Tin thế giới 28/6: Nga dọa Thế chiến III nếu có nước động tay ở Crimea; Cơ hội ảm đạm của Ukraine tại EU? Trung Quốc phát cảnh báo NATO

Hoàng Hà
Xung đột Nga-Ukraine, Thượng đỉnh G7, mở rộng NATO, triển vọng Kiev vào EU, tình hình Syria... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 28/6:
Các nhà lãnh đạo nhóm G7 và 5 nước đối tác gồm Argentina, Ấn Độ, Indonesia, Senegal và Nam Phi chụp ảnh kỷ niệm sau ngày họp thứ 2 hôm 27/6. (Nguồn: ANI)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua:

Châu Âu

* Phương Tây đánh giá thấp Nga: Ngày 28/6, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga, cũng là cựu Tổng thống nước này Dmitry Medvedev cho rằng, các đối thủ của Moscow "đang chờ chúng tôi cúi đầu, nếu không nền kinh tế của chúng tôi sẽ sụp đổ".

Theo ông, các lệnh phong tỏa và cấm vận mà Nga đang phải chịu sẽ kéo dài, song, điều phương Tây tin rằng "các biện pháp trừng phạt địa ngục" này sắp khiến Moscow bị hủy hoại "sẽ không xảy ra".

Quan chức an ninh cấp cao Nga cho rằng, phương Tây "đánh giá thấp Moscow như thường lệ", đồng thời khẳng định, quốc gia này vẫn có thể tạo ra những "lỗ hổng" đáng kể trong "bức màn" trừng phạt bằng cách phát triển ngành công nghiệp.

Lưu ý "đây hoàn toàn không phải là lần đầu tiên trong lịch sử Nga đang bị sức ép khổng lồ", cựu Tổng thống Nga Medvedev nhấn mạnh: "Ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, bức màn sắt không trở thành trở ngại cho Moscow". (TASS)

* Nga nhận định cơ hội vào EU của Ukraine có vẻ ảm đạm: Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Medvedev cho rằng, người dân Ukraine sẽ vượt qua mọi thử thách và chọn một tương lai tốt hơn và mô hình kinh tế thành công, mà không nhất thiết phải kết nối với EU, vì cơ hội gia nhập của Kiev có vẻ mong manh.

Theo ông Medvedev, "Nga không chiến đấu với người dân Ukraine mà là chống lại những kẻ phát xít, các nhóm cực đoan, những tên cướp nguy hiểm và lính đánh thuê nước ngoài". (TASS)

* Tổng thống Nga công du nước ngoài: Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bắt đầu chuyến thăm hai ngày tới Tajikistan và Turkmenistan vào ngày 28/6 (giờ Moscow), chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông trong năm nay.

Chương trình nghị sự bao gồm các vấn đề song phương và đa phương, với kế hoạch thảo luận về hợp tác trong thương mại, quốc phòng, văn hóa, di cư và các lĩnh vực khác. (TASS)

* Nga sẽ là "mối đe dọa lớn hơn với an ninh châu Âu" sau xung đột ở Ukraine trong hầu hết các kịch bản được đưa ra, theo Tổng Tham mưu trưởng quân đội Anh Patrick Sanders, dù không biết cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào

Trong một bài phát biểu, Tướng Sanders nêu rõ: "Mặc dù năng lực thông thường của Nga sẽ giảm đi nhiều, ít nhất là trong một khoảng thời gian, song với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây tuyên bố ý định khôi phục các vùng đất của nước Nga lịch sử, mối đe dọa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều".

Tướng Sanders cho rằng cần có khả năng huy động quân đội nhanh hơn để ngăn chặn Nga. (Reuters)

* SNG hy vọng Moldova duy trì hợp tác với khối: Ngày 28/6, Chủ tịch Ủy ban điều hành Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Sergei Lebedev bày tỏ hy vọng Moldova sẽ duy trì hợp tác với khối này, bất chấp việc Moldova được cấp quy chế ứng cử viên trong EU.

