Tin thế giới 23/9: Mỹ-Trung đối đầu 'không nể nang'; Tổng thống Belarus tuyên thệ giữa 'bão'; Nhật Bản đem vấn đề Biển Đông đến châu Âu

Hoàng Hà
TGVN. Mỹ-Trung đối đầu căng thẳng ở LHQ, tình hình Belarus, Biển Đông, 'biến' trên chính trường Malaysia, quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc và danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới năm 2020 là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tin-the-gioi-219-cuoc-dua-ruc-lua-sau-cai-chet-cua-tham-phan-my-tran-chien-khong-vay-mau-o-iran-dieu-gi-khien-quan-doi-nga-phat-dien

Đối đầu Mỹ-Trung Quốc

Tổng thống Trump 'vuốt mặt không nể mũi Trung Quốc' ngay tại LHQ

Tại kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 75, ông Trump thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc "gây nên đại dịch Covid-19", cho rằng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang bị Bắc Kinh "kiểm soát" và LHQ "cần phải buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về những hành động của họ".

Tổng thống Mỹ cũng không nể nang Trung Quốc khi cáo buộc Bắc Kinh đã "thải hàng triệu triệu tấn nhựa và rác ra đại dương, đánh bắt quá mức vùng biển của các quốc gia khác, phá hủy các dải san hô rộng lớn và thải ra khí quyển nhiều thủy ngân độc hại hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới".

Trước lời cáo buộc mạnh mẽ của nhà lãnh đạo Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu với tông giọng hòa giải, tuyên bố "không có ý định đấu với bất cứ quốc gia nào, dù đó là chiến tranh lạnh hay nóng" và cũng sẽ "không tham gia vào các trò chơi phân định thắng thua".

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay sau đó tuyên bố, ông Trump tại phiên họp ĐHĐ LHQ "bịa đặt những lời nói dối và đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ chống lại và vu khống Trung Quốc", cho rằng, động thái của Mỹ là vì các mục đích chính trị riêng.

Bên cạnh đó, Bộ này cũng chỉ trích Mỹ "gây trở ngại nghiêm trọng" đối với cuộc chiến nhằm kiểm soát khí thải trên toàn cầu, cho rằng khi rút khỏi các thỏa thuận quốc tế về hạn chế phát thải khí carbonic, Mỹ đã không hoàn thành nghĩa vụ giới hạn lượng khí thải và từ chối có hành động dù là nhỏ nhất để bảo vệ Trái đất. (THX, Reuters, WhiteHouse)

TIN LIÊN QUAN
Phân tách Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19: Suy thoái toàn cầu là mối đe dọa lớn nhất

Tình hình Belarus

Tổng thống Lukashenko tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới khi "bão" còn chưa tan

Ngày 23/9, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới, sau cuộc bầu cử Tổng thống ngày 9/8 vừa qua. Hàng trăm quan chức cấp cao, các nghị sĩ Quốc hội, đại diện chính quyền các địa phương, cơ quan truyền thông, các nhà hoạt động văn hóa-xã hội... đã tham dự buổi lễ.

Phát biểu tại đây, Tổng thống Lukashenko bày tỏ tự hào về nhân dân Belarus, những người "bằng cuộc bầu cử đã bảo vệ cuộc sống hòa bình và chủ quyền của đất nước".

Ngay lập tức, phong trào đối lập tại Belarus đã kêu gọi thực hiện một chiến dịch bất tuân dân sự. Trên phương tiện truyền thông, ông Pavel Latushko, một thành viên của hội đồng điều phối đối lập Belarus, cho biết, ông và các đồng minh sẽ không bao giờ chấp nhận điều mà ông gọi là chiến thắng bầu cử giả mạo của ông Lukashenko, đồng thời đòi tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống mới. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Belarus: Mỹ gây sức ép, buộc Cyprus từ bỏ quyền phủ quyết các lệnh trừng phạt của EU

Biển Đông

Ngoại trưởng Nhật Bản nêu vấn đề Biển Đông trong chuyến công du châu Âu

Ngày 23/9, các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản thông báo, Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi đang lên kế hoạch công du Pháp và Đức trong thời gian từ cuối tháng này cho tới đầu tháng 10 để tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy sự ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong bối cảnh sự quyết đoán của Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Suga Yoshihide nhậm chức hôm 16/9, dự kiến ông Motegi sẽ tiến hành hội đàm với những người đồng cấp Pháp và Đức.

