Tin thế giới 17/5: Ukraine xem nhẹ 'siêu vũ khí' Nga, Moscow tuyên bố chẳng cần 'xoay' sang đâu, kế hoạch lớn của châu Âu

Hoàng Hà
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Trung Quốc làm căng với Anh về vấn đề Đài Loan, Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu bàn về kế hoạch nhắm vào Moscow... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 17/5: Ukraine xem nhẹ 'siêu vũ khí' Nga, Moscow tuyên bố chẳng cần 'xoay' sang đâu, Mỹ phát cảnh báo tới UAE
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng châu Âu lần thứ 4 ở Iceland. (Nguồn: Goverment of Iceland)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Ukraine

* Ukraine bác tin Nga phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot: Ngày 17/5, Ukraine thừa nhận, lần đầu tiên Nga tiến hành một cuộc không kích độc nhất vô nhị vào rạng sáng 16/5, với 6 tên lửa siêu thanh Kinzhal Kh-47 phóng từ 6 máy bay tiêm kích MiG-31-K.

Theo Ukraine, đây là lần đầu tiên Nga tung vào cuộc không kích nhiều tên lửa siêu thanh như vậy, song cho biết, hệ thống phòng không của quốc gia Đông Âu đã đánh chặn toàn bộ.

Tuy nhiên, Moscow cho hay, tên lửa Kh-47 đã phá hủy một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo. Hai quan chức Mỹ sau đó thừa nhận, một hệ thống Patriot có thể đã bị hư hại song dường như không bị phá hủy

Trước thông tin của Nga, người phát ngôn lực lượng không quân Ukraine Yuriy Ihnat đã lên tiếng bác bỏ trên đài truyền hình quốc gia, nhấn mạnh: "Đừng lo lắng về số phận của Patriot... Phá hủy hệ thống bằng một loại 'Kinzhal' nào đó là điều bất khả thi". (Reuters)

* Hàn Quốc viện trợ 130 triệu USD cho Ukraine: Ngày 17/5, Hàn Quốc đã ký thỏa thuận với Ukraine về kế hoạch cung cấp gói viện trợ tài chính trị giá 130 triệu USD, bao gồm hình thức quyên góp và cho vay.

Hàn Quốc, nhà sản xuất lớn về đạn pháo, từng tuyên bố không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, viện dẫn mối quan hệ với Nga.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters hồi tháng trước, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố, Seoul không thể “chỉ nhấn mạnh vào viện trợ nhân đạo hoặc tài chính” nếu dân thường ở Ukraine bị tấn công quy mô lớn hoặc vì một “tình thế mà cộng đồng quốc tế không thể dung thứ". (Reuters)

* Anh-Hà Lan muốn lập liên minh máy bay cho Ukraine, theo cam kết của Thủ tướng Anh Rishi Sunak và người đồng cấp Hà Lan Mark Rutte ngày 16/5.

Người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Anh tuyên bố: "Hai thủ tướng đã nhất trí sẽ làm việc để xây dựng một liên minh quốc tế nhằm cung cấp cho Ukraine khả năng chiến đấu trên không, hỗ trợ mọi thứ từ đào tạo đến mua máy bay phản lực F16".

Ông Sunak cũng tin tưởng rằng, vị trí xứng đáng của Ukraine là trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các nhà lãnh đạo đã nhất trí về tầm quan trọng của việc các đồng minh cung cấp hỗ trợ an ninh lâu dài cho Ukraine để đảm bảo họ có thể ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai”. (AFP)

* Ukraine gia nhập Trung tâm phòng thủ không gian mạng ưu việt (CCDCOE) của NATO từ ngày 16/5, dù chưa phải là thành viên của liên minh quân sự.

Trên mạng xã hội Twitter, Bộ Ngoại giao Ukraine thông báo, ngày 16/5, quốc kỳ Ukraine đã chính thức được kéo lên trước Trụ sở CCDCOE ở Tallinn (Estonia).

CCDCOE là trung tâm an ninh mạng, đồng thời là cơ quan tư vấn nghiên cứu, phân tích, chia sẻ thông tin và huấn luyện về phòng thủ mạng. (The Kyiv Independent)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine chính thức gia nhập trung tâm của NATO, nhận đảm bảo chắc nịch của Thủ tướng Đức về tương lai

Nga

* Nga tuyên bố không xoay trục sang phương Đông: Ngày 16/5, bình luận tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về quan hệ thân thiết Nga-Trung Quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nêu rõ: "Bây giờ họ nói Nga quay lưng lại với phương Tây. Không ai quay lưng lại với bất kỳ ai. Hay đúng hơn, chính phương Tây đã quay lưng lại, giẫm lên lợi ích của chính mình".

