Tin thế giới 4/11: Kết quả bầu cử Mỹ; tác động ở Biển Đông; ông Trump bị phản pháo vì 'đòi' ra tòa; Nga-Trung nói gì về tình hình Mỹ?

Hoàng Hà
TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, Biển Đông, xung đột Armenia-Azerbaijan, tình hình Trung Đông, Địa Trung Hải và bán đảo Triều Tiên là một số sự kiện thế giới nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tin the gioi 411 ket qua bau cu my va tac dong then chot o bien dong ong trump bi phan phao vi doi ra toa nga trung noi gi ve tinh hinh o my
Cạnh tranh giữa hai ứng viên trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 vẫn gay cấn ở nhiều bang chiến địa. (Nguồn: AFP)

Bầu cử Mỹ 2020

Ông Biden tạm dẫn trước, cạnh tranh vẫn gay cấn ở nhiều bang chiến địa

Đến hiện tại, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đang tạm dẫn trước với 238 phiếu đại cử tri, trong khi Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump - ứng viên đảng Cộng hòa - đang sở hữu 213 phiếu.

Ông Trump thắng tại các bang Alabama, Kentucky, Tennessee, Oklahoma, Arkansas, Mississippi, Tây Virginia, Indiana, Missouri, Nam Carolina, Lousiana, Nam Dakota, Bắc Dakota, Wyoming, Nebraska, Kansas, Utah, Idaho, Florida, Ohio, Texas, Iowa.

Ông Trump Ông Biden
213 238

Trong khi đó ông Biden thắng tại các bang Illinois, New Jersey, Virginia, Massachusetts, Connecticut, Rhode Island, Washington DC, Delaware, Vermont, New York, Colorado, New Hampshire, Oregon, Washington, California, New Mexico, Hawaii, Minnesota, khu vực quốc hội số hai Nebraska, Arizona, Maine.

Hiện công tác kiểm phiếu đang diễn ra tại 7 bang, trong đó Tổng thống Trump đang tạm dẫn trước tại 4 bang chiến địa gồm Pennsylvania (20 phiếu đại cử tri), Michigan (16 phiếu đại cử tri), Georgia (16 phiếu đại cử), North Carolina (15 phiếu đại cử tri).

Hai bang còn lại cũng đang tiến hành kiểm phiếu là Nevada (6 phiếu đại cử tri) và bang Alaska (3 phiếu đại cử tri).

Tại bang Wisconsin (10 phiếu đại cử tri), sau gần 1 ngày ông Trump có lợi thế, đã có dấu hiệu "ngả xanh" khi ông Biden vươn lên dẫn trước với chỉ 0,3 điểm % khi có thêm 1% phiếu được kiểm. Với 5% số phiếu còn lại đang kiểm đếm, kết quả ở bang chiến trường này vẫn là điều hết sức khó lường.

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Mỹ 2020: Nước Mỹ thức 'trắng đêm' chờ kết quả

Tổng thống Trump dọa kiện lên Tòa án Tối cao, phe ông Biden cảnh báo ngăn chặn

Ngày 4/11, Tổng thống Trump cho rằng,"một nhóm người rất đáng buồn" đang tìm cách tước quyền bầu cử của hàng triệu người ủng hộ ông, đồng thời tuyên bố sẽ khiếu nại lên Tòa án Tối cao về hoạt động kiểm phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống.

Phản ứng lại tuyên bố này, nhóm vận động tranh cử của ông Biden cảnh báo, nếu ông Trump thực thi lời đe dọa, các đội ngũ pháp lý của họ đã chuẩn bị sẵn sàng. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
PHÂN TÍCH bầu cử Mỹ 2020: Phía trước đầy bất định

Trung Quốc nói gì về câu hỏi 'nếu ông Trump tái cử'?

Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi các phóng viên nước ngoài yêu cầu nhận định về thông tin cho rằng, Tổng thống Trump sẽ tái cử, người phát ngôn Uông Văn Bân trả lời rằng, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang được tiến hành và kết quả chưa được xác định.

