Tin thế giới 24/5: Nga không sát nhập Nam Ossetia, NATO ra lời cảnh báo, vùng trời Đông Bắc Á ‘dậy sóng’ giữa họp Bộ tứ

Minh Vương
Nga khẳng định không sát nhập Nam Ossetia, NATO ra lời cảnh báo, vùng trời Đông Bắc Á ‘dậy sóng’ giữa thượng đỉnh Bộ tứ… là một số tin thế giới nổi bật ngày 24/5.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(05.24) Máy bay Nga và Trung Quốc đã tiến hành tập trận tại Đông Bắc Á trong bối cảnh lãnh đạo Bộ tứ đang họp tại Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: Yomiuri Shi)
Máy bay Nga và Trung Quốc đã tập trận tại Đông Bắc Á trong lúc Bộ tứ họp tại Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: Yomiuri Shi)

Báo Thế giới & Việt Nam xin điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* EC nói về ‘thất bại chiến lược’ của Nga tại Ukraine: Ngày 24/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho rằng, Kiev phải giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Moscow, khiến xung đột tại Ukraine trở thành một thất bại chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra tại Davos (Thụy Sỹ), bà von der Leyen mô tả chiến lược của Moscow là “đến từ thế kỷ khác”. Bà cáo buộc Nga đang sử dụng nguồn cung lương thực như vũ khí gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu, như những gì mà Moscow đang làm với ngành năng lượng. Bà nhấn mạnh “hợp tác toàn cầu” là “giải pháp cho hành động của Nga”. (Reuters)

* Ba Lan cảnh báo hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine: Ngày 24/5, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cảnh báo nếu cuộc chiến tranh ở Ukraine gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực ở khu vực Bắc Phi, điều này sẽ dẫn đến một làn sóng di cư lớn tới châu Âu.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, ông nhấn mạnh: “Nếu xảy ra nạn đói ở Bắc Phi... thì cả Tây Ban Nha và toàn bộ Nam Âu sẽ phải đối mặt với một làn sóng di cư khổng lồ. Hôm nay chúng ta nên tập trung vào việc Ukraine có thể xuất khẩu ngũ cốc”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Kinh tế Đức: Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga 'trong tầm tay', EU có thể đạt đồng thuận vài ngày tới

Châu Âu

* Nga nói về kế hoạch hòa bình của Italy, sẽ không sát nhập Nam Ossetia: Ngày 24/5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga vẫn chưa có kế hoạch hòa bình của Italy đối với vấn đề Ukraine nhưng hy vọng sẽ nhận được kế hoạch này thông qua các kênh ngoại giao.

Ông cho biết: “Chúng tôi chưa nhìn thấy nó. Chúng tôi hy vọng kế hoạch này sẽ được chuyển đến chúng tôi thông qua các kênh ngoại giao và chúng tôi sẽ tự nghiên cứu kế hoạch này”.

Trong một tin liên quan, ông Peskov khẳng định Moscow không có kế hoạch và không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để Nam Ossetia trở thành một phần của Nga.

Phát biểu trước báo giới, ông Peskov nói: “Tôi đã nói về vấn đề này rồi và tôi sẽ nhắc lại một lần nữa rằng Nga không có hành động hay kế hoạch nào (để sáp nhập Nam Ossetia)”.

Trước đó trong tháng 5, lãnh đạo khu vực ly khai Nam Ossetia Anatoly Bibilov đã lên lịch tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập Nam Ossetia vào Nga vào ngày 17/7 tới. (Reuters/Sputnik)

* NATO: Phương Tây không nên đánh đổi an ninh lấy lợi ích kinh tế: Ngày 24/5, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cảnh báo các nước phương Tây không nên đánh đổi an ninh để lấy lợi ích kinh tế, ngụ ý nói đến tranh cãi xung quanh việc sử dụng công nghệ Trung Quốc trong các mạng lưới 5G và xây dựng dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra ở Davos, ông Stoltenberg nói: “Chúng ta phải thấy rằng các lựa chọn kinh tế sẽ mang lại những hậu quả đối với an ninh của chúng ta. Sự tự do quan trọng hơn thương mại tự do.

Tôi không phản đối hoạt động thương mại với Trung Quốc, nhưng tôi đang ví dụ rằng việc kiểm soát mạng 5G là rất quan trọng về an ninh. Chúng ta không thể nói rằng cứ thiết lập những mạng lưới đó cho những nhà cung cấp vì lợi nhuận và thương mại tự do, trong khi thực ra chúng không đáng tin cậy về vấn đề bảo mật”. (Reuters)

* Phần Lan, Thụy Điển cử phái đoàn tới Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ dự thượng đỉnh NATO: Ngày 24/5, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết, Phần Lan và Thụy Điển sẽ cử các phái đoàn tới Ankara trong ngày 25/5 nhằm cố gắng giải quyết việc Thổ Nhĩ Kỳ phản đối đơn xin gia nhập NATO của hai nước này.