Theo Kyodo, trong các cuộc hội đàm, ông Motegi sẽ tìm cách chia sẻ quan ngại của Nhật Bản về việc Trung Quốc tăng cường đưa ra những tuyên bố chủ quyền ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông bằng các hoạt động quân sự và bán quân sự.

Nhà ngoại giao Nhật Bản được cho là cũng sẽ khẳng định mong muốn của Tokyo hợp tác với 2 nước này để hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, một khái niệm nhằm bảo đảm những quyền lợi hàng hải chung trong khu vực dựa trên luật lệ, dân chủ và tự do hàng hải. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Lý do châu Âu 'xoay trục', quyết đoán hơn trong lập trường về Biển Đông

Chính trường Malaysia

Thủ lĩnh đối lập Malaysia bất ngờ tuyên bố có đủ sự ủng hộ để thành lập Chính phủ mới

Ngày 23/9, một loạt báo chí của Malaysia (Bernama, The Star, New Straits Times….) đưa tin, ông Anwar Ibrahim, thủ lĩnh phe đối lập tại Hạ viện Malaysia, khẳng định, ông đã giành được sự ủng hộ “mạnh mẽ và thuyết phục” từ các nghị sĩ để thành lập một chính phủ liên bang mới tại nước này.

Phát biểu với báo giới tại khách sạn Le Meridien ở thủ đô Kuala Lumpur, ông Anwar cho biết, ông đã được phép yết kiến Quốc vương vào ngày 22/9 để trình bày về vấn đề trên, song cuộc tiếp kiến bị hoãn lại do Quốc vương đang phải điều trị tại Viện tim Quốc gia.

Ông Anwar nói rằng, việc ông nhận được sự ủng hộ của đa số nghị sĩ, đồng nghĩa với việc “ngay lúc này, chính phủ của Thủ tướng Muhyiddin Yassin đã sụp đổ”. Tuy nhiên, ông không tiết lộ số nghị sĩ ủng hộ mình.

Thủ lĩnh đối lập cho biết, ông sẽ sớm yết kiến Quốc vương để thảo luận về vấn đề này, đồng thời "hoan nghênh ông Muhyiddin Yassin tham gia thành lập chính phủ mới".

Phản ứng trước tuyên bố này, Thủ tướng Malaysia đương nhiệm Muhyiddin Yassin cho rằng, "Chính phủ Perikatan Nasional vẫn vững mạnh và tôi là Thủ tướng hợp pháp" cho đến khi ông Anwar chứng minh được điều ngược lại.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố riêng rẽ, Tổng thư ký các đảng thuộc liên minh cầm quyền cho biết, họ vẫn hậu thuẫn mạnh mẽ cho ông Muhyiddin đồng thời bác bỏ tuyên bố của ông Anwar. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Dấu chấm hết cho cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak?

Ấn Độ

Ấn Độ chi 3 tỷ USD mua máy bay Mỹ để giám sát biên giới Trung Quốc

Ngày 23/9, India Today dẫn các nguồn thạo tin cho hay, Ấn Độ sẽ lên kế hoạch mua 30 máy bay không người lái MQ-9A Reaper của hãng General Atomics, Mỹ với tổng trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD và triển khai ở khu vực biên giới với Trung Quốc cũng như ở các tuyến đường thủy chiến lược.

Thỏa thuận này dự kiến sẽ được "chấp thuận về tính cần thiết" trong một cuộc họp sắp tới của Hội đồng Mua sắm Quốc phòng, do Bộ trưởng Rajnath Singh đứng đầu.

