổng thống đắc cử yêu cầu được tham vấn về việc bổ nhiệm các nhân sự chủ chốt, tuy nhiên một quan chức cấp cao Nhà Xanh đã bác đề nghị này và cho rằng, quyền bổ nhiệm nhân sự là hiển nhiên cho đến khi Tổng thống Moon Jae-in kết thúc nhiệm kỳ vào đầu tháng 5 tới.

Ngoài ra, một bất đồng khác có thể liên quan đến đề nghị đặc xá cho cho cựu Tổng thống Lee Myung-bak, vốn đã được công bố rộng rãi trong thời gian qua.