Tin thế giới 17/8: Chiến thuật nào giúp Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga? Triều Tiên lại bắn thử tên lửa; Miền Nam Thái Lan ‘rung chuyển’

Quang Đào
Xung đột Nga-Ukraine, Hàn Quốc vẫn lạc quan khi Triều Tiên thử tên lửa, bạo lực gia tăng ở miền Nam Thái Lan... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 17/8: Chiến thuật nào giúp Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga? Triều Tiên lại bắn thử tên lửa; Miền Nam Thái Lan ‘rung chuyển’

Một vụ phóng tên lửa hành trình của Triều Tiên. (Nguồn: KCNA)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine:

* Crimea cáo buộc Kiev gây ra vụ nổ kho đạn: Người đứng đầu Quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov ngày 17/8 nói rằng, chính Ukraine là bên điều phối và dàn xếp khiến kho đạn ở khu vực Dzhankoi phát nổ.

Trong khi đó, ông Sergei Aksyonov, Tỉnh trưởng Crimea, lưu ý rằng thủ phạm và những người tổ chức vụ phá hoại sẽ gặp phải một kết cục tồi tệ. (TASS)

* Chiến thuật sẽ giúp Ukraine giành thắng lợi: Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn chính của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết Ukraine đang tiến hành phản công nhằm gây hỗn loạn lực lượng Nga, bằng cách tấn công vào tuyến hậu cần của Nga.

“Chiến thuật của chúng tôi là phá hủy tuyến hậu cần, đường tiếp tế, kho đạn dược cũng như các cơ sở hạ tầng quân sự khác. Điều này đang tạo ra tình trạng hỗn loạn trong lực lượng Nga”, ông Podolyak nói. (The Guardian)

* Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng Thư ký Liên hợp quốc cùng thăm Ukraine: Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ cùng đến Ukraine vào ngày 18/8 theo lời mời của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ, ông Stephane Dujarric cho biết, ông Zelensky đã mời ông Guterres đến thăm Lviv.

Sau khi rời Ukraine, ông Guterres sẽ đến thăm Trung tâm Điều phối chung ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), hiện đang theo dõi các chuyến tàu chở ngũ cốc từ Ukraine.

Ngoài cuộc họp 3 bên, TTK LHQ và Tổng thống Zelensky sẽ tổ chức một cuộc họp trực tiếp để thảo luận về tình hình tại của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ gặp riêng người đồng cấp Ukraine, trong đó 2 lãnh đạo sẽ thảo luận về “tất cả các khía cạnh của mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Ukraine”. (RT)

Châu Á:

* Triều Tiên lại thử tên lửa: Hãng thông tấn Yonhap vừa dẫn một nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho biết, sáng 17/8, Triều Tiên đã phóng thử hai tên lửa hành trình ra phía Biển Hoàng Hải.

Tuy nhiên, thông tin liên quan tới vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, gồm thời gian và chủng loại tên lửa chính xác được phóng đi đã không được tiết lộ cụ thể.

* Tổng thống Hàn Quốc khẳng định thiện chí đối với Triều Tiên: Trong bài phát biểu họp báo diễn ra ở thủ đô Seoul, đánh dấu 100 ngày cầm quyền đầu tiên, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố, Seoul không có ý định thù địch nhằm vào Bình Nhưỡng và sẵn sàng thực hiện các dự án viện trợ cho quốc gia láng giềng.

Ông Yoon nhấn mạnh, chừng nào Triều Tiên thể hiện cam kết vững chắc hướng tới phi hạt nhân hóa, Hàn Quốc sẽ thực hiện những gì có thể để hỗ trợ quốc gia láng giềng này. (Yonhap)

* Miền Nam Thái Lan bị tấn công: Nhà chức trách Thái Lan cho biết, ngày 17/8 đã xảy ra một loạt vụ nổ và hỏa hoạn tại ít nhất 17 địa điểm ở miền Nam nước này.

Theo cảnh sát và quân đội, các vụ tấn công bằng bom và phóng hỏa xảy ra sau nửa đêm và nhằm vào các cửa hàng tiện lợi và một trạm khí đốt ở 3 tỉnh, làm ít nhất 7 người bị thương nhẹ.

Theo giới chức địa phương, các cuộc tấn công được cho là do các nhóm phiến quân Hồi giáo ly khai tiến hành. (Reuters)

* Jordan và Bahrain thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông: Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi ngày 16/8 và Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif bin Rashid al Zayyani đã có cuộc hội đàm tại thủ đô Amman của Jordan bàn về các nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông giữa Israel và Palestine.

