Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 24/7: Ukraine có thái độ khác lạ, Tổng thống Pháp đang chơi chiêu? Bắc Cực 'nóng' lên do động thái của Mỹ

Ukraine muốn sớm chấm dứt xung đột, Pháp chưa thể có Thủ tướng, Chiến lược Bắc Cực 2024 của Mỹ làm dậy sóng quan hệ với Nga, Hàn Quốc-Triều Tiên lại căng nhau vụ thả bóng bay chứa chất thải... là một số tin thế giới nổi bật.
Tin thế giới 24/7: Ukraine có thái độ khác lạ, Tổng thống Pháp đang chơi chiêu? Bắc Cực 'nóng' lên do động thái của Mỹ
Mỹ tố sự hợp tác Nga-Trung Quốc ở Bắc Cực có thể làm ảnh hưởng đến sự ổn định khu vực. (Ảnh minh họa: Craig Stephens)

Châu Âu

* Ukraine muốn sớm kết thúc xung đột, sẵn sàng đàm phán với Nga: Trong cuộc gặp Quốc vụ khanh Vatican, Hồng y Pietro Parolin, ở Kiev ngày 23/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông hiểu sự cần thiết phải chấm dứt xung đột càng sớm càng tốt để "không mất thêm mạng người”.

Trong khi đó, ngày 24/7, tại cuộc hội đàm kéo dài hơn 3 tiếng với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ở thành phố Quảng Châu, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tuyên bố, Kiev sẵn sàng đối thoại và đàm phán với Moscow.

Ông Kuleba nhấn mạnh: "Tất nhiên, các cuộc đàm phán phải hợp lý và thực tế, nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài. Tôi tin rằng, hòa bình công bằng ở Ukraine là vì lợi ích chiến lược của Trung Quốc và vai trò của Trung Quốc với tư cách là lực lượng hòa bình toàn cầu là rất quan trọng". (Reuters, Anadolu)

Tin liên quan
Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’ Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

* Ukraine muốn chấm dứt xung đột trước bầu cử Mỹ: Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, việc Tổng thống Ukraine Zelensky mong muốn chấm dứt xung đột trong thời gian sớm nhất có thể xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến chu kỳ bầu cử ở Mỹ.

Theo bà, những tín hiệu do Kiev gửi đi cần được xem xét trong bối cảnh liên quan cuộc bầu cử này. Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump từng nhiều lần tuyên bố nếu tái đắc cử, ông sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Tạp chí TIME của Mỹ cũng dẫn lời các quan chức Ukraine cho biết, Kiev lo ngại về những phức tạp tiềm ẩn vào năm 2025 nếu ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ. (Spuntnik)

* Nga chưa thể nối lại đối thoại liên chính phủ với Nhật Bản một cách bình thường cho đến khi chính quyền của Thủ tướng Kishida Fumio ở Tokyo thực hiện những nỗ lực thực sự để từ bỏ chính sách không thân thiện với Moscow.

Tuyên bố này do Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko đưa ra, nói rõ, trong quan hệ với Nhật Bản, Moscow chỉ theo đuổi lợi ích quốc gia, trong khi đáp lại, Tokyo lại lựa chọn chính sách thù địch liên quan tình hình Ukraine;

Ông Rudenko đồng thời kêu gọi Nhật Bản tập trung vào lợi ích quốc gia của mình. (TASS)

* Pháp không bổ nhiệm Thủ tướng mới cho đến khi kết thúc Olympic, dù liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP) đã đồng thuận về ứng cử viên cho chức thủ tướng và đã thông báo lên Tổng thống Emmanuel Macron.

Người được lựa chọn là bà Lucie Castets, 37 tuổi, một nhà kinh tế và chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chống trốn thuế và tội phạm tài chính cũng như trong lĩnh vực vận động cho các dịch vụ công. Bà Castets ít được công chúng Pháp biết đến do chỉ làm việc cho chính quyền thành phố Paris.

Trả lời phỏng vấn kênh France 2, viện dẫn Olympic Paris 2024, chuẩn bị diễn ra từ 26/7-11/8, ông Macron cho biết, việc thay đổi thủ tướng và thành lập một chính phủ mới sẽ gây ra “sự hỗn loạn”, thay vào đó, nhà lãnh đạo "chọn sự ổn định” để bảo vệ Thế vận hội.

Theo hiến pháp Pháp, tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng, vì vậy NFP không có cách nào buộc ông Macron chấp nhận đề cử. Thay vào đó, ông Macron thúc giục các đảng phái chính trị nỗ lực thành lập một liên minh rộng lớn hơn.

