Tin thế giới 27/7: Ukraine mở ‘đợt phản công chính’, Tổng thống Niger lên tiếng

Minh Vương
Tổng thống Putin nêu con số ‘sốc’ về ngũ cốc Ukraine, tình hình Israel vẫn phức tạp… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(07.27) Tổng thống Niger Mohamed Bazoum hiện đang bị nhóm cận vệ giam giữ. (Nguồn: AFP)
Nhiều nước và tổ chức đã kêu gọi trả tự do cho Tổng thống Niger Mohamed Bazoum. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga đẩy lùi 9 đợt tấn công, ngăn chặn âm mưu “tấn công khủng bố” ở Biển Đen: Ngày 25/7, ông Alexander Savchuk, Trưởng ban báo chí của nhóm “Trung tâm” thuộc các Lực lượng vũ trang Nga (VS RF) cho biết các đơn vị của nhóm này đã đẩy lùi đợt tấn công ở hướng Svatove và Krasnoliman: “Trong quá trình bảo vệ tích cực các tuyến bị chiếm đóng, các đơn vị nhóm ‘Trung tâm’ đã đẩy lùi 9 đợt tấn công của Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU). Họ đã mất 2 xe chiến đấu bộ binh, 4 xe bọc thép, 5 xe bán tải, 1 khẩu lựu pháo D-30, 3 súng cối và hơn 150 binh sĩ. Tám quân nhân Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã đầu hàng”.

Trong một tin liên quan, ngày 27/7, Cơ quan An ninh Nga (FSB) cho biết họ đã chặn đứng một âm mưu “tấn công khủng bố” nhắm vào tàu chiến của Hạm đội Biển Đen Nga và bắt giữ một thủy thủ Nga. Theo đó, người này sở hữu hai quả bom tự chế và bị tình nghi chuyển bí mật quốc gia cho Ukraine. (Reuters/Sputnik)

Tin liên quan
Nga lên tiếng về đàm phán khôi phục thỏa thuận ngũ cốc; Ukraine Nga lên tiếng về đàm phán khôi phục thỏa thuận ngũ cốc; Ukraine 'không thể chấp nhận' một điều

* Ukraine tăng cường hệ thống phòng, “chi mạnh” cho UAV: Ngày 27/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tới Dnipro, thành phố Đông Nam Ukraine, để thảo luận tình hình thực địa, hoạt động tiếp tế cho quân đội và cách thức tăng cường hệ thống phòng không. Viết trên Telegram, ông nói: “Chúng tôi đã bắt đầu ngày làm việc ở Dnipro. Như mọi khi, chúng tôi cần chú ý đến cung cấp đạn dược cho quân đội, hiệu quả sử dụng hệ thống phòng không hiện có và tăng cường lá chắn bầu trời, có tính đến hoạt động tiếp tế từ đối tác”.

Trong một tin liên quan, trước đó trên Facebook, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết nước này đã phân bổ tới 40 tỷ Hryvnia (khoảng 1,1 tỷ USD) năm nay để thúc đẩy sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Hiện có hơn 40 công ty Ukraine sản xuất UAV đã ký hợp đồng với chính phủ. Số lượng các công ty sản xuất máy bay không người lái ở Ukraine đã tăng hơn 4 lần trong năm qua, nhờ kế hoạch đầu tư và ưu đãi của chính phủ. Đặc biệt, Kiev đã loại bỏ các rào cản hải quan đối với nhập khẩu phụ tùng thay thế cho UAV và tăng tỷ lệ lợi nhuận của các nhà sản xuất UAV lên 25%. Theo ông Shmyhal, năm 2022, các nhà sản xuất máy bay không người lái của Ukraine đã thu hút được khoản đầu tư trị giá khoảng 110 triệu USD. (Reuters/Tân hoa xã)

* Báo Mỹ: Ukraine bắt đầu giai đoạn phản công chính: Ngày 27/7, hai nguồn tin của Lầu Năm Góc cho biết VSU "đã phát động đòn phản công chính của mình”. Được biết VSU “đã đưa vào trận chiến hàng nghìn quân nhân dự bị”, nhiều người trong số họ đã được huấn luyện ở phương Tây. Theo một số tờ báo khác, nếu thành công, chiến dịch quân sự mới của Ukraine sẽ kéo dài từ 1-3 tuần.