Tại cuộc họp báo chung, các Ngoại trưởng của Bahrain và Jordan đều khẳng định không có giải pháp nào cho cuộc xung đột Palestine-Israel ngoài giải pháp hai nhà nước nhằm mang lại nền hòa bình toàn diện trong khu vực. (TTXVN)

* Indonesia bắt giữ 3 nghi phạm khủng bố liên quan tới IS: Phát biểu với truyền thông tối 16/8, người phát ngôn của Cảnh sát Quốc gia Indonesia, ông Ahmad Ramadhan xác nhận, 2 nghi phạm bị bắt tại thủ đô Jakarta và bị cáo buộc có quan hệ với nhóm cực đoan Jamaah Islamiyah (JI) trong nước, vốn có liên quan tới tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Trong khi đó, nghi phạm khủng bố thứ 3 bị bắt ở tỉnh Nam Sumatra với cáo buộc ủng hộ nhóm khủng bố Jamaah Ansharut Daulah (JAD). (THX)

* Cựu Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa lên kế hoạch về nước: Trang Newsfirst của Sri Lanka ngày 17/8 cho biết, cựu Tổng thống nước này Gotabaya Rajapaksa sẽ về nước vào ngày 24/8.

Châu Âu:

* Đức chỉ trích phát biểu của Tổng thống Palestine: Tại cuộc họp báo chung ở Berlin ngày 16/8 với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã im lặng khi nhà lãnh đạo Palestine nói về "nạn diệt chủng Do Thái" mà Israel gây ra đối với người Palestine. Tuy nhiên, ông Scholz ngày 17/8 đã lên tiếng chỉ trích phát biểu này của ông Abbas.

Ông Scholz viết trên Twitter: "Tôi vô cùng phẫn nộ về những phát biểu không đúng mực của Tổng thống Abbas. Thực sự đối với người Đức chúng tôi, bất kỳ sự tương đối hóa nào về nạn diệt chủng Do Thái là quá quắt và không thể chấp nhận. Tôi lên án bất kỳ nỗ lực nào nhằm phủ nhận tội ác của nạn diệt chủng Do Thái".

Đức từ lâu đã cho rằng, chỉ nên sử dụng thuật ngữ "nạn diệt chủng Do Thái" để mô tả tội ác duy nhất của Đức Quốc xã khi tàn sát 6 triệu người Do Thái trước và trong Thế chiến thứ II. (AP)

Châu Mỹ:

* Tổng thống Mỹ ký ban hành "Đạo luật Giảm lạm phát": Ngày 16/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành "Đạo luật Giảm lạm phát" với số tiền lên tới 430 tỷ USD, được coi là gói chi tiêu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ nhằm chống biến đổi khí hậu (cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong nước) và giảm giá thuốc kê đơn.

Tại lễ ký, Tổng thống Biden phát biểu: "Một quốc gia có thể bị biến đổi. Việc thông qua Đạo luật này là vì những gì đang diễn ra bây giờ. Đó là vì ngày mai. Đó là để mang lại sự tiến bộ và thịnh vượng cho các gia đình Mỹ. Đó là để cho nước Mỹ và người dân Mỹ thấy rằng, nền dân chủ vẫn hoạt động ở Mỹ". (Reuters)

* Đại sứ Trung Quốc ra lời cảnh báo Mỹ: Ngày 16/8, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương đã tổ chức một buổi họp báo kín kéo dài 80 phút. Tại đây, Đại sứ Tần Cương đã trả lời về một loạt các vấn đề nhạy cảm - điều hiếm gặp đối với các quan chức cấp cao của Trung Quốc.

Tại họp báo, nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng, Bắc Kinh coi những động thái của Washington gần đây liên quan đến vấn đề Đài Loan sẽ gây bất ổn thêm cho quan hệ và ngăn cản hai nước đạt thêm được tiến triển trong các vấn đề khác, như biến đổi khí hậu và an ninh hạt nhân. (Axios)

* Iran sẵn sàng trao đổi tù nhân với Mỹ: Ngày 17/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani tuyên bố, nước này sẵn sàng trao đổi tù nhân với Mỹ, đồng thời kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden hành động thay vì nói suông.