Trả lời báo giới ở thủ đô Minsk (Belarus), ông Lebedev nêu rõ: "Chúng tôi rất hy vọng Moldova sẽ duy trì sự tương tác, hợp tác và các hoạt động của mình trong SNG.

Thật không may, trong những tháng gần đây, hoạt động của Moldova liên quan SNG đã giảm đáng kể, nhưng tương tác với SNG vẫn chưa dừng lại".

Theo ông Lebedev, hầu hết các quốc gia thành viên SNG tin rằng việc tăng cường hợp tác với EU không nên cản trở hoạt động duy trì và phát triển hợp tác trong SNG.

SNG được thành lập sau khi Liên Xô tan rã vào tháng 12/1991, gồm Azerbaijan, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Ukraine.

Kiev đã rút đại diện khỏi tất cả các cơ quan theo luật định của SNG vào năm 2018 do xung đột ở khu vực Donbass.(Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Chạy đua gỡ 'bom nổ chậm' khí đốt, châu Âu... sống trong sợ hãi

Nga-Ukraine

* Phát biểu của Tổng thống Ukraine ở Thượng đỉnh G7: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, nước này sẽ không đàm phán với Nga cho đến khi thấy mình ở "vị trí mạnh mẽ".

Tuy nhiên, ông không muốn cuộc xung đột kéo dài cho đến mùa Đông, đồng thời kêu gọi G7 đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga và cung cấp thêm vũ khí cho Kiev.

Tổng thống Ukraine cũng đề xuất G7 tăng cường các đảm bảo an ninh cho Ukraine, tham gia vào việc khôi phục hậu xung đột.

Bên cạnh đó, ông Zelensky kêu gọi G7 hạn chế triệt để dầu Nga tại các thị trường toàn cầu và tạo ra một cơ chế hiệu quả để tịch thu các tài sản bị đóng băng của Moscow. (TASS)

* Ukraine muốn hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh để chống Nga: Trong cuộc điện đàm với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 28/6, Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố, nước này cần hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ có khả năng ngăn các cuộc tấn công của Nga. (Reuters)

* Công ty Thổ Nhĩ Kỳ tặng UAV TB2 cho Ukraine: Ngày 27/6, hãng chế tạo máy bay không người lái Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp 3 máy bay không người lái (UAV) của hãng này cho quân đội Ukraine theo chiến dịch gây quỹ cộng đồng.

Baykar tuyên bố trên Twitter: "Baykar sẽ không nhận khoản thanh toán cho các TB2 và sẽ gửi 3 UAV miễn phí tới mặt trận Ukraine. Chúng tôi yêu cầu số tiền quyên góp được sẽ chuyển đến những người đang gặp khó khăn ở Ukraine".

Đáng chú ý, một trong những lãnh đạo của Baykar là ông Selcuk Bayraktar, con rể út của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Anh trai của ông Selcuk Bayraktar cũng là thành viên ban giám đốc của Baykar.

Thổ Nhĩ Kỳ chưa từng công bố bất kỳ hỗ trợ quân sự nào cho Ukraine, song việc giao hàng như trên khó có thể diễn ra nếu không có sự cho phép của Tổng thống Erdogan. (Anadolu)

* Kiev yêu cầu của Hội đồng Bảo an họp khẩn, theo bức thư của Trưởng phái đoàn thường trực Ukraine tại Hội đồng Bảo an Sergei Kyslytsya gửi Chủ tịch cơ quan này.

Phiên họp được yêu cầu diễn ra vào lúc 15h ngày 28/6 (tức 2h ngày 29/6 theo giờ Hà Nội) về Duy trì hòa bình và an ninh ở Ukraine.

TIN LIÊN QUAN
Nga-Ukraine: Xung đột về đâu?