Khi trả lời câu hỏi của một phóng viên khác về cuộc bầu cử Mỹ, ông này khẳng định, cuộc bầu cử Mỹ là chuyện nội bộ của Mỹ và Trung Quốc "không có quan điểm gì về vấn đề này". (Global Times)

TIN LIÊN QUAN
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Trung Quốc đã sẵn sàng tung con 'át chủ bài'?

Nga không kỳ vọng vào hợp tác với tân Tổng thống Mỹ

Ngày 3/11, hãng thông tấn RIA dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow không quá kỳ vọng về sự hợp tác với vị Tổng thống mới của Mỹ.

Theo Ngoại trưởng Lavrov, Nga sẽ tôn trọng mọi sự lựa chọn của người dân Mỹ và sẽ sẵn sàng hợp tác mang tính xây dựng, song Moscow luôn thực tế trong đánh giá các triển vọng về mối quan hệ song phương. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Mỹ-Nga: Ngoại giao chính trị ‘lạnh’, ngoại giao văn hóa 'ấm'

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào ngày 4/11, theo đúng tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc đưa quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều thứ hai thế giới ra khỏi hiệp định này.

Tổng thống Trump lần đầu tiên công bố ý định rút khỏi Hiệp định Paris hồi tháng 6/2017 với lập luận rằng hiệp định này gây hại cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, cho tới nay Mỹ mới có thể chính thức rút khỏi hiệp định này do những quy định ràng buộc.

Dù đã rút khỏi Hiệp định Paris, Mỹ vẫn là một thành viên của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và cơ quan này khẳng định, "sẵn sàng hỗ trợ nếu Mỹ nỗ lực quay trở lại với Hiệp định Paris". Hiện Mỹ là quốc gia duy nhất rút khỏi Hiệp định Paris trong tổng số 197 nước ký kết hiệp định này. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Biến đổi khí hậu: Nỗi lo của châu Á

Biển Đông

Philippines đánh giá kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng tới tình hình Biển Đông

Ngày 4/11, Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr. bày tỏ sự tin tưởng rằng, việc Tổng thống Donald Trump hay cựu Phó Tổng thống Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sẽ có vai trò then chốt làm thay đổi tình hình ở Biển Đông.

Trong một cuộc họp báo trực tuyến, ông Esperon nói: "Nếu chúng ta có một Tổng thống Mỹ tái cử, thì các hoạt động hiện tại của Mỹ liên quan đến tự do hàng hải sẽ được tiếp tục". Đồng thời, ông nhấn mạnh "nếu chúng ta có một Tổng thống Mỹ mới, có lẽ sẽ có một số thay đổi trong chính sách".

Ngoài ra, ông Esperon xác nhận, tính tới thời điểm hiện tại, quân đội và tàu cá Trung Quốc vẫn được phát hiện gần đảo Thị Tứ và ở bãi cạn Scarborough.

Bên cạnh đó, ông Esperon cho rằng, Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa các nước ASEAN và Trung Quốc có thể được ký vào năm 2021. (Mannila Bulletin, GMA News)

TIN LIÊN QUAN
Chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông sẽ thay đổi sau bầu cử?

Xung đột Armenia-Azerbaijan

Tổng thống Azerbaijan tuyên bố sẵn sàng chấm dứt chiến tranh ở Nagorno-Karabakh

Ngày 4/11, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố sẵn sàng ngừng chiến tranh ở Nagorno-Karabakh với điều kiện Armenia phải rút quân khỏi “các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng”.

“Chiến tranh càng kết thúc sớm càng tốt. Tôi đã nhiều lần khẳng định và tôi có thể nhắc lại một lần nữa rằng nếu Thủ tướng Armenia thực hiện cam kết giải phóng các vùng lãnh thổ còn lại thì chúng tôi sẵn sàng dừng cuộc chiến ngay hôm nay. Tuy nhiên, cho đến nay ông ấy đã không thực hiện các nghĩa vụ này”, ông Aliyev nói.