Theo nhà ngoại giao, khi mức độ quan hệ với các nước phương Tây giảm xuống thì "đương nhiên tỷ trọng quan hệ với hướng Đông của chúng tôi tăng lên, đây là yếu tố khách quan".

Lưu ý, ngay cả "trong những năm tháng hợp tác tốt đẹp nhất giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU)", Moscow cũng đã xây dựng quan hệ với phương Đông, Ngoại trưởng Lavrov nhắc lại rằng, từ năm 2001, Nga bắt đầu xây dựng quan hệ, chủ yếu với Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN.

Nga khẳng định sẽ sẵn sàng hợp tác khi phương Tây có thiện chí xây dựng quan hệ bình đẳng và xuất hiện "những triển vọng tươi sáng để tạo ra một không gian kinh tế, nhân đạo chung, một không gian an ninh chung từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương".

Theo quan điểm của ông Lavrov, Moscow không cần phải "xoay trục sang bất cứ đâu", vì Nga là một cường quốc Á-Âu và Âu-Thái Bình Dương, "sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước". (Sputnik)

* Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng châu Âu: Khoảng 30 nguyên thủ quốc gia và chính phủ châu Âu đã tham dự một cuộc họp của Hội đồng châu Âu (CoE) tại Reykjavik (Iceland) với chương trình nghị sự chủ yếu tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine.

Trong cuộc họp kéo dài 2 ngày 16-17/5, các nhà lãnh đạo tập trung tìm ra cơ chế thống kê những thiệt hại của Ukraine để buộc Nga phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Theo dự thảo tuyên bố cuối cùng mà hãng tin Reuters nhận được, các nhà lãnh đạo sẽ thông qua số liệu mới về con số thiệt hại, một cơ chế ghi lại thiệt hại ở Ukraine do lực lượng Nga gây ra và Moscow có thể phải bồi thường.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, có thể thành lập một tòa án đặc biệt có thể được thành lập ở The Hague (Hà Lan), xem đây như “bước đầu tiên hướng tới việc buộc Nga bồi thường”. (DW)

* Chính sách của NATO gây ra mối đe dọa thực sự cho Moscow, khi phát triển quân sự trên lãnh thổ Ukraine theo Đại diện thường trực của Nga tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ) Gennady Gatilov.

Bên cạnh đó, khẳng định NATO đã sai khi cho rằng, xung đột ở Ukraine là "sự gây hấn vô cớ" của Moscow, ông Gatilov nhấn mạnh, Nga đã tính đến nhiều yếu tố an ninh khi quyết định mở chiến dịch quân sự đặc biệt.

Nhà ngoại giao Nga nhắc lại "thỏa thuận về nguyên tắc của Kiev đối với sự phát triển chiến lược nhanh chóng của liên minh hạt nhân NATO trên lãnh thổ Ukraine cũng như hai đối thủ hạt nhân của Moscow là Mỹ và Anh".

Theo ông Gatilov, Moscow đã cảnh báo "không thể chấp nhận được những hành động vô trách nhiệm và gây bất ổn này", đồng thời đề xuất các sáng kiến khác nhau để ngăn chặn xung đột nổi lên. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Đáp trả Tổng thống Pháp, Nga nói 'phương Tây đang lo sợ...', cảnh báo tham vọng của NATO

Vấn đề Đài Loan

* Cựu Thủ tướng Anh Liz Truss thăm Đài Loan (Trung Quốc) trong 5 ngày, từ 16/5. Trong một bài phát biểu tại hòn đảo này, chính trị gia Anh cho rằng, các quốc gia và nền dân chủ phương Tây cần tách khỏi Trung Quốc về mặt kinh tế.

Bà Truss đề xuất thiết lập một “NATO kinh tế”, gồm “các quốc gia tự do hợp tác cùng nhau” để đối đầu với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và đầu tư vì.

Đề cập chuyến đi vòng quanh thế giới của tàu sân bay lớn nhất của Hải quân Anh HMS Queen Elizabeth hồi năm 2021, bà Truss đánh giá, đây là “một minh chứng tuyệt vời về việc London tiếp cận, hợp tác với các đồng minh trên khắp thế giới".

Theo bà, Anh đã nỗ lực để củng cố sự hiện diện của mình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm "muốn được liên kết với Thái Bình Dương và làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ những người bạn của London ở khu vực này".

Tuy nhiên, bà Truss khẳng định, một liên minh phòng thủ vững chắc ở Thái Bình Dương sẽ cần đến tài lãnh đạo của các nước trong khu vực. (AFP)

* Trung Quốc chỉ trích chuyến thăm Đài Loan của cựu Thủ tướng Anh: Ngày 16/5, một người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại London mô tả chuyến thăm của cựu Thủ tướng Anh Liz Truss tới Đài Loan là "một biểu hiện chính trị nguy hiểm và sẽ không làm được gì ngoài việc gây hại cho Xứ sở sương mù".