Thượng đỉnh G7

* Tuyên bố G7: Trong một tuyên bố hôm 27/6, ngày họp Thượng đỉnh thứ 2, các quốc gia thành viên G7 bày tỏ sẵn sàng mở rộng hợp tác với Ukraine về tình báo, an ninh hàng hải và chia sẻ thông tin.

Theo đó, các nước G7 "sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính, nhân đạo, quân sự, ngoại giao và sát cánh với Ukraine trong thời gian cần thiết”.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế hàng đầu sẽ tìm cách tạo ra “hành lang an toàn” cho những người tị nạn, bằng cách hợp lý hóa các thủ tục nhập cư và các yêu cầu về thị thực.

Lãnh đạo G7 khẳng định sẽ cố gắng đáp ứng các nhu cầu nhân đạo của Ukraine, bao gồm phục hồi và tái thiết, trong đó có thể bao gồm cả việc sử dụng các tài sản của Nga bị phong tỏa theo luật quốc gia.

Ngoài ra, G7 sẽ dành khoảng 29,5 tỷ USD hỗ trợ ngân sách cho Kiev, trong khi cũng cung cấp khoảng 5 tỷ USD (4,7 tỷ Euro) hỗ trợ cho an ninh lương thực toàn cầu, trong đó trên 50% là từ Mỹ.

Đối với Nga, G7 cam kết duy trì và tăng cường áp lực kinh tế cũng như chính trị và sẽ tìm kiếm những cách thức mới để cô lập Nga khỏi thị trường toàn cầu.

Trong khi đó, cùng với 5 nước đối tác là Argentina, Ấn Độ, Indonesia, Senegal và Nam Phi, G7 quyết tâm "xây dựng khả năng phục hồi" và hướng tới các giải pháp công bằng, bao trùm và bền vững cho các thách thức toàn cầu.

G7 cam kết hợp tác với các đối tác ở cấp độ quốc tế để hướng tới hòa bình và thịnh vượng và sẽ nỗ lực để đạt được tiến bộ, hướng tới một thế giới công bằng.

Hai bên cũng nhất trí giải quyết hòa bình các cuộc xung đột và phản đối việc "đe dọa hoặc sử dụng vũ lực" dưới bất kỳ hình thức nào không phù hợp với luật pháp quốc tế. (Reuters, TASS)

* Lãnh đạo Đức và Mỹ gặp lại nhau trước khi bế mạc Thượng đỉnh G7 vào lúc 10h sáng 28/6. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson dự kiến cũng tham dự cuộc gặp này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã gặp nhau và có cuộc đàm phán song phương ngay trước khi bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh G7. Hai nhà lãnh đạo khi đó kêu gọi sự đoàn kết của phương Tây liên quan chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Chiều 28/6 (giờ Đức), Tổng thống Biden sẽ bay tới Madrid để gặp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez và Nhà vua Felipe VI., sau đó sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO tại thủ đô Madrid vào 29-30/6.

Cũng giống như G7, trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh NATO một lần nữa sẽ là về chiến dịch của Nga ở Ukraine. (DPA)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh G7: Phản đối hành động 'đe dọa hoặc sử dụng vũ lực' không phù hợp với luật pháp quốc tế

NATO

* Nga cảnh báo nếu NATO động tay với Crimea: Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng, việc Ukraine gia nhập NATO gây nguy hiểm cho Nga hơn là Thụy Điển và Phần Lan.

Theo ông Medvedev, "Crimea là một phần của Nga và nó mãi mãi là như vậy. Bất kỳ nỗ lực nào để xâm chiếm Crimea sẽ tương đương với một lời tuyên chiến chống lại Moscow".

Ông cảnh báo, "nếu một quốc gia NATO thực hiện động thái như vậy, nó sẽ dẫn đến một cuộc xung đột chống lại toàn bộ liên minh quân sự này, đó là Thế chiến III, một thảm họa hoàn toàn". (TASS)

* Nếu Thụy Điển và Phần Lan cảm thấy an toàn hơn khi gia nhập NATO, cứ để họ làm, theo lời Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Medvedev.

