Tin thế giới 26/10: Lệnh ngừng bắn thứ ba 'chết yểu' ở Nagorno-Karabakh; Nga 'động tay' ở Syria; 8 ngày trước bầu cử Mỹ và 'phản đòn' của Trung Quốc

Hoàng Hà
TGVN. Xung đột Armenia-Azerbaijan, quan hệ giữa 3 quốc gia nhiều duyên nợ Nga-Mỹ-Trung Quốc, bầu cử Mỹ 2020, tình hình Syria, quan hệ Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tin the gioi 2610 lan chet yeu thu 3 o nagorno karabakh nga dong tay o syria my 8 ngay truoc bau cu va su phan don cua trung quoc

Xung đột Armenia-Azerbaijan

Lệnh ngừng bắn thứ 3 'chết yểu', Azerbaijan nêu phương án giải quyết

Ngày 25/10, Mỹ cùng chính phủ hai nước Armenia và Azerbaijan thông báo lệnh ngừng bắn nhân đạo mới liên quan đến cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh bắt đầu có hiệu lực từ 8h ngày 26/10 theo giờ địa phương (11h giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, cả Baku và Yerevan đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết, các lực lượng Armenia đã vi phạm lệnh ngừng bắn khi nã pháo vào các ngôi làng ở khu vực Terter và Lachin.

Trong khi đó, khu vực ly khai Nagorno-Karabakh cáo buộc chính các lực lượng Azerbaijan đã tấn công tên lửa vào các vị trí của quân đội Armenia ở phía Đông Bắc giới tuyến.

Cũng trong ngày 26/10, trong thông điệp liên bang, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhấn mạnh, Baku muốn giải quyết cuộc xung đột tại khu vực Nagorno-Karabakh bằng các biện pháp chính trị và quân sự, đồng thời tái khẳng định, các lực lượng sắc tộc Armenia rời khu vực này là điều kiện để chấm dứt giao tranh.

Tổng thống Azerbaijan cũng cho biết, nước này không phản đối cuộc đàm phán vào thứ Năm tới giữa Ngoại trưởng nước này với người đồng cấp Armenia tại Geneva (Thụy Sỹ), bày tỏ hy vọng "các cuộc đàm phán có ý nghĩa và đẩy nhanh việc giải quyết khủng hoảng". (Reuters, Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Yếu tố Iran trong xung đột Armenia-Azerbaijan

Tình hình Syria

SOHR: Nga không kích tiêu diệt hơn 50 tay súng phiến quân ở Tây Bắc Syria

Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), ngày 26/10, các máy bay chiến đấu của Nga đã không kích nhằm vào một trại huấn luyện của nhóm phiến quân Faylaq al-Sham ở khu vực Jabal Duwayli thuộc tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria và tiêu diệt 56 tay súng.

Trong khi đó, nhóm Mặt trận giải phóng quốc gia (NLF) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn nói với hãng tin AFP rằng, các cuộc không kích của Nga trong ngày 26/10 nhằm vào một trong những cứ điểm của nhóm này và gây thương vong, song không nêu con số cụ thể.

Nga ủng hộ Chính phủ Syria, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn một số nhóm vũ trang đối lập.

Sau đợt leo thang căng thẳng vào đầu năm 2020, gây nguy cơ đẩy hai bên vào tình trạng đối đầu trực diện, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vào tháng 3 năm nay đã đồng ý chấm dứt đối đầu và tiến hành các hoạt động tuần tra chung tại Idlib. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Nói về 'tình thế hiểm nguy', Tổng thống Syria đánh giá vai trò của quân đội Nga

Mỹ-Trung Quốc

Trung Quốc trừng phạt các công ty Mỹ vì bán vũ khí cho Đài Loan

Ngày 26/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cảnh báo, nước này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể của Mỹ liên quan tới việc Washington bán vũ khí cho vùng lãnh thổ Đài Loan của Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ông Triệu Lập Kiên tuyên bố, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc bán vũ khí cho Đài Loan và đã quyết định triển khai các biện pháp cần thiết, cũng như áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Mỹ như Lockheed Martin, Boeing Defense và Raytheon.

Tuy nhiên, quan chức này không nêu cụ thể các biện pháp trừng phạt cũng như hình thức trừng phạt mà nước này định áp dụng.

Động thái trên diễn ra sau khi Lầu Năm Góc hồi tuần trước thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ bán 3 hệ thống vũ khí cho Đài Loan, với tổng trị giá hơn 1,8 tỷ USD. Trong tuyên bố trước đó, ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh cần phải chấm dứt các thương vụ này, cho rằng đây là hành động can thiệp nghiêm trọng các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Trump: ‘Gậy ông đập lưng ông’?