Trước đó, nhà phân tích quân sự Allan Orr nhận định, hiệu quả từ đợt phản công của VSU còn thấp do thiếu vũ khí từ NATO cùng thời gian để làm chủ những khí tài được cung cấp. Trước đó, ngày 23/7, ông Vladimir Rogov, người đứng đầu chính quyền dân quản ở Zaporizhzhia, cho biết giai đoạn phản công mới của VSU được lên kế hoạch diễn ra từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8. (New York Times)

* Liên minh châu Phi kêu gọi Nga, Ukraine chung sống hòa bình: Ngày 27/7, phát biểu khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ngày 27/7, Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) Azali Assoumani kêu gọi hai nước Nga và Ukraine “chung sống hòa bình”. Theo ông, điều này sẽ cứu mạng sống của những người phụ thuộc vào nguồn cung lương thực từ hai nước này.

Ông Assoumani, Tổng thống Comoros, nhấn mạnh AU “dứt khoát” lên án âm mưu đảo chính ở Niger và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Tổng thống Mohamed Bazoum, người đang một số cận vệ giam giữ. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Cảnh báo về 'rủi ro leo thang mới', NATO tức tốc tăng cường giám sát Biển Đen

Đông Nam Á

* Thủ tướng Hun Sen cảm ơn các nước chúc mừng kết quả bầu cử Campuchia: Trong thông điệp trên tài khoản X tối 26/7, ông đã cảm ơn lãnh đạo Việt Nam, Lào và Trung Quốc đã gọi điện và gửi điện mừng nhân dịp đảng Nhân dân Campuchia (CPP) chiến thắng trong bầu cử quốc hội khóa VII.

Trong thông điệp, ông Hun Sen cảm ơn Thủ tướng Việt Nam đã gọi điện chúc mừng sáng 24/7, đồng thời cảm ơn Thủ tướng Lào đã gửi lời chúc mừng qua ứng dụng nhắn tin Telegram vào chiều tối 24/7.

Thủ tướng Campuchia nêu rõ: “Tuy kết quả chính thức chưa được công bố, nhưng việc gọi điện và gửi thông điệp không chính thức là động thái thể hiện tình hữu nghị quý mến lẫn nhau, sau khi Campuchia tổ chức tốt cuộc bầu cử với thắng lợi thuộc về CPP”. Cuối thông điệp, Thủ tướng Campuchia cũng cảm ơn Chủ tịch nước và Thủ tướng Trung Quốc đã gửi thư chúc mừng ông và CPP về thành công của cuộc bầu cử. (Fresh News)

* Trung Quốc đề nghị tập trận chung với Philippines? Ngày 27/7, truyền thông địa phương dẫn lời người đứng đầu Lực lượng vũ trang Philippines, Romeo Brawner, cho hay Đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã đưa ra đề nghị nêu trên trong cuộc gặp trước đó, ông Brawner cho biết sẽ nghiên cứu đề nghị trên. Quan chức này nêu rõ: “Họ nói đã gửi một số báo cáo. Chúng tôi cần nghiên cứu chúng... Chúng tôi cố gắng thiết lập quan hệ với các lực lượng vũ trang trên toàn thế giới. Đây là cách để chúng tôi ngăn chặn chiến tranh”.

Người phát ngôn quân đội Medel Aquilarcho biết đã xem đoạn video phỏng vấn của ông Brawner và nhấn mạnh đối thoại giữa quan chức này với nhà ngoại giao Trung Quốc là “không chính thức”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Campuchia thông báo từ chức sau gần 4 thập kỷ cầm quyền

Đông Bắc Á

* Hàn Quốc chỉ trích hoạt động buôn bán vũ khí với Triều Tiên: Ngày 27/7, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Ahn Eun Ju nhấn mạnh bất kỳ hình thức buôn bán vũ khí nào giữa Bình Nhưỡng và các quốc gia khác khác đều vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Phát biểu này được Seoul đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên và Nga tiến hành đối thoại trước đó một ngày để bàn về việc tăng cường quan hệ quốc phòng song phương.

