Quyết định hỗ trợ Armenia của EU khiến Azerbaijan không đồng tình. (Nguồn: Shuterstock) |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Azerbaijan Aykhan Hajizada nhấn mạnh: "Sau các bước do Pháp thực hiện nhằm trang bị các xe bọc thép đa năng Bastion và các hệ thống pháo tự hành Ceasar cho Armenia, quyết định của EU về việc gửi viện trợ quân sự cho Yerevan là một bước đi sai lầm và nguy hiểm làm gia tăng căng thẳng trong khu vực này".
Tin liên quan |
Pháp gắn 'kíp nổ' vào nỗ lực tiến tới hòa bình giữa Armenia-Azerbaijan, Baku nổi giận |
Mô tả động thái của EU là "đơn phương và thiên vị", theo ông Hajizada, việc này cũng như những lời kêu gọi tăng hỗ trợ trong tương lai sẽ giúp Yerevan xây dựng quân đội và Baku "phản đối mạnh mẽ quyết định trên" cũng như "mong đợi sẽ được cung cấp thông tin minh bạch về việc viện trợ".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Azerbaijan kêu gọi EU dừng các bước đi như vậy, đồng thời cảnh báo: "...Nếu không, EU cũng sẽ phải chia sẻ trách nhiệm với Armenia về bất cứ hành động khiêu khích nào có thể gây bất ổn".
Trước đó một ngày, Hội đồng châu Âu thông báo thông qua quyết định cung cấp gói hỗ trợ trị giá 10 triệu Euro theo quỹ Cơ chế hòa bình châu Âu (EPF) cho quân đội Armenia.
Theo thông báo trên trang web chính thức của Hội đồng châu Âu, đây là lần đầu tiên EU quyết định hỗ trợ cho Armenia từ EPF. Mục đích là tăng cường năng lực hậu cần của Lực lượng vũ trang Armenia, góp phần cải thiện khả năng bảo vệ dân thường trong các cuộc khủng hoảng và trường hợp khẩn cấp.
Theo Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell, biện pháp này cũng giúp tăng cường khả năng phục hồi của Armenia và đẩy nhanh khả năng tương tác của Lực lượng vũ trang nước này trong trường hợp tham gia các nhiệm vụ và hoạt động quân sự quốc tế trong tương lai, bao gồm cả các nhiệm vụ do EU triển khai.
Hai nước Azerbaijan và Armenia đã vướng vào cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ về quyền kiểm soát khu vực Nagorno-Karabakh. Vùng lãnh thổ tranh chấp này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống nên muốn sáp nhập vào Armenia.
Hiện nay, hai nước đang nỗ lực hướng tới mục tiêu ký kết hiệp định hòa bình sau 3 thập kỷ xung đột.
| Bầu cử Mỹ 2024: Quyết định 'đảo lộn mọi thứ' của ông Biden đưa bà Harris đến ngưỡng cửa quyền lực, 'yếu tố bí ẩn' nào sẽ giúp sức? Bà Kamala Harris, từng được truyền thông xướng tên là người phụ nữ, người da màu và người gốc Nam Á đầu tiên giữ chức ... |
| Lần đầu tiên, Mỹ điều máy bay ném bom B-52 đến quốc gia sát sườn Ukraine, chạm trán 2 chiến đấu cơ Nga Ngày 22/7, Mỹ đã điều động 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 đến căn cứ Không quân Mihail Kogalniceanu của Romania nhằm thể ... |
| Ảnh ấn tượng (15-21/7): Nga sẵn sàng hợp tác bất kỳ tổng thống Mỹ nào thiện chí, ông Trump nói ‘không có chiến thắng nào chỉ dành cho một nửa’ Nga khẳng định sẵn sàng hợp tác với bất kỳ tổng thống Mỹ nào có thiện chí đối thoại, ông Trump nói "không có chiến ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Lần hiếm hoi Moscow công bố tin thiệt hại, Kiev cử Ngoại trưởng đến Trung Quốc Hệ thống phòng không Nga đã phá hủy 75 thiết bị bay không người lái (UAV) do Ukraine phóng trong đêm 21/7, trong đó có ... |
| Tin thế giới 22/7: Tổng thống Biden rút tranh cử, NATO đặt 500.000 binh sĩ trong tình trạng báo động, Hải quân Nga, Iran tập trận trên Biển Caspi Ngoại trưởng Ukraine thăm Trung Quốc, Nhật Bản mở rộng thềm lục địa về phía Đông, Nga bắn hạ nhiều UAV của Ukraine, Philippines khẳng ... |