Iran thông báo, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán nhằm hồi sinh JCPOA giữa nước này với các cường quốc thế giới, Mỹ đã gỡ toàn bộ trừng phạt đối với các lĩnh vực bảo hiểm, dầu mỏ và vận chuyển do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt. (Nguồn: Iram Center) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Mỹ-Iran: Mỹ đồng ý dỡ bỏ trừng phạt với dầu mỏ và một số lĩnh vực của Iran
Ngày 23/6, Iran thông báo, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và các cường quốc ký kết vào năm 2015 (JCPOA) hiện đang đình trệ, Mỹ đã đồng ý dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt đối với một số lĩnh vực của Iran.
Truyền thông nhà nước Iran dẫn lời ông Mahmoud Vaezi, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Iran, khẳng định: "Đã đạt được một thỏa thuận dỡ bỏ tất cả trừng phạt đối với các lĩnh vực bảo hiểm, dầu mỏ và vận chuyển do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt".
Theo đó, khoảng 1.040 lệnh trừng phạt dưới thời ông Trump sẽ được dỡ bỏ theo thỏa thuận này. Thỏa thuận cũng nhất trí dỡ bỏ một số trừng phạt với các cá nhân và thành viên thân tín của lãnh tụ tối cao.
Liên quan quan hệ Mỹ-Iran, cùng ngày, Washington đã chiếm giữ 33 trang web liên quan Tehran, cáo buộc các trang web này vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ. (Reuters)
Hội nghị An ninh quốc tế Moscow:
Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 9 đang diễn ra ở thủ đô nước Nga từ ngày 22-24/6 với sự tham dự của đại diện các bộ quốc phòng, các tổ chức quốc tế và các chuyên gia.
Trong khuôn khổ sự kiện, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Giám đốc Cơ quan An ninh LB Nga (FSB) Alexander Bortnikov, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nga Nikolai Patrushev, Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Giám đốc Cơ quan Tình báo đối Ngoại Nga (SVR) Sergei Naryshkin sẽ trình bày các báo cáo về chủ đề an ninh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu được ghi hình trước để gửi tới Hội nghị.
Thế giới ngày càng hỗn loạn, Nga không tìm kiếm lợi thế quân sự đơn phương
các quá trình địa chính trị thế giới đang "
Ông Putin cũng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng tới
Khẳng định quá trình phát triển tiềm lực quốc phòng của Nga không để tìm kiếm lợi thế quân sự đơn phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm như ổn định chiến lược, ông Putin nhấn mạnh, các nỗ lực của Nga là “nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng dự đoán và giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại và các thỏa thuận cụ thể, kể cả trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí”. (TASS)
Tình hình châu Âu là "ngòi nổ"
Tại Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho rằng
Nga bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân
Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Valery Gerasimov cho biết, chính sách hạt nhân của Nga hoàn toàn mang tính chất phòng thủ.
Liên bang Nga bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ để đối phó với việc sử dụng vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác nhằm chống lại nước này hoặc các đồng minh của Moscow.
Ngoài ra, vũ khí hạt nhân của Nga cũng được sử dụng để đối phó với các cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường trong trường hợp đe dọa đến sự tồn vong của Nhà nước Nga.
Ông Gerasimov cho biết thêm, Nga đã phát triển các loại vũ khí có khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa từ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. (Sputnik)
Mỹ-Trung: Trung Quốc sẵn sàng phát triển quan hệ đôi bên cùng có lợi với Mỹ
Ngày 23/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố, nước này sẵn sàng phát triển quan hệ với Mỹ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, đồng thời hy vọng việc bình thường hóa là khả thi.
Ông Ngụy nêu rõ: "Phía Trung Quốc sẵn sàng cùng với Mỹ đẩy mạnh các cuộc tiếp xúc, giải quyết những bất đồng, mở rộng hợp tác và thúc đẩy sự phát triển một cách lành mạnh và ổn định quan hệ Trung-Mỹ, dựa trên các nguyên tắc tránh xung đột, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và cùng có lợi".
Cùng ngày, tờ Financial Times đưa tin, Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận khả năng diễn ra cuộc gặp giữa Ngoại trưởng hai nước bên lề hội nghị cấp bộ trưởng Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Italy trong tuần tới. (Sputnik, Reuters)
Mỹ, Đức phản đối "hành động khiêu khích" của Nga tại Ukraine
Ngày 23/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố: "Đức và Mỹ sẽ luôn phối hợp cùng nhau ngăn chặn bất kỳ hành động nguy hiểm hay khiêu khích nào của Nga".
Nhà ngoại giao cấp cao Mỹ lưu ý, các hành động trên gồm động thái xâm phạm lãnh thổ Ukraine hay bắt giữ nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny hoặc việc lan truyền thông tin sai lệch về các nền dân chủ.