Nhà lãnh đạo Azerbaijan cũng nhắc lại rằng, theo nguyên tắc cơ bản trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trước tiên phải giải phóng được 5 vùng lãnh thổ, sau đó là 2 vùng nữa.

Tổng thống Aliyev cho hay: “Chúng tôi đã đơn phương giải phóng 4 vùng. Vì vậy, quân đội Armenia nên rút khỏi các vùng Aghdam, Kelbejar, Lachin vẫn bị chiếm đóng. Thế nhưng, Thủ tướng Armenia Pashinyan không đưa ra tuyên bố như vậy, điều đó có nghĩa là ông ấy không muốn chiến tranh kết thúc”.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Al Arabiya, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết Yerevan sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán giải quyết xung đột ở Nagorno-Karabakh nhưng Baku đã không thực hiện cam kết. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Yếu tố Iran trong xung đột Armenia-Azerbaijan

Trung Đông

Quốc gia châu Phi đầu tiên tuyên bố mở Đại sứ quán tại Israel ở Jerusalem

Ngày 3/11, Bộ trưởng Ngoại giao Malawi Eisenhower Mkaka thông báo, nước này sẽ mở Đại sứ quán tại Jerusalem vào mùa Hè 2021, trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên mở đại sứ quán tại thành phố này.

Tuyên bố chung được hai bên ký kết nêu rõ: "Ông Mkaka đã nhắc lại ý định của nước Cộng hòa Malawi về việc mở một Đại sứ quán chính thức tại Jerusalem".

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Israel Gabi Ashkenazi tại Jerusalem, Ngoại trưởng Mkaka nhấn mạnh, quyết định này là một "bước đi táo bạo và quan trọng".

Ngoại trưởng Israel Gabi Ashkenazi cho biết ông mong muốn Malawi sẽ sớm mở đại sứ quán tại Jerusalem, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng nhiều nhà lãnh đạo châu Phi cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự.

Theo tuyên bố chung, Israel cam kết tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, công nghệ đầu tư, giáo dục và thương mại. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Mỹ 2020 tác động tới Trung Đông: Iran vào 'khuôn khổ', Mỹ tìm lại 'bóng dáng xưa'?

Các bên đối địch ở Libya nhất trí thực thi lệnh ngừng bắn

Ngày 3/11, Đặc phái viên tạm quyền của Liên hợp quốc tại Libya Stephanie Williams cho biết, các sĩ quan quân sự của các bên đối địch ở quốc gia Bắc Phi này đã thống nhất lộ trình thực thi thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng trước.

Theo bà Williams, các bên đã nhất trí "thiết lập một tiểu ban quân sự chung để giám sát hoạt động rút lui của các lực lượng quân sự về các căn cứ của mỗi bên và sự rời đi của các lực lượng nước ngoài khỏi những khu vực tiền tuyến".

Ủy ban quân sự chung quyết định sẽ "gặp nhau ở Sirte sớm nhất có thể" và thiết lập trụ sở của Ủy ban ở thành phố duyên hải miền Trung này.

Bên cạnh đó, Ủy ban quân sự chung còn hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc "nhanh chóng thông qua một nghị quyết mang tính ràng buộc để triển khai thỏa thuận ngừng bắn Geneva". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Libya: Ngưỡng cửa hòa bình?

Địa Trung Hải

Hải quân Ai Cập và Pháp tập trận chung ở Địa Trung Hải

Ngày 3/11, người phát ngôn quân đội Ai Cập Tamer El-Refaie cho biết, các lực lượng hải quân nước này và Pháp đã tổ chức các hoạt động diễn tập chung ở khu vực hạm đội phương Bắc thuộc Địa Trung Hải. Khinh hạm Taba của Ai Cập và khinh hạm Jean Bart của Pháp tham gia cuộc tập trận này.

Theo ông El-Refaie, nội dung của cuộc tập trận bao gồm chương trình huấn luyện về các đội hình di chuyển trên biển và đánh giá các mối đe dọa trên mặt đất, trên không và tàu ngầm, đồng thời xây dựng các kịch bản để đối phó với những mối đe dọa đó.

