Tin thế giới 7/10: Chiến trường Nagorno-Karabakh khốc liệt; Bắc Kinh nói về Kyrgyzstan; Indonesia không đánh đổi lập trường Biển Đông

Hoàng Hà
TGVN. Xung đột Armenia-Azerbaijan, tình hình Kyrgyzstan, quan hệ Nga-Mỹ, EU-Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình Trung Đông và vấn đề Biển Đông là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 7/10: Chiến trường Nagorno-Karabakh khốc liệt; Bắc Kinh nói về Kyrgyzstan; Indonesia không đánh đổi lập trường Biển Đông

Xung đột Armenia-Azerbaijan

Azerbaijan thông báo chiến sự ác liệt, di tản quy mô lớn ở Nagorno-Karabakh

Ngày 6/10, Văn phòng Tổng công tố Azerbaijan cáo buộc Armenia bắn tên lửa vào khu vực tiếp giáp với đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC), vận chuyển dầu thô từ Azerbaijan tới Thổ Nhĩ Kỳ qua thủ đô của Gruzia.

Tuy nhiên, Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời tuyên bố, cơ sở hạ tầng dầu khí của Azerbaijan không phải là mục tiêu của Yerevan.

Bà Stepanyan cho biết thêm, "tất cả các khu vực bắt nguồn của các cuộc tấn công vào Nagorno-Karabakh sẽ bị phá hủy, bất kể là ở vị trí nào".

Ngày 7/10, phóng viên của hãng tin Sputnik (Nga) dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho hay, chiến sự đang tiếp diễn ác liệt trên toàn tuyến phân tách (LOC) ở Karabakh, huy động cả pháo hạng nặng và khẳng định nhiều binh sĩ đối phương đã thiệt mạng.

Cũng trong ngày 7/10, thanh sát viên các quyền của khu vực Karabakh Artak Beglaryan cho biết, khoảng 50% dân số và 90% phụ nữ cùng trẻ em - tức khoảng 70.000 đến 75.000 người - của khu vực ly khai Nagorno-Karabakh đã buộc phải di tản kể từ khi giao tranh dữ dội nổ ra hơn một tuần trước. (TASS, Sputnik, AFP)

TIN LIÊN QUAN
Đụng độ Armenia-Azerbaijan: Bên nào mạnh hơn?

Tổng thống Putin kêu gọi ngừng giao tranh, Iran cảnh báo chiến tranh khu vực

Ngày 7/10, phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi ngừng giao tranh ở khu vực Nagorno-Karabakh, đồng thời miêu tả cuộc giao tranh đẫm máu nhất trong hơn 25 năm qua giữa các lực lượng người Armenia và Azerbaijan là một thảm họa.

Tổng thống Putin nhấn mạnh, ông đang giữ liên lạc chặt chẽ với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan về cuộc xung đột này.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho biết, Tổng thống Putin sẽ tiếp tục đối thoại với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev.

Trong khi đó, cùng ngày, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo nguy cơ xung đột Azerbaijan-Armenia biến thành chiến tranh khu vực, cho rằng "hòa bình là nền tảng sứ mệnh của chúng ta và hy vọng sẽ khôi phục sự ổn định cho khu vực một cách hòa bình".

Tổng thống Rouhani nói thêm, Iran sẽ không chấp nhận "các nước gửi những kẻ khủng bố đến biên giới chúng ta dưới các nguyên cớ khác nhau". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Cuộc chiến Armenia-Azerbaijan: Cờ ngoài bài trong

Biểu tình ở Kyrgyzstan

Nga, Trung Quốc lo ngại về bất ổn chính trị ở Kyrgyzstan

Ngày 7/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow quan ngại về tình trạng bất ổn chính trị tại Kyrgyzstan và hy vọng tình trạng ổn định sớm được lập lại.

Đồng quan điểm, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đặc biệt quan ngại về tình hình hiện nay tại Kyrgyzstan, bày tỏ mong muốn tình hình tại quốc gia này trở lại ổn định trong thời gian sớm nhất có thể.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh, Bắc Kinh hy vọng các bên liên quan có thể giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và Trung Quốc ủng hộ các chính sách của Kyrgyzstan nhằm bảo vệ độc lập, an ninh và chủ quyền. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Biểu tình ở Kyrgyzstan: Đâu chỉ là can qua phút chốc !

Nga-Mỹ

Mỹ coi Nga, Trung Quốc là các mối đe dọa an ninh chủ yếu

Trong một báo cáo được công bố ngày 6/10, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cho biết, nước này xem Nga, Trung Quốc là những mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia.