Một quan chức quốc phòng tiết lộ: "MQ9-A là một thiết bị điểu khiển từ vệ tinh, có thể bay trên mục tiêu ở độ cao 45.000 feet (13.716 m) và thực hiện nhiệm vụ trong suốt 35 giờ, sử dụng các phương pháp hỗ trợ điện tử và radar để định vị kẻ thù - thiết bị có thể ở bất kỳ nơi nào, Vịnh Aden hay Eo biển Malacca hay Đông Ladakh".

6 máy bay không người lái được dự kiến được thu mua ngay lập tức và chuyển trong vài tháng tới, trong khi 24 máy bay còn lại sẽ được mua trong hơn 3 năm tới.

Mỹ hiện là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 cho Ấn Độ, chỉ sau Nga. (Sputnik)

Hai mẩu "Bộ Tứ" tiến hành tập trận hải quân chung

Từ ngày 23-24/9, Ấn Độ và Australia tiến hành cuộc tập trận hải quân chung ở khu vực Đông Ấn Độ Dương, tiếp sau các cuộc tập trận tương tự với Mỹ và Nhật Bản ở khu vực này, trong bối cảnh các lực lượng của Ấn Độ và Trung Quốc đang đối đầu căng thẳng tại Ladakh.

Times of India dẫn lời người phát ngôn của Hải quân Ấn Độ Vivek Madhwal cho biết: “Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến, sẽ bao gồm các cuộc diễn tập chống hạm và phòng không trong đó có khai hỏa vũ khí, diễn tập trên tàu, thao dượt hải quân và đáp máy bay trên boong tàu của nhau”.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc mời Australia tham gia cuộc tập trận Malabar lần thứ 24 vào cuối năm nay trong khi Nhật Bản thường xuyên tham gia cuộc tập trận quy mô lớn này giữa Ấn Độ và Mỹ kể từ năm 2015.

Nếu Australia được mời, nhóm “Bộ Tứ” vốn có lợi ích chung trong việc xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và ổn định nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, chắc chắn sẽ được bổ sung yếu tố quân sự. (Times of India)

TIN LIÊN QUAN
Bất ngờ đằng sau Tuyên bố chung Ấn Độ-Trung Quốc

Tình hình Afghanistan

Mỹ lên kế hoạch rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan vào tháng 5/2021

Ngày 22/9, hãng tin Sputnik dẫn lời Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương David Helvey cho biết, Lầu Năm Góc đang "lên kế hoạch thận trọng" để rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan vào tháng 5/2021 nếu các điều kiện được đáp ứng.

Tuy nhiên, dù đã lên kế hoạch trên, ông Helvey cho hay, đến nay, "Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper chưa ban hành lệnh cắt giảm quân đội ở Afghanistan ở mức 4.000-5.000 binh sĩ".

Mặc dù vậy, ông này khẳng định, Lầu Năm Góc dự kiến sẽ còn "khoảng 4.500 quân" ở Afghanistan vào tháng 11.

Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Afghanistan và phiến quân Taliban vẫn tồn tại nhiều khác biệt ngay cả về những vấn đề cơ bản nhất trong suốt 10 ngày đàm phán tại thủ đô Doha của Qatar nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài hai thập niên.

Ông Helvey nhấn mạnh, việc Mỹ rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan phụ thuộc vào việc Taliban tuân thủ thỏa thuận: “Chúng tôi sẽ theo dõi rất cẩn thận để đánh giá việc tuân thủ của Taliban theo các điều khoản trong thỏa thuận, trên cơ sở đó sẽ đưa ra quyết định về việc rút quân tiếp theo và trong tương lai”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Vì sao lính Mỹ ‘tháo chạy’ khỏi Afghanistan và Iraq?

Time: Danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới năm 2020

Ngày 23/9, tạp chí Time đã công bố danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2020 - Time 100 - được bầu chọn hằng năm, thể hiện sự đánh giá của các nhà báo, chính trị gia và học giả nổi tiếng của Mỹ về "những nhân vật định hình thế giới".

Time xếp các nhân vật theo 5 hạng mục: Những người tiên phong, Những nghệ sĩ, Những nhà lãnh đạo, Những người khổng lồ và Những biểu tượng.