Cuộc tập trận cũng tập trung vào các phương tiện đối phó với một số mối đe dọa trên không, đặc biệt là tình huống đối phó với những cuộc không kích do máy bay chiến đấu F-16 của Ai Cập thực hiện.

Cuộc tập trận diễn ra trong khuôn khổ hợp tác giữa các lực lượng vũ trang Ai Cập và Pháp, đồng thời nhằm mục đích hỗ trợ các nỗ lực đảm bảo duy trì ổn định và an ninh hàng hải trong khu vực. (THX)

TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ: Đối đầu cũ, nguy cơ mới

Bán đảo Triều Tiên

Hàn Quốc bắt giữ một người Triều Tiên vượt biên

Ngày 4/11, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết, quân đội nước này đã bắt giữ một người đàn ông Triều Tiên vượt biên khi đang tiến hành hoạt động tìm kiếm xung quanh Khu phi quân sự.

Theo đó, đối tượng này dường như có ý định đào tẩu sang Hàn Quốc nhưng bị bắt sau 14 tiếng vượt qua đường biên giới phía đông trong đêm 3/11. Quân đội Hàn Quốc đã tiến hành tìm kiếm đối tượng ngay sau khi bị camera an ninh phát hiện.

Người đàn ông này dường như là một dân thường, không mang theo vũ khí và có ý định bỏ chạy về phía Hàn Quốc sau khi bị bắt.

Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quan Hàn Quốc, hiện quân đội Triều Tiên chưa có động thái bất thường nào. (Yonhap)

Bầu cử Mỹ 2020 vào hồi gay cấn; Ông Biden liên tục dẫn trước; Ông Trump trên đà lội ngược dòng

Bầu cử Mỹ 2020 vào hồi gay cấn; Ông Biden liên tục dẫn trước; Ông Trump trên đà lội ngược dòng

TGVN. Báo TG&VN phản ánh diễn biến bầu cử Mỹ 2020. Ông Trump hay ông Biden sẽ nắm quyền Tổng thống Mỹ trong 4 năm ...

Bầu cử Mỹ 2020: Khi lá phiếu của cử tri là tâm điểm của thế giới

Bầu cử Mỹ 2020: Khi lá phiếu của cử tri là tâm điểm của thế giới

TGVN. Ngày 3/11 năm nay được cho là đặc biệt hơn cả, khi tin tức về cuộc bầu cử Mỹ tràn ngập mặt báo, không ...

Tin thế giới 3/11: Hai đối thủ 'khẩu chiến' trong đêm 'chào' ngày bầu cử Mỹ; Khủng bố kinh hoàng trên thế giới; Hàn Quốc lập đội giám sát Triều Tiên

Tin thế giới 3/11: Hai đối thủ 'khẩu chiến' trong đêm 'chào' ngày bầu cử Mỹ; Khủng bố kinh hoàng trên thế giới; Hàn Quốc lập đội giám sát Triều Tiên

TGVN. Ngày Bầu cử Mỹ 2020 chính thức bắt đầu, tấn công khủng bố ở Afghanistan, xả súng kinh hoàng ở Áo, quan hệ Nhật ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Tờ Economist (Anh) mới đây đã chỉ ra 3 nguyên nhân có thể giá dầu tiếp tục ổn định trong năm 2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30 - Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30 - Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30- Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39; Ligue 1 vòng 27...
Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela thúc đẩy các hợp tác cụ thể

Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela thúc đẩy các hợp tác cụ thể

Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại ...
Lộ thiết kế iPhone 16 thông qua mô hình 3D

Lộ thiết kế iPhone 16 thông qua mô hình 3D

Mới đây, thiết kế của dòng iPhone 16 được cho là đã lộ diện thông qua các mô hình 3D được chia sẻ trên mạng.
Khủng bố - Nỗi ám ảnh chưa dứt

Khủng bố - Nỗi ám ảnh chưa dứt

Vụ khủng bố tại Moscow rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động