Ông Medvedev cho rằng, việc hai quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO không thêm bất kỳ mối đe dọa mới nào: "Đối với Nga, những quốc gia này từng có quan hệ có thể được gọi là khá tôn trọng và thân thiện. Chúng tôi hiện không có tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia này".

Tuy nhiên, theo chính trị gia Nga, "nếu Thụy Điển và Phần Lan cảm thấy tốt hơn và an toàn hơn khi tham gia NATO, hãy để họ làm điều đó", lưu ý rằng, dù không phải hai nước Bắc Âu, NATO cũng đã ở gần biên giới Nga. (TASS)

* Thổ Nhĩ Kỳ mong chờ hành động từ Thụy Điển-Phần Lan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố vào ngày 28/6.

Trả lời báo giới trước khi bay tới Madrid tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh: "Chúng tôi không muốn từ ngữ sáo rỗng, chúng tôi muốn kết quả", đồng thời khẳng định các nước Bắc Âu này cần đáp ứng kỳ vọng của Ankara.

Trong khi đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cho rằng, các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ đối với nỗ lực gia nhập NATO của Stockholm đã đạt tiến triển.

Bà Linde nhấn mạnh: "Chúng tôi đã sẵn sàng cho tình huống bất ngờ, đó là điều gì đó tích cực có thể xảy ra ngày hôm nay, nhưng cũng có thể mất thời gian lâu hơn. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ kiên trì và tiếp tục thảo luận kể cả sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc".

Về phía Phần Lan, Tổng thống Sauli Niinisto tuyên bố phần nào đó đã có sự hiểu biết chung giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid. (AFP, Reuters)

* NATO có kế hoạch mở rộng lực lượng phản ứng nhanh lên tới hơn 300.000 binh sĩ, theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Quân số sẵn sàng chiến đấu hiện nay của liên minh quân sự đang là 40.000 người.

NATO cũng sẽ tăng cường khả năng tiếp viện trong khủng hoảng và xung đột, theo đó bổ sung nhiều thiết bị định vị hơn, dự trữ quân nhu, khả năng triển khai tiền tuyến nhiều hơn, các kế hoạch phòng thủ được nâng cấp và tăng cường khả năng chỉ huy và kiểm soát.

Kế hoạch này dự kiến sẽ được quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid, Tây Ban Nha ngày 29-30/6. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Khủng hoảng Nga-Ukraine: Phân cực Đông-Tây?

Trung Quốc kêu gọi NATO chớ gây bất ổn ở châu Á

Ngày 28/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng, NATO phải chấm dứt những luận điệu khiêu khích nhằm vào Bắc Kinh.

Quan chức ngoại giao Trung Quốc còn kêu gọi NATO từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh, trò chơi có tổng bằng 0 và cuộc săn lùng kẻ thù tưởng tượng.

Ông Triệu nhấn mạnh chính NATO đã "gây bất ổn" ở châu Âu và nói thêm rằng, đừng nên "gây bất ổn" ở châu Á và các khu vực khác của thế giới.

Trong văn kiện mới của NATO nhằm quyết định về một khái niệm chiến lược mới, liên minh này dự kiến sẽ công bố mối lo ngại về Trung Quốc trong các lĩnh vực như an ninh mạng, kiểm soát cơ sở hạ tầng chủ chốt và tuân thủ trật tự quốc tế. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Ngẫm về 2% GDP chi tiêu cho quốc phòng của NATO

Tây Ban Nha: Sự hiện diện của Nga ở Bắc Phi gia tăng

Ngày 28/6, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares cho rằng, sự hiện diện của Nga ở các nước Bắc Phi đang gia tăng, tại một khu vực mà sự bất ổn chính trị và hoạt động của phiến quân đang lan rộng.