DHS nêu rõ: “Trung Quốc, Nga và Iran có thể tìm cách vận dụng khả năng tấn công mạng để làm suy yếu hoặc gây gián đoạn hạ tầng cơ sở thiết yếu được sử dụng để hỗ trợ cho cuộc bầu cử năm 2020 và cũng có thể sử dụng các biện pháp gây ảnh hưởng nhằm mục đích tác động đến những ưu tiên và nhận thức của cử tri Mỹ”.

DHS cũng cảnh báo, Nga có thể gây gián đoạn hoặc làm tổn hại mạng lưới hạ tầng cơ sở chủ yếu của Mỹ thông qua các cuộc tấn công mạng.

“Các nhân tố có liên quan tới nhà nước Nga sẽ tiếp tục tấn công ngành công nghiệp, cũng như chính quyền các cấp của Mỹ bằng hoạt động gián điệp mạng để tiếp cận những thông tin về kinh tế, chính sách và an ninh quốc gia nhằm thúc đẩy những lợi ích chiến lược của Điện Kremlin”, DHS cho biết. (Sputnik)

Điện Kremlin không mấy lạc quan về đàm phán hạt nhân với Mỹ

Ngày 7/10, Điện Kremlin cho biết, Moscow không mấy lạc quan về cuộc đàm phán giữa Nga với Mỹ liên quan tới việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới hay START-3) và mong muốn các cuộc đàm phán trở nên thành công hơn.

START-3 dự kiến sẽ hết hiệu lực vào ngày 5/2/2021. Tương lai của Hiệp ước này vẫn khá mờ mịt vì tới nay chỉ có Nga bày tỏ sẵn sàng gia hạn thêm 5 năm. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Mỹ: Nga sẽ muốn ai là Tổng thống?

EU

Căng thẳng gia tăng, khả năng Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU ngày càng xa vời

Ngày 7/10, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã chỉ trích kế hoạch của khu vực Bắc Cyprus ly khai mở lại khu vực biển của thị trấn Varosha (vốn đã bị bỏ hoang kể từ sau cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1974, khiến Cyprus chia thành hai nửa) là sự "vi phạm nghiêm trọng" một thỏa thuận ngừng bắn của Liên hợp quốc trên đảo này.

Phát biểu với Nghị viện châu Âu, ông Borrell nhấn mạnh, động thái trên sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU, vốn đang leo thang do hoạt động thăm dò khí đốt của Ankara ở vùng biển của Cyprus. Theo ông, EU sẽ ra một tuyên bố vào tối cùng ngày "đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ dừng hành động này". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
EU-Thổ Nhĩ Kỳ nóng trở lại: Dùng chuyện mới, khơi chuyện cũ

EU tăng cường quan hệ với Ukraine

Ngày 7/10, EU cam kết thúc đẩy cuộc thảo luận về một thỏa thuận thương mại tự do với Ukraine, đồng thời kêu gọi Nga tôn trọng thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt 6 năm xung đột ở miền Đông Ukraine.

Phát biểu với phóng viên sau Hội nghị Thượng đỉnh với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Brussels, Chủ tịch EC Charles Michel nhấn mạnh, EU đang và sẽ tiếp tục là đối tác lớn nhất và đáng tin cậy nhất của quốc gia Đông Âu này, đồng thời cho hay muốn "thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác với Ukraine".

Trong tuyên bố chung của Hội nghị, EU và Ukraine đã kêu gọi Nga dừng làm leo thang xung đột thông qua việc cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự cho các nhóm vũ trang mà Moscow hậu thuẫn ở miền Đông Ukriane và tôn trọng thỏa thuận duy trì hòa bình. (AP)

TIN LIÊN QUAN
“Người thứ ba” trong quan hệ EU - Ukraine

Trung Đông

Đức ca ngợi 'bước đi lịch sử' của Israel-UAE

Ngày 6/10, phát biểu tại buổi họp báo chung với hai người đồng cấp Israel và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là Gabi Ashkenazi và Abdullah Bin Zayed al-Nahyan, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng, việc thiết lập quan hệ giữa Israel và UAE là "một bước đi lịch sử".

Theo ông Maas, việc hai bên sẵn sàng gặp mặt tại Berlin và cùng tới thăm đài tưởng niệm diệt chủng Do Thái "cho thấy sự nghiêm túc trong nỗ lực xây dựng quan hệ song phương tốt đẹp cũng như việc cùng tồn tại hòa bình ở Trung Đông là khả thi".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Israel cũng thúc giục người Palestine trở lại bàn đàm phán. (AP, THX)

TIN LIÊN QUAN
Trung Đông - Bản đồ mới và một lộ trình không có sẵn

Biển Đông

Indonesia tuyên bố không đánh đổi lập trường về Biển Đông với vaccine Trung Quốc

Ngày 6/10, trả lời phỏng vấn Channel News Asia (CNA), khi được hỏi liệu sự hợp tác về việc phát triển vaccine Covid-19 với Trung Quốc có ảnh hưởng tới lập trường của Indonesia về vấn đề Biển Đông hay không, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định: “Tôi có thể trả lời chắc chắn. Không. Đó là hai vấn đề khác nhau”.

