Tin thế giới 20/11: 'Drama' ở Michigan và cuộc gọi của ông Trump trước pha 'bẻ lái'; Trung Quốc nổi đóa dọa 'chọc mù' Ngũ Nhãn; Mỹ có tấn công Iran?

Hoàng Hà
TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, quan hệ Mỹ với Trung Quốc và Venezuela, Mỹ nói về đồn đoán quanh tham vấn của ông Trump về việc tấn công Iran, căng thẳng ngoại giao Nga-Đức, tình hình Nagorno-Karabakh và Trung Đông là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 20/11: 'Drama' ở Michigan và cuộc gọi của ông Trump trước pha 'bẻ lái'; Trung Quốc nổi đóa dọa 'chọc mù' Ngũ Nhãn'; Mỹ có tấn công Iran?

Bầu cử Mỹ 2020

'Drama' của phe ông Trump ở Michigan

Hôm 17/11, Hội đồng kiểm phiếu hạt Wayne, bang Michigan, đã nhất trí công nhận kết quả kiểm phiếu tại địa phương ngay sau khi 2 thành viên đảng Cộng hòa thuộc Hội đồng này ngừng ngăn chặn việc xác nhận kết quả và quay ra đồng thuận.

Tuy nhiên, chưa đầy 24 giờ sau, hai thành viên này lại lật lại quyết định công nhận kết quả, tuyên bố rút lại phiếu thuận, một lần nữa ngăn chặn việc xác nhận kết quả.

Theo Fox News, hai nhân vật nói trên nói trong bản khai rằng, họ ghi nhận tình trạng thiếu nhất quán trong các phiếu bầu, tuy nhiên họ đã chịu những lời nhiếc móc, dọa nạt và cả thóa mạ từ các cử tri và nhân viên bầu cử, "ép" phải đồng thuận với phe Dân chủ.

Hiện vẫn chưa rõ quyết định mới nhất của hai thành viên đảng Cộng hòa có thể thay đổi được kết quả của cuộc biểu quyết trước đó hay không.

Trong khi đó, Guardian tiết lộ, trước khi rút lại phiếu thuận xác nhận kết quả bầu cử, Tổng thống Donald Trump đã gọi điện cho hai thành viên này.

Đến ngày 19/11, đội ngũ chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump cho biết, họ đã rút đơn kiện về kết quả bầu cử gây tranh cãi ở bang Michigan vì "đã đạt kết quả mong muốn: ngăn chặn kết quả bỏ phiếu ở Hạt Wayne được chứng nhận sớm, trước khi người dân có thể yên tâm rằng mỗi lá phiếu hợp pháp đã được kiểm và mỗi lá phiếu không hợp pháp bị loại ra". (Guardian, Fox News, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Liệu ông Biden có kiện chính quyền của ông Trump?

Truyền thông Mỹ: Con dâu của Tổng thống Trump có ý định tranh cử ghế Thượng viện

Ngày 11/9, truyền thông Mỹ đưa tin, con dâu của ông Trump, Lara Trump đang cân nhắc tham gia cuộc đua vào Thượng viện tại bang quê nhà North Carolina năm 2022.

Bà Lara Trump là nhà sản xuất truyền hình cho Inside Edition, kết hôn với ông Eric Trump - con trai thứ hai của Tổng thống Trump - vào năm 2014. Bà Lara là cố vấn cấp cao cho đội ngũ vận động tranh cử của Tổng thống Trump năm nay.

Tờ New York Times dẫn 3 nguồn tin thân cận với bà Lara cho hay, bà "đã nói với các cộng sự về ý định tranh cử ghế Thượng viện vào năm 2022".