Tuyên bố này của ông Macron đã nhận sự chỉ trích của các thành viên trong NFP.

TIN LIÊN QUAN
Pháp: Phe cánh tả cuối cùng cũng đồng thuận về ứng cử viên thủ tướng, Tổng thống Macron chưa vội bổ nhiệm

Châu Á-Thái Bình Dương

* Indonesia kêu gọi ASEAN tăng cường đảm bảo những nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân tại Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 (AMM-57) và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại Lào.

Phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh: “Việc một số quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân rút khỏi các hiệp định quốc tế quan trọng... ngày càng khiến chúng ta xa rời lý tưởng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.

Theo bà, việc giảm cam kết từ các quốc gia này sẽ tác động tiêu cực đến sự ổn định trong khu vực, trong đó có cả khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, các nước ASEAN, dù gặp phải thách thức nào, cũng phải giữ vững cam kết đưa khu vực Đông Nam Á trở thành khu vực không có vũ khí hạt nhân. (TTXVN)

* Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng chiến lược, theo lời Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường trong chuyến thăm Moscow hôm 23/7 và tham dự lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp năng lượng Trung Quốc-Nga lần thứ 6.

Trong bài phát biểu tại diễn đàn trên, ông Đinh Tiết Tường đã đưa ra 3 đề xuất về tăng cường hợp tác năng lượng Trung-Nga gồm thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại năng lượng, mở rộng thực tế hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực năng lượng cũng như tăng cường phối hợp trên các nền tảng đa phương.

* Triều Tiên thả bóng bay chứa rác xuống văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, theo thông báo của Cơ quan an ninh Phủ Tổng thống Hàn Quốc (PSS).

PSS thông báo, họ phát hiện rác rơi xuống khuôn viên dinh tổng thống trong ngày 24/7 trong khi đang theo dõi lô bóng bay mới nhất do Triều Tiên thả trước đó cùng ngày.

Điều tra của nhóm phản ứng hóa học, sinh học và phóng xạ cho thấy các vật thể này không gây nguy hiểm hay ô nhiễm nên chúng đã được thu hồi. (Yonhap)

* Tập trận đa quốc gia ở Australia, một máy bay bị rơi: Cuộc tập trận Pitch Black, với sự tham gia của 20 quốc gia và hơn 140 máy bay, đã bắt đầu từ ngày 12/7 và sẽ kéo dài đến ngày 2/8 tại Australia.

Trong ngày diễn tập 24/7, một máy bay của Italy đã bị rơi gần thành phố Darwin, miền Bắc Australia, song phi công đã kịp nhảy dù, "an toàn và khỏe mạnh".

Hai nước cùng tham gia cuộc tập trận lớn này, Hàn Quốc và Ấn Độ, cũng đã tiến hành các cuộc diễn tập không quân chung trong khuôn khổ Pitch Black, nhằm mục đích giúp cải thiện hiểu biết của phi công về đặc tính và chiến thuật của các máy bay chiến đấu khác nhau của hai nước. (AFP)

* Tàu chở hơn 100 hành khách gặp sự cố và trôi giạt ở vùng biển phía Nam thủ đô Tokyo của Nhật Bản vào sáng 24/7.

Tàu vận tải biển này của công ty Tokai Kisen, đã thông báo bị mất lái do sự cố rò rỉ dầu. Con tàu khởi hành từ Vịnh Tokyo đến đảo Shikine thuộc chuỗi đảo Izu.

Tàu hiện đang trôi giạt ở vùng biển cách một ngọn hải đăng khoảng 17 km về phía Tây Nam, ở mũi phía Nam của Bán đảo Boso thuộc tỉnh Chiba. Một tàu tuần tra đang được triển khai đến hiện trường để cứu hộ.

Hiện chưa có thông tin về thương tích hay thiệt hại. Trên tàu có tổng cộng 116 hành khách và 5 thành viên thủy thủ đoàn. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc: Bắc Kinh đưa ra 3 đề xuất, Tổng thống Putin nêu quan điểm

Trung Đông-châu Phi

* Mối đe dọa từ Houthi đối với hoạt động vận tải quốc tế đang tăng lên, theo cảnh báo cảu Đặc phái viên Liên hợp quốc về Yemen Hans Grundberg.

Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình Yemen ngày 23/7, ông Grundberg bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc lực lượng Houthi tiếp tục nhắm mục tiêu vào tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ và các tuyến đường thủy xung quanh.