Giải thích lý do, bà Marsudi nói rằng, việc hợp tác phát triển vaccine với Trung Quốc là hợp tác hai bên cùng có lợi: “Do vậy, tôi có thể xác nhận, sẽ là sai lầm nếu cho rằng Indonesia chỉ đi với Trung Quốc. Chúng tôi đang cố gắng hợp tác với tất cả các nước. Trong chính trị, rõ ràng chúng tôi luôn tự do và tích cực, chúng tôi không đi với bên này chống bên kia".

Indonesia đang tham gia thử nghiệm trên người giai đoạn cuối vaccine Covid-19 do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất, đồng thời hợp tác với một công ty khác của Trung Quốc, Sinopharm, để đảm bảo rằng 260 triệu người dân sẽ được tiêm vaccine.

Ngoài hợp tác với Trung Quốc, Indonesia cũng đã hợp tác với UAE và Hàn Quốc, đồng thời đang đàm phán hợp tác phát triển vaccine với Anh cũng như tự phát triển vaccine Covid-19 của mình.

Trước đó, Ngoại trưởng Marsudi từng nhiều lần tuyên bố, Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp Biển Đông, nhưng quốc gia Đông Nam Á cho rằng yêu sách đường 9 đoạn của Bắc Kinh tại vùng biển này không có cơ sở pháp lý. (CNA)

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Iran phát cáu vì nhận 'đạn lạc', Slovakia kêu gọi giải pháp đa phương

Xung đột Armenia-Azerbaijan: Iran phát cáu vì nhận 'đạn lạc', Slovakia kêu gọi giải pháp đa phương

TGVN. Ngày 6/10, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Amir Hatami, đã cảnh báo các bên đối địch trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh rằng, ...

Tin thế giới 6/10: Quốc hội Kyrgyzstan họp bất thường, hủy kết quả bầu cử; Ông Trump lại 'vạ miệng'; Thủ lĩnh đối lập Belarus nói về 'chiến thắng'

Tin thế giới 6/10: Quốc hội Kyrgyzstan họp bất thường, hủy kết quả bầu cử; Ông Trump lại 'vạ miệng'; Thủ lĩnh đối lập Belarus nói về 'chiến thắng'

TGVN. Biểu tình bùng phát thành bạo loạn ở Kyrgyzstan, vạ miệng của ông Trump, xung đột Armenia-Azerbaijan, tình hình Belarus, Brexit, Bộ tứ Quad ...

Chuyên gia cảnh báo nhiều nguy cơ dẫn đến căng thẳng trên Biển Đông

Chuyên gia cảnh báo nhiều nguy cơ dẫn đến căng thẳng trên Biển Đông

TGVN. Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện trong vùng biển tranh chấp khiến mối lo về nguy cơ xung đột ở Biển Đông ...

Bài viết cùng chủ đề

Nagorno-Karabakh

Đọc thêm

Australia và Trung Quốc chuẩn bị tiến hành Đối thoại chiến lược và ngoại giao

Australia và Trung Quốc chuẩn bị tiến hành Đối thoại chiến lược và ngoại giao

Ngoại trưởng Penny Wong sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị khi nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh có chuyến công du Canberra.
Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Từ câu chuyện hiện nay ở Biển Đỏ có thể hình dung ra những thách thức đối với hàng hải ở Biển Đông nếu những bất đồng không được kiểm ...
Thủ môn Đặng Văn Lâm phục hồi thể lực sau chấn thương với chuyên gia Nhật Bản

Thủ môn Đặng Văn Lâm phục hồi thể lực sau chấn thương với chuyên gia Nhật Bản

Thủ môn Đặng Văn Lâm cho biết, quá trình hồi phục chấn thương tiến triển tốt nhờ có sự hỗ trợ của chuyên gia người Nhật Bản Ryo Asano.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina

Chiều 19/3, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đón và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina Diana Mondino.
Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ vừa đưa ra quy định mới về tốc độ băng rộng cố định buộc các nhà mạng phải cung cấp Internet cố định có tốc độ tải xuống 100 ...
Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh vừa đưa ra kết luận về Craig Wright, người luôn tự nhận là cha đẻ của “Bitcoin” - đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới tính ...
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động