Tuyên bố của người phát ngôn nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi chính trị gia Anh có liên quan sửa chữa hành vi sai trái của mình, ngừng các biểu hiện chính trị với câu hỏi về Đài Loan, đồng thời ngừng thông đồng và hỗ trợ các lực lượng ly khai đòi 'độc lập cho Đài Loan’”.

Trong khi đó, Đại diện chính thức từ văn phòng Hội đồng Nhà nước Trung Quốc về vấn đề Đài Loan Mã Hiểu Quang nói rằng, điều này sẽ "không thay đổi thực tế rằng, hòn đảo này là một phần của Trung Quốc cũng như không làm lung lay vị thế quốc tế của nguyên tắc một Trung Quốc". (Reuters, Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Đài Loan (Trung Quốc) có thể sớm đón Tổng thống đắc cử Paraguay

Châu Á

* Thủ tướng Canada thăm Hàn Quốc: Phát biểu trước Quốc hội Hàn Quốc ngày 17/5, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố, Ottawa cần phải trở thành “người bạn tốt nhất” của Seoul.

Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Hàn Quốc, ông Trudeau cho rằng, sự đoàn kết là cần thiết khi thế giới đang ở vào thời điểm bất ổn chưa từng có, với những hậu quả kéo dài từ đại dịch Covid-19, chi phí sinh hoạt gia tăng và những tác động “thực sự và đáng sợ” của biến đổi khí hậu và chiến tranh.

Theo kế hoạch, trong cuộc gặp ngày hôm nay, Thủ tướng Trudeau và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ thảo luận cách thức tăng cường hợp tác về chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với các khoáng chất quan trọng được sử dụng trong pin xe điện mà Canada có trữ lượng và là vật liệu cần thiết cho các nhà sản xuất ô tô của Hàn Quốc. (AFP)

* Các bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Trung Quốc điện đàm khoảng 20 phút qua đường dây nóng quân sự mới thiết lập trong ngày 16/5.

Trong cuộc điện đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Hamada Yasukazu “đã đề cập những lo ngại về an ninh giữa Tokyo và Bắc Kinh, chẳng hạn như tình hình ở Biển Hoa Đông” và nhấn mạnh sự cần thiết của “trao đổi thẳng thắn, đặc biệt là khi xuất hiện những quan ngại về quan hệ Nhật-Trung”.

Hai bên khẳng định, cơ chế liên lạc mới sẽ đóng “vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy lòng tin giữa các cơ quan quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như tránh những tình huống bất ngờ” và đường dây nóng sẽ được vận hành “một cách phù hợp và đáng tin cậy”.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo xác nhận hai bên “đã trao đổi quan điểm về các mối quan hệ song phương và quốc phòng”. (Kyodo)

* Triều Tiên thúc đẩy việc phóng vệ tinh giám sát quân sự: Ủy ban Chuẩn bị phóng vệ tinh của Triều Tiên đang xúc tiến giai đoạn chuẩn bị cuối cùng để phóng vệ tinh giám sát quân sự số 1.

Ngày 16/5, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã trực tiếp chỉ đạo công tác của ủy ban trên, đồng thời thị sát vệ tinh giám sát quân sự số 1 - hiện đã sẵn sàng trải qua giai đoạn kiểm tra lắp ráp tổng thể cuối cùng và kiểm tra môi trường không gian.

Ông Kim Jong-un nhấn mạnh, việc phóng thành công vệ tinh giám sát quân sự là yêu cầu cấp thiết trong việc đảm bảo môi trường an ninh, bước tiến rõ ràng trong việc phát triển lĩnh vực quân sự không gian, khoa học và công nghệ của Triều Tiên. (KCNA)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản 'đi trên dây' trong chính sách với Trung Quốc

Châu Mỹ

* Mỹ cảnh báo UAE về hợp tác quân sự và tình báo quá chặt chẽ với Nga và Trung Quốc sẽ đe dọa mối quan hệ với Washington, tờ Wall Street Journal đưa tin ngày 16/5.

Theo một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, những tháng gần đây, Quốc vương Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohamed bin Zayed Al Nahyan đã tham khảo ý kiến một cách thường xuyên hơn với giới chức Mỹ về Nga và Trung Quốc.

Họ cho rằng, những động thái cho thấy UAE đang nỗ lực tiến gần hơn tới Moscow và Bắc Kinh đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa Abu Dhabi với Washington.