Trong diễn biến khác, ngày 22/6, Tổng thống Ukraine Volodymy Zelensky thông báo đã nhận lời mời thăm Berlin của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày 12/7 tới. (AFP)
Nga-NATO: Nga lo ngại NATO tăng cường tiềm lực quân sự gần biên giới
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow lo ngại về việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường tiềm lực quân sự và cơ sở hạ tầng gần biên giới nước này cũng như việc NATO từ chối các đề xuất giảm leo thang căng thẳng.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ quan ngại việc NATO "từ chối xem xét một cách xây dựng các đề xuất của chúng tôi nhằm giảm leo thang căng thẳng và giảm nguy cơ những sự cố không thể đoán trước”.
Ông Putin nói thêm, Moscow mong rằng, nhận thức chung sẽ thắng thế và mong muốn phát triển các mối quan hệ mang tính xây với NATO. (Sputnik)
Tấn công mạng: Nga lo ngại nguy cơ tấn công cơ sở hạ tầng mạng
Ngày 23/6, Giám đốc Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov cho biết, tồn tại một mối đe dọa đáng kể là việc các tổ chức khủng bố quốc tế tiếp tục mở rộng và tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng tin tặc, cũng như việc chúng tập trung hoạt động trong không gian mạng.
Người đứng đầu FSB nêu rõ: “Chúng ta không loại trừ việc những kẻ khủng bố có thể thực hiện các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng. Chúng tôi tin rằng không thể giải quyết vấn đề toàn cầu này mà không có sự tham gia của toàn bộ cộng đồng thế giới”.
Ông Bortnikov cũng cho biết, Nga cũng sẽ hợp tác với Mỹ để truy vết các tội phạm mạng.
Trong khi đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng cho biết sẽ cùng hợp tác để chống lại tội phạm mạng. (TASS)
Tình hình Myanmar: Chính quyền quân sự muốn khôi phục hệ thống dân chủ
Ngày 23/6, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing tuyên bố, các nhà chức trách hiện nay của Myanmar đang cố gắng khôi phục hệ thống dân chủ tại nước này.
Tướng Min Aung Hlaing nêu rõ: "Myanmar đã nỗ lực hết mình nhằm đạt được sự ổn định chính trị".
Theo ông Hlaing, "tất cả các sự kiện hiện nay tại Myanmar chỉ là nỗ lực của chính quyền đương nhiệm nhằm khôi phục sự trong sạch và hệ thống dân chủ mà chính phủ tiền nhiệm đã làm suy yếu". (Sputnik)
Nga-Anh: Nga bắn cảnh cáo tàu khu trục Anh tại Biển Đen
Ngày 23/6, hãng thông tấn Interfax dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một tàu của quân đội nước này đã bắn cảnh cáo tàu khu trục HMS Defender của Hải quân Hoàng gia Anh sau khi tàu này tiến vào vùng biển của Nga ở Biển Đen.
Một máy bay phản lực của Nga cũng thả bom trong cảnh cáo trong khi tàu của Anh di chuyển.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Hạm đội Biển Đen đã phối hợp cùng với các lực lượng biên phòng thuộc Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) để đuổi tàu Anh ra khỏi vùng biển của Nga.
Tàu khu trục đã nhận được cảnh báo về khả năng sử dụng vũ khí nếu xâm phạm biên giới Nga, song "không có phản ứng trước những cảnh báo".
Sau khi bị cảnh cáo, Tàu khu trục HMS Defender đã rời khỏi vùng biển Nga, sau khi đã mạo hiểm tiến sâu vào khoảng 3 km trong vùng biển của Nga. (Reuters)
Bán đảo Triều Tiên:
Mỹ phản ứng với "gáo nước lạnh" từ Triều Tiên
Ngày 22/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết: "Chúng tôi vẫn sẵn sàng cho các cuộc đàm phán có nguyên tắc với Triều Tiên để đối phó với các thách thức từ chương trình hạt nhân của nước này".
Ông Price cũng nhấn mạnh, Mỹ hy vọng Triều Tiên sẽ phản ứng tích cực với đề nghị của Washington.
Tuyên bố trên được đưa ra không lâu sau khi em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong, nói rằng, Mỹ dường như đang hiểu sai tín hiệu từ Bình Nhưỡng về triển vọng đàm phán. (Yonhap)
Hàn Quốc đề nghị Trung Quốc đóng vai trò trong đối thoại với Triều Tiên
Ngày 23/6, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc và đề nghị Bắc Kinh đóng một vai trò trong nỗ lực đưa Triều Tiên trở lại đối thoại.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, ông Noh Kyu-duk và ông Lưu Hiểu Minh "đã thảo luận về các nỗ lực chung giữa Hàn Quốc và Trung Quốc nhằm thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và xây dựng hòa bình lâu dài trong khu vực".
Ông Lưu Hiểu Minh đã tái khẳng định cam kết hợp tác của Trung Quốc với vai trò mang tính xây dựng.
Cuộc điện đàm diễn ra sau chuyến thăm của Đại diện đặc biệt Mỹ về Triều Tiên Sung Kim tới Seoul trong tuần này để hội đàm với những người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản về cách nối lại ngoại giao với Bình Nhưỡng. (Yonhap)