Theo quan chức LHQ, các cuộc tấn công của Houthi vào Israel cũng như các cuộc tấn công đáp trả của Israel vào lãnh thổ Yemen thể hiện "một cấp độ bạo lực mới và nguy hiểm", nói thêm: "Điều đáng báo động là không có dấu hiệu giảm leo thang, chứ chưa nói đến một giải pháp". (Reuters)

* Mỹ làm trung gian đàm phán trong cuộc nội chiến Sudan: Mỹ đã mời quân đội chính quy của Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự khởi động các cuộc đàm phán ngừng bắn do Washington làm trung gian, bắt đầu vào ngày 14/8 tới tại Thụy Sỹ.

Trước lời mời này, chỉ huy RSF Mohamed Hamdan Daglo bày tỏ "hoan nghênh" và tuyên bố đồng ý tham gia đàm phán. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Ông Trump bày tỏ 'mong chờ' gặp Thủ tướng Israel Netanyahu, Phó Tổng thống Mỹ Harris cũng chẳng ngồi yên

Châu Mỹ

* Mỹ công bố Chiến lược Bắc Cực 2024, Nga không vui: Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố Chiến lược Bắc Cực năm 2024, trong đó thừa nhận những thay đổi về môi trường đang ảnh hưởng đến khu vực này, đồng thời nêu chi tiết những tác động đối với an ninh Mỹ cũng như cách thức đối phó với những thách thức mới.

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks nhận định: “Khu vực Bắc Cực của Mỹ rất quan trọng đối với việc bảo vệ chủ quyền đất nước và duy trì các cam kết hiệp ước phòng thủ. Chiến lược của Mỹ sẽ định hướng các nỗ lực của Bộ Quốc phòng nhằm đảm bảo rằng vùng đất này vẫn an toàn và ổn định”.

Phản ứng với chiến lược này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc Washington gây căng thẳng ở Bắc Cực và "bị chi phối bởi các kịch bản mạnh mẽ nhằm đảm bảo lợi ích của mình".

Bác bỏ cáo buộc việc tăng cường hợp tác giữa Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực có thể tác động đến sự ổn định của khu vực, theo bà Zakharova, Moscow và Bắc Kinh hợp tác không nhằm chống lại bất kỳ nước thứ ba nào. (Reuters)

* Mỹ bổ nhiệm làm quyền Giám đốc Cơ quan mật vụ Mỹ là ông Ronald L. Rowe, thay cho bà Kimberly Cheatle vừa từ chức trước đó.

Việc bổ nhiệm diễn ra chỉ vài giờ sau khi bà Kimberly Cheatle từ chức Giám đốc Cơ quan mật vụ, sau khi bà thừa nhận cơ quan này đã thất bại khi không ngăn chăn được vụ ám sát hụt ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump. (USA Today)

* Hơn 17.000 người ở tỉnh Alberta của Canada sơ tán do cháy rừng ở thị trấn Jasper và khu vực lân cận phía Tây Canada.

Trước đó ngày 23/7, Cơ quan phòng chống cháy rừng tỉnh Alberta cho biết, có 176 đám cháy rừng đang xảy ra tại tỉnh này, trong khi tại tỉnh British Columbia, Cơ quan phòng chống cháy rừng địa phương cho biết có 300 đám cháy.

Khói dày đặc từ các đám cháy rừng đã bao trùm toàn tỉnh Alberta, khiến cho chỉ số chất lượng không khí có nguy cơ cao gây hại cho sức khỏe của người dân. (CTV News)

Tin thế giới 23/7: Nga-Iran chuẩn bị có cái bắt tay lịch sử, sự đột phá ở Palestine, bà Kamala Harris sắp mở toang 'cánh cửa' đi vào sử sách

Tin thế giới 23/7: Nga-Iran chuẩn bị có cái bắt tay lịch sử, sự đột phá ở Palestine, bà Kamala Harris sắp mở toang 'cánh cửa' đi vào sử sách

Quan hệ Nga-Iran sắp bước lên tầm cao mới, bước đột phá trong đàm phán thành lập chính phủ đoàn kết ở Palestine, tình hình ...

Nga tăng cường dùng loại tên lửa 'đánh đâu trúng đó', Ukraine thừa nhận muốn sớm kết thúc xung đột

Nga tăng cường dùng loại tên lửa 'đánh đâu trúng đó', Ukraine thừa nhận muốn sớm kết thúc xung đột

Tập đoàn quốc doanh Rostec cho biết, quân đội Nga đã tăng cường sử dụng tên lửa chống tăng Vikhr trong khu vực triển khai ...

Đại diện cấp cao EU Borrell đối mặt sự giận dữ sau quyết định tẩy chay Hungary, Budapest ra 'tối hậu thư' cho Ukraine?