Theo bà Ahn, nước này đang “theo dõi chặt chẽ” các diễn biến liên quan đến đối thoại quốc phòng mới nhất giữa Bình Nhưỡng và Moscow. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng hy vọng rằng chuyến thăm của phái đoàn Nga sẽ “góp phần chấm dứt các hành động mang tính khiêu khích, cũng như thuyết phục (chính quyền Triều Tiên) trở lại đối thoại vì mục tiêu phi hạt nhân hóa”. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên tiếp đón ‘nồng nhiệt’ các phái đoàn Nga và Trung Quốc, ông Kim Jong Un gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Châu Âu

* Nga: Rơi trực thăng ở Siberia, 6 người thiệt mạng: Ngày 27/7, cơ quan tình trạng khẩn cấp địa phương của Nga thông báo cùng ngày đã xảy ra vụ rơi máy bay trực thăng ở Altai, Nam Siberia. Theo đó, một chiếc trực thăng tư nhân Mi-8 chở 16 người đã va phải dây điện và bốc cháy khi đang hạ cánh xuống làng Tyungur, khiến 9 người bị thương và 6 người thiệt mạng.

Hiện lực lượng cứu hỏa và cứu hộ đã đến hiện trường dập lửa. Giới chức Nga cho biết đã mở điều tra liên quan vi phạm quy định về an toàn vận tải hàng không. (AFP)

* Nga: Phần lớn ngũ cốc Ukraine xuất khẩu sang nước thu nhập cao: Ngày 27/7, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi, Tổng thống Vladimir Putin nhận định 70% ngũ cốc Ukraine xuất khẩu sang các quốc gia thu nhập cao hoặc trên trung bình, trong đó có Liên minh châu Âu (EU). Ngược lại, các nước nghèo như Sudan lại bị “gây khó khăn” và chỉ nhận chưa tới 3% lượng ngũ cốc.

Ông nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây, thậm chí ngăn Nga cung cấp phân bón miễn phí cho các nước nghèo: “Một bức tranh nghịch lý đang nổi lên. Một mặt, phương Tây cản trở nguồn cung ngũ cốc và phân bón của chúng tôi (qua các biện pháp trừng phạt). Mặt khác chính họ lại đổ lỗi cho chúng tôi về tình hình khủng hoảng hiện nay trên thị trường lương thực thế giới”.

Trước đó, Nga cũng chỉ trích phương Tây ngăn lãnh đạo châu Phi tham dự Hội nghị thượng đỉnh. Theo đó, có 49/54 đại diện quốc gia châu Phi tới sự kiện này, trong đó có 17 nguyên thủ quốc gia và 4 người đứng đầu chính phủ. Con số này ít hơn một nửa so với số lãnh đạo tham dự sự kiện này hồi năm 2019. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Khoảnh khắc then chốt cho quan hệ Nga-châu Phi

Trung Đông-Châu Phi

* Tình hình Israel: Tổng thống yêu cầu kiềm chế, Liên hợp quốc nói gì? Ngày 27/7, viết trên Facebook nhân dịp lễ ăn chay Tisha B'av của người Do Thái cùng ngày, Tổng thống Israel Isaac Herzog tuyên bố: “Tôi kêu gọi mọi người: Ngay cả khi cơn đau lên đến đỉnh điểm, chúng ta cũng phải duy trì ranh giới tranh cãi, và kiềm chế bạo lực hoặc các biện pháp không thể vãn hồi”.

Về phần mình, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) Volker Turk cho biết, sau thời gian theo dõi chặt chẽ tình hình Israel, ông nhận thấy trong những tháng vừa qua người dân nước này, từ mọi thành phần xã hội, đã “tuần hành ôn hòa, tập hợp liên minh… để bảo vệ cho nhân quyền, không gian dân chủ cũng như sự cân bằng về hiến pháp - vốn đã được gây dựng kỳ công trong nhiều thập kỷ tại Israel”.