Bà Mercedes Schlapp, một cố vấn tranh cử của ông Trump đánh giá, bà Lara là người "rất lôi cuốn và có bản năng tự nhiên đối với chính trị". Trong khi đó, cựu cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway nhận định, bà Lara sẽ là một ứng cử viên "rất đáng gờm" khi "sở hữu khả năng ở cả 3 lĩnh vực: quyên góp tiền, nâng cao nhận thức về các vấn đề then chốt và gây chú ý tới cuộc đua của mình". (New York Times)

TIN LIÊN QUAN
Hậu bầu cử Mỹ 2020: Đường chia đôi ngả

Mỹ-Trung Quốc

Five Eyes chọc giận Trung Quốc, Bắc Kinh dọa 'chọc mù mắt'

Ngày 19/11, liên minh tình báo Five Eyes (Ngũ Nhãn) bao gồm 5 quốc gia Mỹ, Anh, Australia, Canada và New Zealand bày tỏ quan ngại và chỉ trích Trung Quốc về việc 4 nghị sĩ có tư tưởng không thân Bắc Kinh bị loại khỏi nghị viện Hong Kong.

Five Eyes cho rằng, Bắc Kinh muốn “bịt miệng” các chính trị gia đối lập ở Hong Kong, đồng thời kêu gọi Trung Quốc khôi phục vị trí cho 4 nghị sĩ này.

Phản ứng lại chỉ trích này, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã cảnh cáo: “Dù họ có 5 mắt hay 10 mắt, nếu họ dám gây tổn hại tới chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của Trung Quốc, mắt của họ có thể bị chọc mù”.

Ông Triệu cho rằng, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, Ngũ Nhãn đang “can thiệp trắng trợn” vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Văn phòng liên lạc của Trung Quốc ở Hong Kong (HKSAR) cũng phản đối sự “can thiệp” của liên minh Ngũ Nhãn.

Cũng trong cuộc họp báo, Bắc Kinh cũng bày tỏ sự bất mãn khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố bản kế hoạch của Chính quyền ông Trump nhằm chống Trung Quốc “thay đổi trật tự thế giới”. (Guardian)

TIN LIÊN QUAN
Đối đầu ngoại giao Canada-Trung Quốc: Khúc mắc khó giải

Quan chức Mỹ chuẩn bị thăm Đài Loan, Trung Quốc phản đối

Ngày 20/11, quan chức Đài Loan Tô Trinh Xương cho biết, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) của Mỹ Andrew Wheeler sẽ tới thăm Đài Loan "để có các cuộc thảo luận song phương về hợp tác quốc tế liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường".

Phản ứng trước thông tin này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định phản đối tất cả hình thức tương tác chính thức nào giữa Mỹ và Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng thời cho rằng, điều này buộc Bắc Kinh đưa ra các biện pháp đáp trả cần thiết trước bất cứ chuyến thăm nào tới hòn đảo này của ông Wheeler. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ-Trung Quốc và quan hệ với Đài Loan: Chuyển thời không đổi hướng

Philippines-Trung Quốc

Đại sứ Philippines ca ngợi mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc

Ngày 20/11, Đài truyền hình quốc tế Trung Quốc (CGTN) đăng tải đoạn ghi hình phỏng vấn Đại sứ Philippines tại Trung Quốc, ông Jose Santiago Sta. Romana.

Theo Đại sứ Romana, kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, Trung Quốc và Philippines đã hợp tác chặt chẽ để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Ông khẳng định, cuộc chiến chống Covid-19 đã trở thành yếu tố quan trọng nhất trong hợp tác song phương.

Đại sứ Romana nhận định thêm, kinh tế toàn cầu đang đối diện với nhiều thách thức và bất ổn nhưng kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng tích cực trở lại trong Quý III năm nay.

Ông Romana khẳng định, Philippines coi Trung Quốc là động lực rất mạnh mẽ trong khu vực, qua đó có thể hỗ trợ nền kinh tế nước này trong thời gian tới. (CGTN)

TIN LIÊN QUAN
Philippines dừng kế hoạch đưa dân quân ra Biển Đông

Mỹ-Iran

Tướng Mỹ: Washington không có kế hoạch tấn công Iran

Ngày 19/11, tại một diễn đàn trực tuyến do Hội đồng Quốc gia về Quan hệ Mỹ-Arab tổ chức, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trung Đông, Tướng Frank McKenzie tuyên bố Mỹ không có kế hoạch tấn công Iran dù Washington đang tăng cường chiến dịch trừng phạt nhằm vào Tehran.

