Tin thế giới 4/12: Tướng Nga thiệt mạng ở Ukraine, Israel triển khai chiến dịch mới ở Dải Gaza

Minh Vương
Mỹ nêu khó khăn về viện trợ Ukraine, Hàn Quốc-Trung Quốc đàm phán về ure, Iran-Cuba tăng cường hợp tác…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(12.04) Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel hội đàm ngày 4/12. (Nguồn: The Tehran Times)
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel hội đàm ngày 4/12. (Nguồn: The Tehran Times)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Tướng Nga thiệt mạng Ukraine: Chia sẻ trên Telegram ngày 4/12, Thị trưởng thành phố Voronezh ở Tây Nam nước Nga, ông Alexander Gusevcho biết, Thiếu tướng Vladimir Zavadsky, Phó Tư lệnh Quân đoàn Lục quân số 14 của Nga đã thiệt mạng ở Ukraine. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về cái chết của Tướng Zavadsky hiện chưa được tiết lộ. (Reuters)

* Nga thu xe chiến đấu bộ binh của Mỹ ở Ukraine: Ngày 4/12, kênh Telegram “Rybar” đưa tin quân đội Nga lần đầu tiên đã thu được chiến lợi phẩm là xe chiến đấu bộ binh (BMP) Bradley của Mỹ. Xe này thuộc Lữ đoàn cơ giới số 47 của Các Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU). Kể từ đầu mùa Hè, đơn vị này đã mất hơn 40 xe Bradley, đầu tiên là ở hướng Zaporizhzhia và sau đó là ngoại ô Avdiivka.

Tin liên quan
Cựu nghị sĩ Slovakia muốn nước này rút khỏi EU và NATO Cựu nghị sĩ Slovakia muốn nước này rút khỏi EU và NATO

Nguồn tin cho biết: “Binh sĩ Nga đã có thể đưa xe chiến đấu bộ binh M2A2 ODS Bradley của Mỹ về hậu phương, chiếc xe trước đó bị bắn hạ ở khu vực Avdiivka. Trên thực tế, đây là xe chiến đấu bộ binh đầu tiên (loại này) phía Nga thu được”.

Trước đó, các xe bọc thép do phương Tây sản xuất, trong đó có xe Bradley thuộc biên chế VSU ở hướng Zaporizhzhia đã gặp nhiều khó khăn do thời tiết và địa hình. Hiện họ đang cố gắng tiến lên khu vực mặt trận Avdiivka theo nhóm nhỏ. (TASS)

* Nhà Trắng “rất cần” khoản tiền hỗ trợ cho Ukraine: Trả lời phỏng vấn kênh ABC News (Mỹ), Điều phối viên phụ trách truyền thống chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby được hỏi liệu Tổng thống Biden có hay không nhượng bộ trước yêu cầu của các nghị sĩ đảng Cộng hòa. Theo đó, họ cho rằng “yêu cầu bổ sung an ninh quốc gia” trị giá 106 tỷ USD dành cho Ukraine và Israel phải đi kèm với điều kiện tăng chi tiêu để bảo đảm an ninh biên giới Mỹ-Mexico.

Quan chức Nhà Trắng từ chối trả lời câu hỏi này, khẳng định “sẽ không đi trước quyết định của Tổng thống”. Theo ông Kirby, kế hoạch cải cách nhập cư đã được trình bày “trong ngày đầu tiên chính quyền nhậm chức”. Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa chiếm đa số “về cơ bản đã phớt lờ” kế hoạch này.

Ông Kirby cho rằng nếu các nhà lập pháp Mỹ “nghiêm túc về vấn đề cải cách nhập cư, họ phải chấp nhận đề xuất của Tổng thống. Họ cũng phải thông qua yêu cầu bổ sung của chúng tôi, bao gồm cả khoản tiền dành cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bởi tất cả đều quan trọng đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ”. Quan chức Nhà Trắng cũng hối thúc Đồi Capitol “ngay lập tức” hành động để giải quyết tình trạng bế tắc trong chính sách viện trợ quân sự. (RT)

* Tổng thống Bulgaria phủ quyết dự luật gửi xe bọc thép chở quân cho Ukraine: Ngày 4/12, Tổng thống Rumen Radev đã trở lại Quốc hội để thảo luận thêm về dự thảo luật phê chuẩn thỏa thuận chuyển giao miễn phí 100 xe bọc thép đã loại biên cho Ukraine.