Ngoài khu vực Sahel ở rìa phía Nam của sa mạc Sahara, Ngoại trưởng Albares cho biết, ông không nắm được thông tin quân đội Nga bố trí quân tại Algeria - quốc gia đã đình chỉ hiệp ước hữu nghị với Tây Ban Nha trong tháng này liên quan một tranh chấp ngoại giao.

Theo Ngoại trưởng Albares, 'tâm chấn' của chủ nghĩa khủng bố thế giới là ở khu vực Sahel, một khu vực có các thể chế rất yếu kém, ngày càng nhiều chính quyền quân sự được thành lập, khủng hoảng lương thực và các phong trào di cư.

Tây Ban Nha dự định tận dụng Hội nghị thượng đỉnh NATO để nhấn mạnh việc liên minh này cần tập trung vào khu vực châu Phi và có khả năng đề nghị tăng cường công tác chia sẻ thông tin tình báo, trong đó có các vấn đề liên quan di cư. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Châu Phi - 'nạn nhân' gián tiếp từ xung đột Nga-Ukraine?

Trung Đông

* Ankara không ủng hộ các lệnh trừng phạt chống Tehran, theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 27/6 trong cuộc gặp với người đồng cấp Iran Hossein Amir-Abdollahian đang có chuyến thăm quốc gia nằm trên hai lục địa Á-Âu.

Theo nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, nước này "không coi các lệnh trừng phạt Iran là đúng đắn", bày tỏ hy vọng "thỏa thuận hạt nhân sẽ hoạt động".

Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để tăng cường hợp tác thương mại với Iran và "đảm bảo bảo vệ tình trạng của đền thờ Al Aqsa". (TASS)

* Iran không phản đối chiến dịch quân sự mới của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết ngày 27/6.

Ông Abdollahian cho biết: "Chúng tôi hiểu rõ những quan ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ. Có lẽ sẽ cần một chiến dịch đặc biệt. Quan ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ cần phải được giải quyết triệt để và vĩnh viễn". (AFP)

* Mỹ-Iran khôi phục đàm phán hạt nhân: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanani cho biết, đoàn đàm phán của nước này đến thủ đô Doha của Qatar ngày 28/6 để đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân. Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani sẽ dẫn đầu đoàn đàm phán này.

Cuộc đàm phán với Mỹ được tiến hành theo hình thức gián tiếp và do Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy. Truyền thông phương Tây đưa tin, đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley được cho là đến Doha vào ngày 27/6.

Tin thế giới 27/6: Nga nói Ukraine vượt lằn ranh đỏ; Kiev chặt đứt thỏa thuận về hạt nhân với Moscow; G7 chi khủng cạnh tranh Trung Quốc

Tin thế giới 27/6: Nga nói Ukraine vượt lằn ranh đỏ; Kiev chặt đứt thỏa thuận về hạt nhân với Moscow; G7 chi khủng cạnh tranh Trung Quốc

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), căng thẳng Nga-Nhật Bản, tình hình ...

Ukraine yêu cầu HĐBA họp khẩn, Indonesia đề xuất giải pháp đưa Moscow-Kiev trở lại chuỗi cung ứng lương thực

Ukraine yêu cầu HĐBA họp khẩn, Indonesia đề xuất giải pháp đưa Moscow-Kiev trở lại chuỗi cung ứng lương thực

Trưởng phái đoàn thường trực Ukraine tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc Sergei Kyslytsya cho biết, Kiev yêu cầu triệu tập phiên ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Kuwait sau 43 năm và chắc chắn sẽ tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024, giá vàng nhẫn tăng mạnh mẽ, vượt qua vàng miếng, thị trường thế giới xanh sàn. Dự báo thị trường 2025.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và ...
Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ Frank McCourt sẽ thay đổi mô hình quảng cáo của công ty trên Tik Tok để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại ...
Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung tại vùng nước lịch sử hai nước

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung tại vùng nước lịch sử hai nước

Sáng 21/12, Tàu 263 đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc chuyến tuần tra chung lần thứ 77 với Tàu 1143 thuộc Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng ...
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động