Hãng tin Argus Media dẫn lời Tướng McKenzie cho hay, "không có thành phần quân sự nào tham gia chiến dịch gây áp lực tối đa" mà hoàn toàn là tiếp cận về ngoại giao và kinh tế.

Trước đó, hôm 16/11, Reuters đưa tin, ông Trump từng tham khảo ý kiến của các cố vấn hàng đầu về khả năng tấn công nhà máy làm giàu uranium Natanz của Iran, nhưng đã bị họ thuyết phục từ bỏ phương án này. (Argus Media)

TIN LIÊN QUAN
Ông Trump muốn phát động chiến tranh với Iran để giữ quyền lực?

Nagorno-Karabakh

Nga nói Mỹ và Pháp cảm thấy "bị tổn thương" về thỏa thuận hòa bình ở Nagorno-Karabakh

Ngày 19/11, trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Reuters, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Mỹ và Pháp cảm thấy "niềm tự hào bị tổn thương" về thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorno-Karabakh do Moscow làm trung gian.

Ông Lavrov nói: "Trong các cuộc tiếp xúc của tôi với các đồng nghiệp Mỹ và Pháp, cũng như trong các cuộc tiếp xúc giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thống thống Vladimir Putin về vấn đề Nagorno-Karabakh trong vài ngày qua, một điều được thể hiện rõ là niềm tự hào bị tổn thương. Và điều đó thật đáng buồn".

Trong diễn biến liên quan, Azerbaijan và Armenia đã bắt đầu tiến hành trao trả lãnh thổ. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận đình chiến lịch sử ở Nagorno-Karabakh: Liệu có bền vững?

Nga-Đức

Nga phẫn nộ, chỉ trích phát biểu của Đại sứ Đức liên quan Thế chiến II

Mới đây, Đại sứ Đức tại Lithuania Matthias Sonn cho biết, qua việc giải phóng nước Đức khỏi Chủ nghĩa quốc xã, Liên Xô trước đây đã tìm cách thiết lập chế độ áp bức ở quốc gia này.

Ngày 19/11, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, các tuyên bố mà Đại sứ Đức tại Lithuania đưa ra về các mục tiêu của Liên Xô trước đây trong Thế chiến II là một hành động khiêu khích.

Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, bà Zakharova nói: "Chúng tôi rất phẫn nộ trước những phát biểu của Đại sứ Đức... Căn cứ vào lịch sử của Thế chiến II và vai trò của nước Đức, cũng như những người dân Đức trong cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử, tuyên bố này nghe có vẻ rất giễu cợt và xấc xược".

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng tôi mong muốn nước Đức đưa ra lời giải thích rõ ràng và tránh xa khỏi những lời nói bóng gió của một cá nhân, không may, đây không phải là sự cố cá biệt", bà Zakharova nói.

Bà Zakharova nhấn mạnh, đối với người dân Liên Xô trước đây, cuộc chiến chống phát xít Đức là một cuộc chiến giành tự do và độc lập trước nguy cơ bị bắt làm nô lệ và giết hại. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Đức-Nga: Thế khó xử của người Đức

Trung Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Israel làm Thủ tướng tạm quyền

Ngày 20/11, Văn phòng Thủ tướng Israel thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz sẽ giữ cương vị quyền Thủ tướng trong thời gian Thủ tướng đương nhiệm Benjamin Netanyahu trải qua một cuộc kiểm tra y tế định kỳ.

Thủ tướng Netanyahu hiện đang trong tình trạng sức khỏe tốt và có thể quay lại hoạt động bình thường.