Thông báo của Văn phòng Tổng thống Bulgaria nêu rõ: “Lý do cho hành động phủ quyết là các nhà lập pháp không nắm rõ thông tin cụ thể của khoản quyên góp này, thực trạng đó khiến họ không có cơ hội đánh giá khách quan liệu lô trang thiết bị được cung cấp này có còn cần thiết hay không”.

Tháng trước, Quốc hội Bulgaria đã phê chuẩn thỏa thuận giữa Bộ Nội vụ Bulgaria và Bộ Quốc phòng Ukraine về cung cấp miễn phí lô xe bọc thép chở quân cũ cho Kiev. (Sputnik)

* Quan chức Áo: Phương Tây phải dốc sức” vì Ukraine: Ngày 3/12, trả lời phỏng vấn báo Tagesschau (Đức), Đại tá Markus Reisner thuộc lực lượng vũ trang Áo cảnh báo: “Ukraine có thể thua nếu phương Tây không cung cấp cho Kiev sự hỗ trợ cần thiết. Đây là cuộc xung đột tiêu hao sinh lực. Mọi thứ chủ yếu được quyết định bởi nguồn lực chứ không phải bởi tinh thần”.

Theo ông, các thủ đô châu Âu đã cảm nhận được cảm giác “nôn nao sau cơn say” bởi “trước đây người ta cho rằng cung cấp vũ khí cho Kiev là đủ, nhưng thực tế không phải vậy. Bạn không thể tiến hành một cuộc xung đột tiêu hao khi phải dốc hết vốn liếng của mình”. Theo ông, phương Tây phải nhận thức được điều này.

Quan chức quân sự Áo nói: “Châu Âu dường như chưa nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình. Vì sao? Bởi vì điều này (những lời hứa hỗ trợ cho Ukraine) sẽ phải kết hợp với những nỗ lực kinh tế-quân sự thực sự đáng kể”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Kiev ngăn cựu Tổng thống thăm Hungary, viện trợ quân sự cho Ukraine lại gặp khó?

Israel-Hamas

* Israel tuyên bố hoàn tất chiến dịch trên bộ ở miền Bắc Gaza: Ngày 4/12, phát biểu trên đài phát thanh quân đội địa phương, Tư lệnh Sư đoàn tăng thiết giáp Israel, Tướng Hisham Ibrahim khẳng định Lực lượng vũ trang Israel (IDF) “hầu như đã đạt được các mục tiêu ở khu vực phía Bắc” và “đang bắt đầu mở rộng hoạt động trên bộ sang các khu vực khác của Dải Gaza”.

Trong khi đó, hãng AFP dẫn lời các nhân chứng cùng ngày cho biết hàng chục chiếc xe tăng của lực lượng Israel đã tiến vào khu vực phía Nam Dải Gaza, gần thành phố Khan Yunis, bên cạnh các xe bọc thép chở quân và máy ủi. (Reuters)

* Hơn 400 binh sĩ Israel đã thiệt mạng trong xung đột với Hamas: Ngày 4/12, IDF cho biết có thêm 3 binh sĩ nước này thiệt mạng ở Dải Gaza. Theo đó, tổng số quân nhân Israel thiệt mạng trong chiến dịch tấn công trên bộ đã là 75 người.

Tính từ đầu xung đột, hiện tổng số binh sĩ Israel thiệt mạng là 401 người. Phần lớn trong số đó thiệt mạng trong những cuộc giao tranh hôm 7/10, khi các tay súng Hamas xâm nhập qua biên giới và tấn công khu dân cư ở miền Nam Israel.

Trước đó, Israel đã nối lại chiến dịch tấn công sau khi lệnh tạm ngừng bắn vì mục đích nhân đạo kết thúc sáng 1/12. Theo giới chức Palestine, trong 3 ngày qua, 800 người dân ở Dải Gaza đã thiệt mạng do các đợt tấn công của IDF. (Reuters)

* Giao tranh giữa IDF và Hezbollah kéo dài: Ngày 3/12, IDF và phiến quân Hezbollah đã đấu súng dọc biên giới trong ngày thứ ba liên tiếp. Israel cho biết một số binh sĩ đã “bị thương nhẹ” khi một tên lửa chống tăng bắn từ Lebanon bắn trúng một phương tiện ở Beit Hillel ở miền Bắc Israel. IDF đã bắn pháo đáp trả.