Phát biểu trong một cuộc thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ngoại trưởng Haavisto nói: “Chúng tôi đang cử các phái đoàn tới Ankara, cả Thụy Điển và Phần Lan. Họ sẽ lên đường vào ngày mai (25/5), vì vậy cuộc đối thoại đang tiếp tục”.

Trong một tin liên quan, tại Davos ngày 24/5, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết Thụy Điển và Phần Lan sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại thủ đô Madrid ngày 28 - 30/6. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
NATO 'Đông tiến', liên minh các quốc gia hậu Liên Xô tuyên bố có đủ năng lực đối phó mọi đe dọa
TIN LIÊN QUAN

Đông Nam Á

* Thủ tướng Singapore công du Nhật Bản: Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Thủ tướng Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long và phu nhân có chuyến thăm và làm việc tại Tokyo (Nhật Bản) từ ngày 24-27/5 và tham dự Hội nghị quốc tế về Tương lai của châu Á lần thứ 27 do Tập đoàn truyền thông Nikkei Inc. tổ chức. Chủ đề của hội nghị lần này là “Xác định lại vai trò của châu Á trong một thế giới bị chia cắt”.

Trong chuyến thăm, Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ gặp Thủ tướng nước chủ nhà Kishida Fumio và các nhà lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp của Nhật Bản. Thủ tướng Singapore cũng sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị quốc tế về tương lai của châu Á lần thứ 27 vào ngày 26/5.

Tháp tùng Thủ tướng Lý Hiển Long có Bộ trưởng Ngoại giao Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng Nhân lực kiêm Bộ trưởng thứ hai phụ trách Thương mại và Công nghiệp Tan See Leng, Quốc vụ khanh phụ trách Y tế Janil Puthucheary, cùng các quan chức của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và Công nghiệp. (Strait Times)

Đông Bắc Á

* Máy bay chiến đấu Nga, Trung Quốc xâm nhập ADIZ của Hàn Quốc: Quân đội Hàn Quốc cho biết đã lập tức triển khai các máy bay chiến đấu sau khi có ít nhất 4 máy bay Trung Quốc và 4 máy bay Nga đi vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của nước này ngày 24/5.

Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân của Hàn Quốc (JCS), các máy bay của Nga và Trung Quốc đã đi vào và rời khỏi ADIZ của Hàn Quốc ở khu vực Biển Nhật Bản vài lần trong ngày 24/5. Các máy bay này bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, song không xâm phạm không phận của Hàn Quốc.

Quân đội Hàn Quốc đã triển khai các máy bay chiến đấu của lực lượng không quân “thực hiện các biện pháp chiến thuật” để chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống có thể xảy ra.

Moscow không công nhận ADIZ của Hàn Quốc, trong khi Bắc Kinh nói đây không phải là vùng trời quốc gia, vì vậy tất cả các nước được tự do đi lại ở khu vực này. Năm 2019, các máy bay chiến đấu Hàn Quốc đã bắn hàng trăm phát súng cảnh cáo nhằm vào các máy bay quân sự Nga khi chúng đi vào vùng không phận này trong một cuộc tuần tra trên không chung với Trung Quốc.

Trong một tin liên quan, Nhật Bản cũng cho biết, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nga đã tiến hành các hoạt động bay chung trên Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông trong ngày 24/5.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nhấn mạnh, nước này đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” tới Moscow và Bắc Kinh về sự xuất hiện của các máy bay nói trên, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản đang tiến hành các cuộc thảo luận về vấn đề an ninh khu vực trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ tại Tokyo (Nhật Bản). (Reuters)

* Lãnh đạo Nhật Bản, Ấn Độ thảo luận về Ukraine, Trung Quốc: Ngày 24/5, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã gặp người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi nhân Hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ tại Tokyo. Nhiều khả năng nội dung cuộc gặp sẽ tập trung vào xung đột Nga-Ukraine và cũng như các động thái mới đây của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hai nhà lãnh đạo được cho là sẽ nhất trí tăng cường hợp tác song phương về an ninh, kinh tế và các vấn đề khác, trong bối cảnh hai nước sẽ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm nay.

Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ xác nhận kế hoạch tổ chức một cuộc họp 2+2 với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng trong tương lai gần. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những khác biệt trong quan điểm của hai bên về phản ứng trước hành động của Nga ở Ukraine.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Kishida và Thủ tướng Modi nhiều khả năng sẽ nhất trí phối hợp trong việc theo dõi các động thái mới nhất của Trung Quốc. (Kyodo)

* Lãnh đạo Trung Quốc gửi thư chúc mừng Thủ tướng Australia: Ngày 24/5, phát biểu trước các phóng viên bên lề bên lề Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 của nhóm Bộ Tứ diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản), Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết Trung Quốc đã liên hệ để chúc mừng ông được bổ nhiệm Thủ tướng, bất chấp những căng thẳng song phương gần đây giữa hai nước.

Ông Anthony Albanese nói: “Giờ đây, tôi đã nhận được thư chúc mừng từ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cũng như từ các nhà lãnh đạo thế giới khác. Và tôi hoan nghênh điều đó”, đồng thời cho biết chính phủ Australia sẽ có những “phản hồi thích hợp và kịp thời”.

Theo Quốc vụ viện Trung Quốc, bức thư gửi thông điệp “phía Trung Quốc sẵn sàng làm việc với phía Australia để xét lại quá khứ, nhìn về tương lai, và đề cao nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, nhằm thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển nhanh và mạnh mẽ”.

Tuy nhiên, ông Albanese nhấn mạnh rằng quan điểm của Canberra đối với Trung Quốc vẫn không thay đổi.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đã trở nên tồi tệ trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi cựu Thủ tướng Morrison kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của Covid-19, được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc vào cuối năm 2019.

Bắc Kinh cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Australia, trong khi Canberra đã nhiều lần chỉ trích các biện pháp của Trung Quốc là áp bức kinh tế. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Joe Biden thăm châu Á: Giá trị của tình hữu nghị lâu năm có giúp Mỹ an tâm giữa thời cuộc?

Trung Đông-Châu Phi

* Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu công du Palestine và Israel: Ngày 24/5, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã bắt đầu chuyến công du hai ngày tới các vùng lãnh thổ của Palestine và Israel, đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn một thập kỷ.

Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu dự kiến gặp người đồng cấp Palestine Riyad al-Maliki và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Ngoại trưởng Yair Lapid và Bộ trưởng Du lịch Yoel Razvozov của Israel ngày 25/4. Ông dự kiến sẽ đến thăm Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem trong chuyến thăm này.

Thời gian gần đây, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang nỗ lực để hàn gắn mối quan hệ vốn đã căng thẳng bấy lâu nay, trong đó hợp tác năng lượng đang nổi lên như một lĩnh vực tiềm năng.

Trước đó, hai nước đã trục xuất đại sứ vào năm 2018 và thường xuyên chỉ trích nhau gay gắt về cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. (Reuters)

Hàm ý phía sau việc Thổ Nhĩ Kỳ ngăn NATO mở rộng

Hàm ý phía sau việc Thổ Nhĩ Kỳ ngăn NATO mở rộng

Phản đối Phần Lan và Thụy Điển vào NATO có thể giúp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan củng cố nội bộ và ...

Những thông điệp từ điểm dừng chân cuối cùng của Tổng thống Mỹ tại Hàn Quốc

Những thông điệp từ điểm dừng chân cuối cùng của Tổng thống Mỹ tại Hàn Quốc

Trong chặng dừng chân cuối cùng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đến thăm Trung tâm chỉ huy ...

Đọc thêm

Google trả hơn 1 tỷ USD mỗi tháng cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định

Google trả hơn 1 tỷ USD mỗi tháng cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định

Trong năm 2022, Google đã chi 20 tỷ USD cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari. Thông tin này vừa được tiết ...
Alibaba dự định sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

Alibaba dự định sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba lên kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu pháp lý ...
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Europa League: Bayer Leverkusen thắng As Roma, Atalanta hòa Marseille

Europa League: Bayer Leverkusen thắng As Roma, Atalanta hòa Marseille

Chiến thắng trước AS Roma không chỉ giúp Bayer Leverkusen nối dài kỷ lục bất bại mà còn tiến gần chiếc vé vào chung kết Europa League mùa này.
Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp sự cố mất phanh, gãy càng khi đang chạy ở Malaysia

Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp sự cố mất phanh, gãy càng khi đang chạy ở Malaysia

Mẫu xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp phải sự số mất phanh, gãy hệ thống treo sau khi đang chạy tại Malaysia đang là sự việc được rất nhiều ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Phiên bản di động