Theo ông, điều này “cho thấy mức độ bất bình trước quy mô sửa đổi luật các luật cơ bản”. Ông “kêu gọi những người nắm quyền hành lắng nghe đề nghị của người dân”. Lưu ý đến đơn kiến nghị trước Tòa án Tối cao về dự luật “tính hợp lý”, đại diện LHQ nhấn mạnh tòa án cần phải có thẩm quyền quyết định các vấn đề được đưa ra tòa, theo đúng trình tự pháp luật, không bị áp lực hoặc can thiệp chính trị.

Theo đạo luật về “tính hợp lý” do chính phủ Israel của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đề xuất, Tòa án Tối cao của Nhà nước Do Thái không có quyền phán quyết về quyết định của chính phủ, ngay cả khi họ cho rằng nó “thiếu hợp lý”.

Cùng ngày, chính trị gia cực hữu Itamar Ben-Gvir đã có chuyến thị sát gây tranh cãi tới đền al-Aqsa/Núi Đền nhân ngày lễ Tisha B'av, làm dấy lên nguy cơ đụng độ giữa người Do Thái và người Hồi giáo Palestine. (Reuters/ Times of Israel)

* Tổng thống Ai Cập thăm Thổ Nhĩ Kỳ: Ngày 27/7 (giờ địa phương), Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Sisi sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi ông nhậm chức năm 2014. Chuyến đi diễn ra chỉ ít lâu sau khi Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục quan hệ ngoại giao gần đây và cho phép cử các đại sứ.

Dự kiến, ông Sisi sẽ gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và các quan chức cấp cao. Hai bên sẽ củng cố quan hệ dựa trên thành công ngoại giao gần đây và thảo luận các vấn đề trong chương trình nghị sự song phương. (Sputnik)

* Tình hình Niger - Tổng thống lên tiếng, cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi: Ngày 27/7, viết trên trang mạng X, Tổng thống Niger Mohamed Bazoum khẳng định: “Những thành tựu khó khăn lắm mới giành được này sẽ được bảo vệ. Tất cả những người Niger yêu dân chủ và tự do đều muốn điều này”.

Cùng ngày, trả lời phỏng vấn France24 (Pháp), Ngoại trưởng nước này Hassoumi Massoudou tuyên bố chính phủ dân cử của Niger là “chính thống và hợp pháp”. Nhà ngoại giao này nêu rõ: “Quyền lực hợp pháp và chính đáng là quyền được thực hiện bởi tổng thống dân cử của Niger Mohamed Bazoum. Cuộc đảo chính sẽ thất bại vì nó sẽ gặp sự kháng cự của các lực lượng yêu dân chủ”. Ông cho biết, Tổng thống Mohamed Bazoum, hiện đang bị giam giữ, vẫn “có sức khỏe tốt”.

Trong khi đó, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Volker Turk nhấn mạnh: “Mọi nỗ lực phải được thực hiện để khôi phục trật tự hiến pháp và pháp quyền. Tổng thống Mohamed Bazoum phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện, đồng thời đảm bảo an toàn cho ông ấy”.

Cũng trong ngày 27/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã điện đàm với ông Bazoum. Thông báo của Mỹ nêu rõ: “Ngoại trưởng Blinken đã truyền đạt sự ủng hộ vững chắc của Mỹ đối với Tổng thống Mohamed Bazoum và nền dân chủ của Niger. Mỹ sát cánh cùng người dân Niger và các đối tác khu vực và quốc tế trong chỉ trích nỗ lực giành chính quyền bằng vũ lực và lật đổ trật tự hiến pháp này”.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Wellington của New Zealand, ông Blinken cũng cho biết nước này đang kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Tổng thống Niger.

Chia sẻ quan điểm này, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã hối thúc quân đội Niger nhanh chóng trả tự do cho Tổng thống Bazoum. Bà cũng kêu gọi “tất cả các bên chấm dứt ngay hành động sử dụng vũ lực và giải quyết mọi bất đồng thông qua đối thoại hòa bình và xây dựng”.