Tehran hiện đang muốn Washington trả tự do cho hơn 10 người Iran tại Mỹ, trong đó bao gồm 7 người mang hai quốc tịch Iran-Mỹ, 2 người Iran thường trú tại Mỹ và 4 công dân Iran không có quy chế pháp lý tại Mỹ. (Fars)

* Venezuela hỗ trợ Cuba tái thiết lại cảng dầu Matanzas: Trong bài phát biểu tôn vinh các nhân viên cứu hỏa Venezuela được cử đến để chữa cháy ở Cuba, Tổng thống Maduro đã chỉ đạo Bộ trưởng Dầu mỏ Tareck El Aissami và Chủ tịch Tập đoàn dầu khí PDVSA do nhà nước quản lý liên hệ với các cơ quan hữu quan của Cuba "để bắt đầu tái thiết cảng Matanzas". (Reuters)

Nhận diện những 'cú sốc' đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

Nhận diện những 'cú sốc' đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

Vừa qua Liên hợp quốc đã công bố báo cáo “Tình hình an ninh lương thực và dinh dưỡng thế giới năm 2022”, trong đó ...

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Nga nói Ukraine pháo kích hệ thống làm mát, Pháp lo rủi ro

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Nga nói Ukraine pháo kích hệ thống làm mát, Pháp lo rủi ro

Ngày 16/8, ông Vladimir Rogov, thành viên Hội đồng hành chính Zaporizhzhia cho biết, quân đội Ukraine đang pháo kích hệ thống làm mát của ...

Tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên đã tới Syria

Tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên đã tới Syria

Chuyến tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên rời cảng Odessa từ 2 tuần trước theo thỏa thuận nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc ...

Tin thế giới 16/8: Nhu cầu mua vũ khí Nga vẫn không ngừng tăng; Mỹ phản đối Trung Quốc phóng tên lửa

Tin thế giới 16/8: Nhu cầu mua vũ khí Nga vẫn không ngừng tăng; Mỹ phản đối Trung Quốc phóng tên lửa

Vũ khí hiện đại của Nga được nhiều nước quan tâm; ông Trump có thể bị điều tra; Mỹ lên án Trung Quốc phóng tên ...

Thủ tướng Gahr Store: Na Uy đang cung cấp tất cả khí đốt có thể cho Đức

Thủ tướng Gahr Store: Na Uy đang cung cấp tất cả khí đốt có thể cho Đức

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store đã gặp người đồng cấp Đức Olaf Scholz tại thủ đô Oslo của Na Uy vào ngày 15/8 ...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình gặp Thủ hiến bang Hessen, Đức

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình gặp Thủ hiến bang Hessen, Đức

Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định, Việt Nam coi trọng làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược với Đức nói chung và với bang Hessen nói ...
Giá vàng hôm nay 26/3/2025: Giá vàng chưa chạm đỉnh cao nhất, 'hạ nhiệt' nhất thời, cơ hội 'rinh' hàng vào danh mục đầu tư

Giá vàng hôm nay 26/3/2025: Giá vàng chưa chạm đỉnh cao nhất, 'hạ nhiệt' nhất thời, cơ hội 'rinh' hàng vào danh mục đầu tư

Dù giá vàng đã vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce, các phân tích kỹ thuật chỉ rõ, có thể không phải là đỉnh của đợt tăng giá.
Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư đề nghị làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...
Tin thế giới 25/3: Đàm phán Nga-Mỹ tại Riyadh không như mong đợi, Israel ra điều kiện tiên quyết với Hamas, Hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản

Tin thế giới 25/3: Đàm phán Nga-Mỹ tại Riyadh không như mong đợi, Israel ra điều kiện tiên quyết với Hamas, Hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
JETRO đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam, nhận định hai điểm nổi bật

JETRO đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam, nhận định hai điểm nổi bật

Chiều 25/3, tại Hà Nội, JETRO phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Chương trình kết nối doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản.
Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Bộ Ngoại giao năm 2025

Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Bộ Ngoại giao năm 2025

Ngày 25/3, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Bộ năm 2025.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ III): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ III): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của  ‘kỷ lục gia’

'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của ‘kỷ lục gia’

Sự trở lại của ông Donald Trump cùng những chính sách quyết liệt đầy tranh cãi đồng nghĩa với một nước Mỹ ‘vĩ đại trở lại’?
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Cách đây tròn 95 năm, vào ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi (1869-1948) bắt đầu Hành trình muối nổi tiếng trong lịch sử.
Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Trong ván cờ quyền lực đầy căng thẳng của Trung Đông, vẫn có những 'bông hồng thép' kiên cường vươn lên.
Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) - sự kiện chính trị lớn của Trung Quốc trong ...
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Trước sự trỗi dậy của Ấn Độ, cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á, khu vực Nam Á có thể chứng kiến sự leo thang đối đầu thời gian tới.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Phiên bản di động