Trong những năm qua, ông Netanyahu thường chỉ định các bộ trưởng thuộc đảng Likud vào vị trí Thủ tướng tạm quyền khi ông đi công tác nước ngoài hoặc phải trải qua các đợt kiểm tra y tế. Tuy nhiên, Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Gantz đã nhất trí về vấn đề nhân sự khi thành lập chính phủ hồi đầu năm nay, sau 3 cuộc bầu cử căng thẳng. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Trung Đông - Bản đồ mới và một lộ trình không có sẵn

Lebanon-Israel mâu thuẫn quan điểm về biên giới trên biển

Ngày 19/11, truyền thông Trung Đông đưa tin, Tổng thống Lebanon Michel Aoun đã xác định điểm bắt đầu để phân định biên giới trên biển với Israel trong khuôn khổ các cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian.

Theo tuyên bố của văn phòng tổng thống, ông Aoun đã chỉ thị cho đội ngũ Lebanon tham gia đàm phán rằng, đường phân định hàng hải với Israel cần được bắt đầu từ điểm đất liền thuộc mũi Ras Naqoura được xác định theo thỏa thuận năm 1923 và mở rộng ra biển.

Động thái của Lebanon có thể làm mở rộng khu vực tranh chấp trên biển với Israel từ khoảng 860 km² lên 2.300 km².

Trước động thái này, Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz đã viết trên Twitter rằng: "Lebanon đã thay đổi lập trường về biên giới trên biển với Israel bảy lần... Quan điểm hiện tại của nước này không chỉ mâu thuẫn với những gì được đưa ra trước đó, mà còn mâu thuẫn với cả lập trường của Lebanon về biên giới trên biển với Syria, khi mà tính đến cả các đảo của Lebanon ở sát biên giới".

Israel đồng thời cảnh báo điều này có thể dẫn tới một "ngõ cụt" mà có thể ảnh hưởng xấu tới cả khu vực. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Israel-Lebanon: Bên lợi đơn, phía lợi kép

Mỹ-Venezuela

Tổng thống Venezuela tiết lộ kế hoạch hội đàm của Tổng thống Trump

Ngày 19/11, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết, người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã cố gắng bắt đầu cuộc đàm phán song phương với ông nhiều lần, tuy nhiên không thể thực hiện được.

Trong một phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước, ông Maduro nói: "Chúng tôi đã liên hệ thông qua các đặc phái viên. Tuy nhiên, thể chế của Mỹ không cho phép ông ấy làm điều đó".

Trước đó, Tổng thống Nicolas Maduro từng cho rằng, Washington đã dàn dựng một cuộc đảo chính tại Venezuela vào tháng 1/2019 và tuyên bố ông đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ. (TASS)

Cập nhật Covid-19 ngày 20/11: Số ca nhiễm toàn cầu vọt lên gần mức kỷ lục; Mỹ như 'ngồi trên lửa', số người mắc mới cao chưa từng có

Cập nhật Covid-19 ngày 20/11: Số ca nhiễm toàn cầu vọt lên gần mức kỷ lục; Mỹ như 'ngồi trên lửa', số người mắc mới cao chưa từng có

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 57.231.635 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.365.461 trường hợp tử vong và ...

Tin thế giới 19/11: Ông Biden phàn nàn kết quả bầu cử; Đặc nhiệm Australia bị nghi gây tội ác chiến tranh; Mỹ 'vạch đường' ngăn Trung Quốc vượt mặt

Tin thế giới 19/11: Ông Biden phàn nàn kết quả bầu cử; Đặc nhiệm Australia bị nghi gây tội ác chiến tranh; Mỹ 'vạch đường' ngăn Trung Quốc vượt mặt

TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, tội ác chiến tranh ở Afghanistan, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, quan hệ Trung Quốc-Australia, Hòa bình Trung Đông... là một ...

Bầu cử Mỹ 2020: 7 trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông Joe Biden

Bầu cử Mỹ 2020: 7 trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông Joe Biden

TGVN. Chưa công bố cụ thể nhưng 7 trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông Joe Biden dường như đã được định hình ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động