Trong khi đó, phong trào Hồi giáo Hezbollah tại Lebanon do Iran hậu thuẫn tuyên bố đã nhắm mục tiêu vào các vị trí Israel bằng “vũ khí thích hợp”. (Reuters)

* Palestine kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực với Israel: Ngày 4/12, hênh truyền hình Al-Arabiya (Saudi Arabia) dẫn lời Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh nhấn mạnh: “Chúng tôi lấy làm tiếc khi (cộng đồng quốc tế) chỉ yêu cầu Israel giảm quy mô gây thương vong (người Palestine) thay vì yêu cầu nước này ngừng bắn… Việc không trừng phạt Israel đã khiến họ thực hiện nhiều vụ việc tương tự hơn nữa... Israel đang tìm cách tái định cư người Palestine (ở Gaza) đến Rafah. Nhưng chúng tôi đề nghị thế giới phản đối kế hoạch này”.

Cùng ngày, Hội đồng An ninh quốc gia Israel đưa ra cảnh báo đi lại với hàng chục quốc gia, bao gồm và Anh: “Mức độ đe dọa đối với nhiều quốc gia ở Tây Âu (bao gồm Anh, Pháp và Đức), Nam Mỹ (bao gồm Brazil và Argentina), cũng như Australia và Nga, đã được nâng lên Cấp độ 2, với khuyến nghị tăng cường các biện pháp phòng ngừa. Mức độ đe dọa đối với các quốc gia ở châu Phi (bao gồm Nam Phi và Eritrea) và Trung Á (bao gồm Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Turkmenistan) đã được nâng lên Cấp độ 3, với khuyến nghị cân nhắc lại hoạt động đi lại không cần thiết đến những nước này”. (Sputnik/TASS)

* Nhà Trắng: Israel đang nỗ lực bảo vệ dân thường ở Gaza: Trả lời phỏng vấn kênh ABC News (Mỹ), Điều phối viên phụ trách truyền thống chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho hay, phía Israel đang “nỗ lực” để giảm thiểu số dân thường thiệt mạng ở Gaza.

Quan chức Mỹ cũng khẳng định tình báo nước này không biết bất kỳ bí mật nào, đặc biệt là kế hoạch chi tiết của Hamas về cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10. Tuần trước, tờ New York Times (Mỹ) đưa tin chính quyền Israel đã có được tài liệu về kế hoạch trên từ thời điểm một năm trước khi vụ tấn công xảy ra. (AFP)

* Mỹ ủng hộ quyền tự quyết của người Palestine: Ngày 4/12, hãng thông tấn WAFA (Palestine) đưa tin Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã điện đàm với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Hai bên thảo luận về diễn biến mới nhất ở Palestine và nỗ lực nhằm chấm dứt hành động của Israel với người Palestine.

Thông cáo cùng ngày của Nhà Trắng có đoạn: “Phó Tổng thống nhắc lại lập trường ủng hộ của Mỹ đối với nhân dân Palestine và các quyền về an ninh, nhân phẩm và tự quyết của họ. Bà nhấn mạnh cam kết của chúng tôi đối với giải pháp hai nhà nước và cho rằng nhân dân Palestine phải có tầm nhìn chính trị rõ ràng”.

Phó Tổng thống Mỹ nêu vấn đề về cơ chế quản lý chung của người Palestine sau khi xung đột Hamas-Israel kết thúc và nhắc lại sự ủng hộ của Washington đối với mục tiêu thống nhất Bờ Tây và Dải Gaza, dưới sự quản lý của PA.

Cuộc điện đàm diễn ra khi bà Harris trên đường trở về Washington sau khi tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 28) tại Dubai (UAE). Trong tuần này, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Phil Gordon sẽ tới Israel và Bờ Tây để thảo luận thêm về xung đột Israel-Hamas hiện nay. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Israel-Hamas: Máy bay Anh tiến hành giám sát Đông Địa Trung Hải; Giáo hoàng bày tỏ sự nuối tiếc

Đông Nam Á

* Phó Tổng thống Philippines lo “thỏa thuận với quỷ dữ” với phiến quân: Ngày 4/12, viết trên Facebook cá nhân, bà Sara Duterte nói: “Thưa Tổng thống, tuyên bố của chính phủ với NDFP tại Oslo (Na Uy) là một thỏa thuận với quỷ dữ. Lực lượng này sẽ lợi dụng hòa đàm để phản bội chính phủ và đánh lừa công chúng”. Đây là chỉ trích hiếm hoi của bà với Tổng thống đương nhiệm.