Tuy nhiên, phía UAE khẳng định, Quốc vương Mohamed bin Zayed Al Nahyan không cho rằng hợp tác chặt chẽ với Mỹ gây trở ngại cho mối quan hệ của quốc gia Trung Đông với Nga và Trung Quốc. (Sputnik)

* Nguy cơ vỡ nợ, Tổng thống Mỹ Joe Biden rút ngắn công du châu Á và sẽ trở về Washington vào ngày 21/5, ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển (G7) tổ chức ở Hiroshima (Nhật Bản).

Như vậy, ông Biden sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ở Australia cũng như có chuyến thăm ngắn đến Papua New Guinea như kế hoạch ban đầu.

Động thái diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ giữa ông Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thuộc đảng Cộng hòa vẫn chưa có đột phá.

Tuy vậy, trong cuộc đàm phán hôm 16/5, ông McCarthy đã bước ra khỏi phòng đàm phán với tuyên bố "có thể đạt được một thỏa thuận vào cuối tuần".

Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Tổng thống Biden đang cố gắng đạt được thỏa thuận trần nợ trước ngày 1/6 để dỡ bỏ mối đe dọa về một thảm họa kinh tế nếu cường quốc số một thế giới bị vỡ nợ và cuộc họp lần này có hiệu quả hơn một chút. (Reuters)

* Tổng thống đắc cử Paraguay cam kết khôi phục quan hệ ngoại giao với Venezuela sau khi ông chính thức nhậm chức vào tháng 8 tới, ông sẽ khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Paraguay và Venezuela.

Phát biểu trước báo giới khi đang có chuyến thăm Brazil, Tổng thống đắc cử Paraguay Santiago Peña cho biết, ông đã thông báo về quyết định trên với Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. (TTXVN)

Lần hiếm hoi hai tổng thống Nga và Ukraine cùng chung phản ứng về một ý tưởng hòa bình, khối châu Phi 'xuất chiêu'

Lần hiếm hoi hai tổng thống Nga và Ukraine cùng chung phản ứng về một ý tưởng hòa bình, khối châu Phi 'xuất chiêu'

Ngày 16/5, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết các nhà lãnh đạo châu Phi hy vọng sẽ thực hiện sứ mệnh hòa bình ...

Mỹ sắp hết tiền viện trợ cho Ukraine

Mỹ sắp hết tiền viện trợ cho Ukraine

Ngày 15/5, tờ Politico trích dẫn các nguồn quen thuộc cho hay, Mỹ chỉ còn 6 tỷ USD để viện trợ cho Ukraine và nguồn ...

Ukraine chính thức gia nhập trung tâm của NATO, nhận đảm bảo chắc nịch của Thủ tướng Đức về tương lai

Ukraine chính thức gia nhập trung tâm của NATO, nhận đảm bảo chắc nịch của Thủ tướng Đức về tương lai

Ngày 16/5, Ukraine liên tục nhận những tin tích cực trong nỗ lực 'hòa mình' vào với Liên minh châu Âu (EU) cũng như Tổ ...

Tình hình Nga-Ukraine: Kiev đến châu Âu tìm 'thần dược chữa bách bệnh', Moscow 'sốt sắng' dựa vào Tehran

Tình hình Nga-Ukraine: Kiev đến châu Âu tìm 'thần dược chữa bách bệnh', Moscow 'sốt sắng' dựa vào Tehran

Cả Nga và Ukraine đều đang cho thấy đã cạn kiệt vũ khí, điều đó được thể hiện qua những nỗ lực tìm kiếm nguồn ...

Né lệnh trừng phạt Nga, không muốn bị Mỹ áp luật chơi, nhiều quốc gia quay lưng với USD, NDT Trung Quốc có thể là ‘bức tường thành’?

Né lệnh trừng phạt Nga, không muốn bị Mỹ áp luật chơi, nhiều quốc gia quay lưng với USD, NDT Trung Quốc có thể là ‘bức tường thành’?

Gần đây, nhiều khách hàng sẵn sàng thanh toán các hóa đơn bằng đồng Nhân dân tệ, bởi lý do khủng hoảng kinh tế, lệnh ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio

Chiều 8/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp và trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio.
Lũ lụt nghiêm trọng, Brazil hoãn các trận đấu ở bang miền Nam Rio Grande do Sul

Lũ lụt nghiêm trọng, Brazil hoãn các trận đấu ở bang miền Nam Rio Grande do Sul

Ngày 7/5, Brazil hoãn tất cả các trận đấu của giải vô địch quốc gia ở bang miền Nam Rio Grande do Sul trong 20 ngày tới do lũ lụt ...
Điện mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil

Điện mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện mừng nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil.
Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (9/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn ...
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich, 02h00 ngày 9/5 - Bán kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich, 02h00 ngày 9/5 - Bán kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 9/5.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động