Bộ Ngoại giao Đức cho biết nước này dành “mối quan tâm rất lớn” với các sự kiện ở Niger, đồng thời chỉ trích nỗ lực lật đổ chính phủ hiện nay: “Bạo lực không phải là phương tiện để thực thi các lợi ích chính trị hoặc cá nhân”. Berlin cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Bazoum. (AFP/Reuters/TASS)

Đảo chính ở Niger: Mỹ, Pháp, Đức và LHQ đồng loạt lên án, Washington khẳng định ‘sát cánh’ cùng Niger nhưng có điều kiện

Đảo chính ở Niger: Mỹ, Pháp, Đức và LHQ đồng loạt lên án, Washington khẳng định ‘sát cánh’ cùng Niger nhưng có điều kiện

Ngày 27/7, sau tuyên bố phế truất Tổng thống Niger Mohamed Bazoum của nhóm cận vệ nước này, Liên hợp quốc (LHQ) cùng các nước ...

Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm cam kết

Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm cam kết

Ngày 26/7, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Peter Tolstoy cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã vi phạm ...

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc phản công của Ukraine có khả năng khiến Tổng thống Biden thất bại

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc phản công của Ukraine có khả năng khiến Tổng thống Biden thất bại

Ngày 25/7, tờ Wall Street Journal (Mỹ) đăng bài cho rằng cuộc phản công bất thành của Ukraine có khả năng khiến Tổng thống đương ...

Tình hình Ukraine: Nga đẩy lùi xe tăng VSU ở Zaporizhzhia, Kiev bắn hạ nhiều tên lửa

Tình hình Ukraine: Nga đẩy lùi xe tăng VSU ở Zaporizhzhia, Kiev bắn hạ nhiều tên lửa

Kiev ngăn chặn đợt tấn công tên lửa hỗn hợp, Mỹ nói chiến dịch phản công ‘không đóng băng’ là một số tin tức đáng ...

Không chỉ Nga hay Trung Quốc muốn ‘hạ bệ’ ngôi vương của USD, đồng tiền chung BRICS vẫn chỉ là ‘giấc mơ gây sốt’?

Không chỉ Nga hay Trung Quốc muốn ‘hạ bệ’ ngôi vương của USD, đồng tiền chung BRICS vẫn chỉ là ‘giấc mơ gây sốt’?

Nga dường như là thành viên BRICS ủng hộ nhiều nhất quan điểm thành lập đồng tiên chung của khối, bởi nước này bị cắt ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/1/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/1/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 6/1. Lịch âm 6/1/2025? Âm lịch hôm nay 6/1. Lịch vạn niên 6/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/1/2025: Bạch Dương nên kiểm soát cảm xúc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/1/2025: Bạch Dương nên kiểm soát cảm xúc

Tử vi hôm nay 6/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lễ trao giải Diên Hồng lần thứ ba - 2025: Vinh danh 83 tác phẩm xuất sắc nhất

Lễ trao giải Diên Hồng lần thứ ba - 2025: Vinh danh 83 tác phẩm xuất sắc nhất

Các tác phẩm đoạt giải Diên Hồng có sự tìm tòi, mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn, thuyết phục, được độc giả đón nhận và Hội đồng chấm giải đánh ...
Hạ gục Thái Lan thuyết phục ngay trên sân khách, Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2024

Hạ gục Thái Lan thuyết phục ngay trên sân khách, Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đã 'gieo sầu' cho Thái Lan ngay trên sân nhà bằng chiến thắng thuyết phục, để giành chức vô địch ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
Giá tiêu hôm nay 6/1/2025: Tiếp tục tăng, thị trường cạn nguồn cung, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025: Tiếp tục tăng, thị trường cạn nguồn cung, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, 'cơn sóng' Bitcoin sẽ tiếp tục dâng trào vào 2025?

Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, 'cơn sóng' Bitcoin sẽ tiếp tục dâng trào vào 2025?

Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, ít ồn ào hơn những gì nó đạt được trong năm qua. Thay vào đó, giá Bitcoin ...
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động