Con gái cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, người đã chấm dứt các cuộc đàm phán vào năm 2017, cảnh báo lực lượng nổi dậy có thể lợi dụng đàm phán hòa bình và “không thành thật” trong tìm kiếm giải pháp. Bà cũng hối thúc Tổng thống đương nhiệm Marcos Jr. xem xét lại và rà soát chính sách, trong đó có quyết định ân xá cho các thành viên của nhóm phiến quân Mặt trận Dân chủ quốc gia Philippines (NDFP) - cánh chính trị của Đảng Cộng sản Philippines (CPP), và nhóm phiến quân Quân đội nhân dân mới (NPA), cánh vũ trang của CPP.

Chính phủ Philippines và lực lượng nổi dậy hồi tuần trước đã nhất trí nối lại hòa đàm sau 6 năm gián đoạn để chấm dứt cuộc xung đột vũ trang đã kéo dài hàng thập kỷ ở quốc gia Đông Nam Á. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thương vong tiếp tục tăng sau vụ nổ ở Philippines

Đông Bắc Á

* Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi đoàn kết toàn cầu: Ngày 4/12, Bộ Ngoại giao nước này dẫn phát biểu của ông Tập Cận Bình chào mừng Diễn đàn Quốc tế Imperial Springs 2023 tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, nhấn mạnh: “Trước những thay đổi mang tính thời đại và chưa từng có, cộng đồng toàn cầu phải đoàn kết, không ngừng trao đổi kinh nghiệm, đồng thời luôn khoan dung và cởi mở, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi”. Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, các nước nên cùng nhau nỗ lực xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. (TASS)

* Hàn Quốc sớm tham vấn với Trung Quốc về trì hoãn xuất khẩu ure: Ngày 4/12, Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng (MOTIE) Hàn Quốc cho biết sẽ sớm tham vấn với chính phủ Trung Quốc về việc Bắc Kinh tạm dừng làm thủ tục xuất khẩu ure sang Seoul. Người phát ngôn bộ này Choi Nam Ho cho hay Hàn Quốc xác nhận có tình trạng chậm trễ về thủ tục hải quan, song nguyên nhân là căng thẳng nguồn cung ở Trung Quốc, chứ không phải “vấn đề chính trị”.

Chiều cùng ngày, chính phủ Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp liên ngành với sự tham gia của các bộ Thương mại, Tài chính và Ngoại giao để thảo luận vấn đề này. Sau cuộc họp, các quan chức tuyên bố sẽ nhanh chóng tham vấn với các đối tác Trung Quốc để nhập khẩu số lượng ure đã hoàn tất thủ tục hải quan.

MOTIE xác nhận lượng ure lưu kho của Hàn Quốc đủ dùng trong khoảng 3 tháng. Hiện Hàn Quốc nhập khẩu gần 90% ure từ Trung Quốc để dùng cho các phương tiện giao thông chạy bằng động cơ diesel và những mục đích công nghiệp khác.

Trước đó, cuối năm 2021, Hàn Quốc từng phải chịu tác động lớn từ tình trạng gián đoạn nguồn cung dung dịch ure sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu này trong bối cảnh tranh chấp thương mại với Australia. (TTXVN)

* Triều Tiên kêu gọi cải thiện tỷ lệ sinh: Ngày 3/12. phát biểu tại Đại hội các bà mẹ toàn quốc lần thứ 5 ở thủ đô Bình Nhưỡng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un nhấn mạnh: “Ngăn chặn tỷ lệ sinh giảm và chăm sóc trẻ em tốt là tất cả nhiệm vụ gia đình của chúng ta khi nhắc đến các bà mẹ”. Ông cũng cảm ơn các bà mẹ vì vai trò củng cố sức mạnh quốc gia, đồng thời nhấn mạnh: “Tôi cũng luôn nghĩ đến những người mẹ khi thực hiện công việc của Đảng và Nhà nước”.

