Hai máy bay ném bom B-52 được các máy bay F/A-18 của Phần Lan và F-16 của Romania hộ tống trong quá trình tiếp cận Căn cứ Không quân Mihail Kogălniceanu. (Nguồn: Không quân Romania). |
Trang web của NATO (NATO.int) đăng tải thông tin trên và cho hay, sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên máy bay ném bom B-52 hạ cánh xuống Romania để hỗ trợ Lực lượng máy bay ném bom của châu Âu, tăng cường sức mạnh cho sườn phía Đông của NATO.
Tin liên quan |
Lý do 2 lãnh đạo nhóm tin tặc Nga bị Mỹ áp đặt trừng phạt |
Bộ Quốc phòng Romania nhấn mạnh, sự hợp tác và huấn luyện liên tục giữa các nước đồng minh và đối tác nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng và thúc đẩy hòa bình, an ninh ở châu Âu.
Các máy bay ném bom B-52 hoạt động với tư cách là phi đội ném bom viễn chinh số 20, làm việc cùng với các đồng minh NATO và các đối tác quốc tế khác để nâng cao năng lực và thực hiện các cam kết an ninh trong khu vực trách nhiệm của Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ.
Tướng James Hecker, Chỉ huy Lực lượng không quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi (USAFE-AFAFRICA), nhắc lại cam kết của Washington trong việc hợp tác với các đối tác NATO ở sườn phía Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực và phối hợp để duy trì an toàn, an ninh và ổn định trong khu vực.
Ông nói: “Việc hợp tác với các đồng minh cho phép các lực lượng của chúng ta chống lại các mối đe dọa hiện tại và tương lai”.
Theo không quân Mỹ, khi đang bay trong không phận quốc tế và phù hợp với luật pháp quốc tế, máy bay ném bom B-52 đã bị 2 máy bay của Nga chặn trên biển Barents.
Trong khi đó, hãng tin TASS dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, các máy bay chiến đấu MiG-29 và MiG-31 của nước này đã ngăn chặn máy bay ném bom B-52 của Mỹ xâm phạm không phận quốc gia.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, khi các máy bay chiến đấu Nga tiếp cận, máy bay ném bom Mỹ đã đổi hướng, trong khi Không quân Mỹ cho biết, 2 chiếc B-52 không thay đổi đường bay và tiếp tục nhiệm vụ mà không gặp sự cố.
Mỹ thường xuyên chứng minh cam kết của mình đối với các đồng minh NATO thông qua các nhiệm vụ đa phương, qua đó cho phép triển khai lực lượng năng động tại châu Âu, cung cấp khả năng dự đoán và đảm bảo chiến lược cho các đồng minh cũng như góp phần răn đe bằng cách tạo ra khả năng hoạt động không thể đoán trước cho các đối thủ tiềm tàng.
Tướng Hecker cho biết: “Hoa Kỳ cam kết hợp tác với các đồng minh NATO dọc theo sườn phía Đông để đảm bảo chúng ta có đủ các kỹ năng và khả năng phối hợp cần thiết nhằm duy trì an ninh, an toàn và ổn định trong khu vực”.
Trước đó một ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, việc “NATO tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng quân sự về phía biên giới của Nga, tiếp tục bao vây Nga bằng cơ sở hạ tầng quân sự gây nguy hiểm cho Moscow”.
Theo quan chức Nga, do NATO muốn đối đầu nên khối này được điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ đối đầu và thực hiện các chức năng của mình.
| Bầu cử Mỹ 2024: Quyết định 'đảo lộn mọi thứ' của ông Biden đưa bà Harris đến ngưỡng cửa quyền lực, 'yếu tố bí ẩn' nào sẽ giúp sức? Bà Kamala Harris, từng được truyền thông xướng tên là người phụ nữ, người da màu và người gốc Nam Á đầu tiên giữ chức ... |
| Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden bất ngờ tuyên bố từ bỏ cuộc đua, 'trao ngọn đuốc' cho người mới, phản ứng của ông Trump Chiều 21/7 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (rạng sáng 22/7 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Joe Biden bất ngờ tuyên bố rút lui ... |
| Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Dân chủ hết lời ca ngợi quyết định rút lui của ông Biden, Israel gửi lời cảm ơn, Nga nói gì? Sau quyết định của ông Joe Biden rút lui khỏi cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 2024, đảng Dân chủ đã nồng nhiệt hoan nghênh. |
| Người di cư ồ ạt 'khăn gói' tới Mỹ do lo ngại ông Trump có thể đắc cử Tổng thống Ngày 21/7, hàng trăm người di cư từ khoảng 10 quốc gia rời khỏi biên giới phía nam Mexico để tìm đường đến Mỹ. |
| Ông Biden rút khỏi 'đường đua' bầu cử Mỹ, thị trường không thích điều này? Việc đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh cử Tổng thống vào ngày 21/7 có thể khiến các ... |