Nga-Trung Quốc

Bắc Kinh phản ứng về khả năng lập liên minh quân sự Nga-Trung Quốc

Hồi tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin đã để ngỏ khả năng liên minh quân sự Nga-Trung Quốc trong tương lai.

Ngày 25/10, tờ SCMP dẫn lời ông Triệu Lập Kiên cho biết, Bắc Kinh đã biết về những "phát biểu tích cực" của Tổng thống Putin về quan hệ Trung-Nga, đồng thời khẳng định: "Không có giới hạn nào với mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và Nga, không có giới hạn nào trong việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa chúng tôi”.

Li Lifan, chuyên gia nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nhận định: “Cả Nga và Trung Quốc đều là mục tiêu chỉ trích trong cuộc bầu cử Mỹ và Tổng thống Putin đang tìm cách cho thấy mối quan hệ Nga-Trung gắn kết thế nào”.

Ông Li cũng cho rằng, mối quan hệ này đang phát đi thông điệp về Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới giữa Nga và Mỹ mà Washington muốn Bắc Kinh tham gia. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Nga bình luận gì về ý tưởng liên minh quân sự Nga-Trung Quốc?

Nga-Mỹ

Nga đề xuất cơ chế mới giám sát hệ thống tên lửa trên mặt đất

Ngày 26/10, Điện Kremlin đã công bố đề xuất mới, trong đó Nga và Mỹ cùng không triển khai một số hệ thống tên lửa trên mặt đất tại châu Âu, đồng thời đưa ra một số biện pháp kiểm chứng lẫn nhau nhằm xây dựng sự tin tưởng sau khi khi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) hết hạn.

Tuyên bố của Điện Kremlin nêu cụ thể một số đề xuất giảm căng thẳng, như cho phép Nga kiểm tra hệ thống tên lửa Agis của Mỹ tại châu Âu, trong khi Washington sẽ kiểm tra hệ thống tên lửa 9M729 của Nga tại các cơ sở ở Kaliningrad.

Trong tuyên bố được đăng tải trực tuyến nêu rõ, đề xuất của Nga bao gồm các biện pháp hai bên kiểm chứng lẫn nhau để xóa bỏ những nghi ngại hiện có.

Liên quan đến những tuyên bố mới đây của ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng Joe Biden rằng, Nga là mối đe dọa lớn nhất với an ninh Mỹ, Điện Kremlin đã bác bỏ bình luận này, đồng thời cho rằng, những nhận định của ông Biden kích động sự thù hận nhằm vào Moscow. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột tại Nagorno-Karabakh: Suy giảm vai trò, Nga có tiếng nói chung với Mỹ?

Mỹ-Ấn Độ

Bộ Ngoại giao Mỹ 'hoan nghênh sự trỗi dậy Ấn Độ'

Ngày 26/10, hãng thông tấn PTI đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoan nghênh sự trỗi dậy của Ấn Độ với tư cách là "quyền lực hàng đầu khu vực và toàn cầu".

Trong một tuyên bố trước chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper lên đường tới Ấn Độ dự đối thoại 2 + 2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington mong muốn hợp tác với New Delhi trong nhiệm kỳ sắp tới tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm, hai nước có mối quan hệ song phương đang phát triển mạnh mẽ được xây dựng dựa trên các giá trị chung và cam kết về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, việc tổ chức Đối thoại 2 + 2 lần thứ ba thể hiện cam kết cấp cao các mục tiêu ngoại giao và an ninh chung giữa hai bên. (PTI)

TIN LIÊN QUAN
Trước thềm bầu cử Tổng thống, Mỹ họp Đối thoại 2+2 với Ấn Độ

Bầu cử Mỹ 2020

Tăng tốc trong những ngày cuối cùng, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ phủ sóng mọi mặt trận

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ đang tận dụng mọi cơ hội để vận động trong những ngày cuối cùng trước bầu cử nhưng bằng chiến lược và tầm nhìn hoàn toàn khác nhau.

Theo kế hoạch, hôm nay 26/10, chỉ 8 ngày trước bầu cử, Tổng thống Donald Trump sẽ tới Pennsylvania, một trong những bang chiến trường có thể quyết định kết quả bầu cử năm nay. Ông Trump được cho là sẽ tổ chức nhiều cuộc mít tinh ở Pennsylvania, Michigan, Wisconsin cũng như Nebraska, Arizona và Nevada trong tuần này.