Đại diện cấp cao EU Borrell đối mặt sự giận dữ sau quyết định tẩy chay Hungary, Budapest ra 'tối hậu thư' cho Ukraine?

Nội bộ Liên minh châu Âu (EU) đang có những bất ổn xoay quanh vấn đề tẩy chay Hungary.

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris nhận được sự ủng hộ lớn, vươn lên dẫn trước ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris nhận được sự ủng hộ lớn, vươn lên dẫn trước ông Trump

Ngày 23/7, các nhân vật hàng đầu của đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đã tuyên bố ủng hộ bà Kamala Harris trở thành ...

Tình hình Sudan: Mỹ ra mặt làm người hòa giải, phe bán quân sự RSF lập tức nhận lời, Ai Cập khẳng định cam kết

Tình hình Sudan: Mỹ ra mặt làm người hòa giải, phe bán quân sự RSF lập tức nhận lời, Ai Cập khẳng định cam kết

Ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, Washington đã mời quân đội chính quy của Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ...

Tin cũ hơn

Pháp: Phe cánh tả cuối cùng cũng đồng thuận về ứng cử viên thủ tướng, Tổng thống Macron chưa vội bổ nhiệm Pháp: Phe cánh tả cuối cùng cũng đồng thuận về ứng cử viên thủ tướng, Tổng thống Macron chưa vội bổ nhiệm
Sau Nga, đây là nước tiếp theo Triều Tiên tuyên bố tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực Sau Nga, đây là nước tiếp theo Triều Tiên tuyên bố tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực
Tai nạn máy bay tại Nepal: Gặp sự cố khi cất cánh, tìm thấy 22 thi thể Tai nạn máy bay tại Nepal: Gặp sự cố khi cất cánh, tìm thấy 22 thi thể
Nga tăng cường dùng loại tên lửa 'đánh đâu trúng đó', Ukraine thừa nhận muốn sớm kết thúc xung đột Nga tăng cường dùng loại tên lửa 'đánh đâu trúng đó', Ukraine thừa nhận muốn sớm kết thúc xung đột
Ông Trump bày tỏ 'mong chờ' gặp Thủ tướng Israel Netanyahu, Phó Tổng thống Mỹ Harris cũng chẳng ngồi yên Ông Trump bày tỏ 'mong chờ' gặp Thủ tướng Israel Netanyahu, Phó Tổng thống Mỹ Harris cũng chẳng ngồi yên
Cách tiếp cận 3 bước của Trung Quốc trong giải quyết vấn đề Palestine Cách tiếp cận 3 bước của Trung Quốc trong giải quyết vấn đề Palestine
Tình hình Sudan: Mỹ ra mặt làm người hòa giải, phe bán quân sự RSF lập tức nhận lời, Ai Cập khẳng định cam kết Tình hình Sudan: Mỹ ra mặt làm người hòa giải, phe bán quân sự RSF lập tức nhận lời, Ai Cập khẳng định cam kết
Đại diện cấp cao EU Borrell đối mặt sự giận dữ sau quyết định tẩy chay Hungary, Budapest ra 'tối hậu thư' cho Ukraine? Đại diện cấp cao EU Borrell đối mặt sự giận dữ sau quyết định tẩy chay Hungary, Budapest ra 'tối hậu thư' cho Ukraine?
Điểm tin thế giới sáng 24/7: Nga lên tiếng về chiến lược Bắc Cực của Mỹ, tân chính phủ Estonia nhậm chức Điểm tin thế giới sáng 24/7: Nga lên tiếng về chiến lược Bắc Cực của Mỹ, tân chính phủ Estonia nhậm chức
Tin thế giới 23/7: Nga-Iran chuẩn bị có cái bắt tay lịch sử, sự đột phá ở Palestine, bà Kamala Harris sắp mở toang 'cánh cửa' đi vào sử sách Tin thế giới 23/7: Nga-Iran chuẩn bị có cái bắt tay lịch sử, sự đột phá ở Palestine, bà Kamala Harris sắp mở toang 'cánh cửa' đi vào sử sách
EU tiếp tục bước đi tẩy chay Hungary EU tiếp tục bước đi tẩy chay Hungary
ICJ ra phán quyết mạnh mẽ nhất về xung đột Israel-Palestine: Đức tuyên bố dứt khoát, EU sẽ đem ra bàn tại hội nghị ngoại trưởng ICJ ra phán quyết mạnh mẽ nhất về xung đột Israel-Palestine: Đức tuyên bố dứt khoát, EU sẽ đem ra bàn tại hội nghị ngoại trưởng