Hiện dân số Triều Tiên ước tính đạt 25 triệu người. Quỹ Dân số Liên hợp quốc ước tính tổng tỷ suất sinh nước này, tức số trẻ em được sinh ra trong suốt cuộc đời của một phụ nữ, đạt 1,8 vào năm 2023. Con số này cao so với láng giềng Hàn Quốc, vốn đang đau đầu trong nỗ lực giải quyết tình trạng tỷ lệ sinh tụt về mức thấp kỷ lục 0,78 năm ngoái, với Nhật Bản ghi nhận mức 1,26. (KCNA/Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật với tên lửa SM-2

Châu Âu

* Thủ tướng Đức yêu cầu Bộ trưởng Tài chính hủy tham dự COP28: Ngày 4/12, người phát ngôn của chính phủ Đức xác nhận Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck sẽ dự COP28 tại Dubai theo kế hoạch.

Trước đó, Thủ tướng Olaf Scholz đã yêu cầu ông Habeck hoãn chuyến công du để có thể tập trung vào đàm phán của chính phủ về vấn đề ngân sách năm 2024. Trước đó, Tòa án Hiến pháp Đức đã bác bỏ kế hoạch ban đầu chuyển 60 tỷ Euro chưa sử dụng trong đại dịch Covid-19 sang quỹ “kinh tế xanh”.

Theo kế hoạch, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Ngoại trưởng Annalena Baerbock có thể sẽ tới tham dự COP28 vào đầu tuần này. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thư ký LHQ chưa hài lòng với cam kết tại Hội nghị COP28

Trung Đông-châu Phi

* Iran, Cuba ký văn kiện quan trọng về hợp tác song phương: Ngày 4/12, viết trên kênh Telegram, chính phủ Iran tuyên bố: “Trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel, lãnh đạo và quan chức cấp cao của Iran và Cuba đã ký 7 văn kiện và biên bản ghi nhớ hợp tác.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cũng ký tuyên bố chung về việc củng cố mối quan hệ song phương chiến lược... Những bản ghi nhớ và văn kiện được ký giữa Iran và Cuba đề cập các lĩnh vực khoa học, công nghệ, y tế, nông nghiệp, năng lượng, khai mỏ, truyền thông và y học”.

Vừa qua, ông Diaz-Canel đã trở thành lãnh đạo Cuba đầu tiên tới nước Cộng hòa Hồi giáo từ năm 2001, thời điểm cố Chủ tịch Fidel Castro đến Tehran. (TASS)

Xung đột Israel - Hamas: Xe cứu trợ đi vào dải Gaza, Ai Cập lên tiếng về lệnh ngừng bắn

Xung đột Israel - Hamas: Xe cứu trợ đi vào dải Gaza, Ai Cập lên tiếng về lệnh ngừng bắn

Xung đột Israel - Hamas có nhiều diễn biến mới khi lệnh ngừng bắn tạm thời giữa hai bên không còn hiệu lực.

Israel thông báo phát hiện 800 hầm ngầm của Hamas tại Gaza

Israel thông báo phát hiện 800 hầm ngầm của Hamas tại Gaza

Ngày 3/12, Israel cho biết, kể từ khi phát động chiến dịch trên bộ tại Gaza ngày 27/10, giới chức Israel đã phát hiện 800 ...

Biên giới Ukraine-Ba Lan vẫn trong tình trạng bị phong tỏa

Biên giới Ukraine-Ba Lan vẫn trong tình trạng bị phong tỏa

Ukrinform ngày 2/12 đưa tin, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết tình trạng phong tỏa ở khu vực biên giới với Ba Lan vẫn ...

Tình hình Ukraine : Nga mới dùng 1/5 sức mạnh này; vì sao ông Zelensky chưa muốn tổ chức bầu cử?

Tình hình Ukraine : Nga mới dùng 1/5 sức mạnh này; vì sao ông Zelensky chưa muốn tổ chức bầu cử?

Nga khẳng định sức mạnh của không quân, Tổng tư lệnh VSU trở thành rào cản cho bầu cử…là một số tin tức đáng chú ...

Mỹ muốn nối lại liên lạc quân sự, Trung Quốc làm ngơ

Mỹ muốn nối lại liên lạc quân sự, Trung Quốc làm ngơ

Washington vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bắc Kinh về đề xuất nối lại liên lạc quân sự, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/4/2024.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới ...
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Sáng ngày 26/4/2024, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã có buổi gặp mặt và trò chuyện cùng Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, ...
Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động