Trong khi đó, ông Biden hôm nay sẽ tiếp tục ở lại bang quê nhà Delaware và dự kiến tới Georgia vào ngày mai. Chiến dịch của ông Biden được hỗ trợ đáng kể bởi cựu Tổng thống Barack Obama khi ông Obama liên tiếp những ngày gần đây đích thân vận động tranh cử cho cựu “phó tướng”. Theo kế hoạch, ông Obama sẽ đến Orlando, Florida vào ngày mai.

Ngoài việc di chuyển đến các bang quan trọng, hai ứng viên cũng quan tâm đến việc vận động qua truyền hình. Cả ông Trump và ông Biden tuần qua đều có cuộc trả lời phỏng vấn với chương trình "60 Minutes" của hãng tin CBS News. Tuy nhiên, họ cho thấy sự đối lập rõ rệt cả về bản chất và phong thái khi nói về các vấn đề, kinh tế, đối nội, đối ngoại.

Mặc dù vậy, trả lời câu hỏi liệu ông Trump vẫn có thể tái đắc cử hay không, ông Biden thừa nhận điều này là có thể.

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump hay Biden sẽ 'sửa chữa' chính sách đối ngoại của nước Mỹ?

Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Erdogan công kích người đồng cấp Pháp, Paris triệu hồi Đại sứ, EU lên tiếng

Ngày 25/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã “lạc lối”. Đây là lời chỉ trích gay gắt lần thứ 2 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào nhà lãnh đạo Pháp trong 2 ngày qua về cách đối xử với các tín đồ Hồi giáo.

Trước đó hôm 24/10, Tổng thống Erdogan tuyên bố ông Macron có vấn đề với các tín đồ Hồi giáo và "cần kiểm tra tâm thần". Pháp đã ngay lập tức lên án những bình luận "không thể chấp nhận" của ông Erdogan, đồng thời Paris đã triệu hồi Đại sứ tại Ankara để tham vấn.

Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cũng đã chỉ trích bình luận của ông Erdogan về Tổng thống Pháp là "không chấp nhận được", đồng thời "kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt vòng xoáy đối đầu nguy hiểm này". (AFP, Reuters)

Bầu cử Mỹ 2020: Tự nhận 'hơi mê tín', ông Biden thận trọng về khả năng trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng

Bầu cử Mỹ 2020: Tự nhận 'hơi mê tín', ông Biden thận trọng về khả năng trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng

TGVN. Ngày 25/10, trả lời phỏng vấn chương chình 60 Minutes của đài CBS News, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden ...

Cập nhật Covid-19 ngày 26/10: Hơn 400.000 ca mới toàn cầu 5 ngày liên tục; 'Bóng đen' dịch lại bao trùm Pháp; Thêm một Thủ tướng nhiễm bệnh

Cập nhật Covid-19 ngày 26/10: Hơn 400.000 ca mới toàn cầu 5 ngày liên tục; 'Bóng đen' dịch lại bao trùm Pháp; Thêm một Thủ tướng nhiễm bệnh

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, cho đến nay, toàn cầu đã ghi nhận 43.328.174 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.159.009 trường hợp tử ...

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Lệnh ngừng bắn nhân đạo có hiệu lực, Baku tuyên bố kiểm soát hơn 100 thị trấn và làng mạc

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Lệnh ngừng bắn nhân đạo có hiệu lực, Baku tuyên bố kiểm soát hơn 100 thị trấn và làng mạc

TGVN. Ngày 25/10, trong một tuyên bố chung, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng chính phủ các nước Armenia và Azerbaijan cho biết, lệnh ngừng bắn ...

Bài viết cùng chủ đề

Nagorno-Karabakh

Đọc thêm

WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB ước tính, có khoảng 600 triệu người ở châu Phi hiện không được tiếp cận với nguồn điện đáng tin cậy, giá cả phải chăng.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Kiều bào tại Israel hướng về cội nguồn

Kiều bào tại Israel hướng về cội nguồn

Ngày 18/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ và tri ân công đức của các vua Hùng, cùng kiều bào hướng ...
Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Doanh nhân Thoa Chu và nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng đại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tham gia chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh”, nấu và phát cơm cho bệnh nhân tại bếp cơm từ thiện 19 là những hoạt động ý nghĩa có ...
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ ...
Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

Hà Nội: 99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ không tổ chức thi riêng

99 trường THPT tư thục và công lập tự chủ trên địa bàn Hà Nội không được tổ chức kỳ thi riêng mà chỉ có hai phương thức tuyển sinh.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động