Trong hạng mục Nhà lãnh đạo, danh sách Time 100 năm nay có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng trên chính trường thế giới như Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối thủ của ông trong cuộc bầu cử ngày 3/11 tới là ứng cử viên Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.

Phó tướng trong liên danh tranh cử của ông Biden Kamala Harris, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr, Thị trưởng Paris (Pháp) Anne Hidalgo, Giám đốc Viện Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm và dị ứng của Mỹ Anthony Fauci, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc Cơ quan Quản lý và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc Jung Eun-kyeong cũng có tên trong hạng mục này.

Tạp chí Time nêu rõ, trong lịch sử tồn tại gần 20 năm qua của danh sách bình chọn "100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới", năm 2020 là năm vô cùng đặc biệt khi có rất nhiều cuộc khủng hoảng xảy đến cùng lúc trên phạm vi toàn cầu.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong danh sách Time 100 năm nay là sự xuất hiện của nhiều bác sĩ, y tá và các nhà khoa học đã và đang hết lòng dốc sức cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Danh sách cũng lưu tâm hơn đến vấn đề bình đẳng sắc tộc và bình đẳng giới. Có tới 44 người trong danh sách này là nữ, con số cao chưa từng thấy trước đây. (TTXVN)

Trung Quốc phản ứng về phát biểu của Tổng thống Mỹ tại LHQ, cảnh báo 'cuộc chơi có tổng bằng không'

Trung Quốc phản ứng về phát biểu của Tổng thống Mỹ tại LHQ, cảnh báo 'cuộc chơi có tổng bằng không'

TGVN. Ngày 22/9, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) Trương Quân đã lên tiếng cáo buộc Mỹ gieo rắc một loại “virus ...

Tổng thống Trump tại ĐHĐ khóa 75: Phủ đầu Trung Quốc, bỏ qua Triều Tiên và 'khoe' các thỏa thuận hòa bình

Tổng thống Trump tại ĐHĐ khóa 75: Phủ đầu Trung Quốc, bỏ qua Triều Tiên và 'khoe' các thỏa thuận hòa bình

TGVN. Ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi đến kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 75 bài phát ...

Tin thế giới 22/9: Bất ngờ khi cảnh sát Mỹ là gián điệp Trung Quốc; Iran lại hứng trừng phạt của Mỹ; Ấn Độ thử máy bay mới ở biên giới với Trung Quốc

Tin thế giới 22/9: Bất ngờ khi cảnh sát Mỹ là gián điệp Trung Quốc; Iran lại hứng trừng phạt của Mỹ; Ấn Độ thử máy bay mới ở biên giới với Trung Quốc

TGVN. Các diễn biến mới nhất trong ngày về căng thẳng Mỹ-Trung Quốc, Ấn Độ-Trung Quốc, bầu cử Mỹ 2020, Biển Đông... là một số ...

Bài viết cùng chủ đề

Ấn Độ-Trung Quốc

Đọc thêm

Mức thu phí tự động không dừng với ôtô tại 5 sân bay lớn

Mức thu phí tự động không dừng với ôtô tại 5 sân bay lớn

Từ 5/5, 5 cảng hàng không như Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất chính thức triển khai thu phí tự động không dừng với ...
Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu... với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục ...
Nối gót Carlos Alcaraz, tay vợt tài năng Jannik Sinner không tham dự Rome Masters

Nối gót Carlos Alcaraz, tay vợt tài năng Jannik Sinner không tham dự Rome Masters

Jannik Sinner lẽ ra sẽ là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho giải đấu Rome Master sau khi vô địch Australian Open vào tháng 1/2024.
Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Ngày 5/5, Triều Tiên tuyên bố những nỗ lực do Mỹ và các nước phương Tây khác để giám sát các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ thất ...
Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5, tuần này gần như là tuần 'trượt dốc không phanh' của giá dầu.
Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Với 21 lần lập hat-trick, Erling Haaland đã vượt qua bộ ba huyền thoại của Man Utd là Ruud van Nistelrooy, Robin van Persie và Dimitar Berbatov.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động