Tin thế giới 7/2: Nga nói gì về chuyến thăm của Tổng thống Pháp? Belarus cảnh cáo Ukraine; Nhật Bản 'nhập cuộc' đối đầu Nga

Hoàng Hà
Thượng đỉnh Nga-Pháp, căng thẳng Nga-Ukraine, quan hệ Nga-Nhật Bản, Tổng thống Belarus cảnh báo Ukraine, tình hình Myanmar, vấn đề Triều Tiên, Thượng đỉnh AU, Covid-19 là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 7/2: Nga nói gì về chuyến thăm của Tổng thống Pháp; Belarus cảnh cáo Ukraine; Nhật Bản 'nhập cuộc' đối đầu Nga?
Tổng thống Nga và người đồng cấp Pháp chuẩn bị họp thượng đỉnh tại Moscow vào tối 7/2 (giờ Việt Nam). (Nguồn: Getty Images)

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày

Thượng đỉnh Nga-Pháp: Moscow ít kỳ vọng đột phá

Ngày 7/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron sẽ gặp nhau tại Moscow, dự kiến vào khoảng 22h00 (giờ Việt Nam, 17h00 giờ Moscow).

Trước cuộc gặp, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, cuộc khủng hoảng Ukraine có thể sẽ chi phối cuộc hội đàm, trong bối cảnh lo ngại của phương Tây gia tăng về việc Nga có kế hoạch tấn công Kiev, cáo buộc mà Moscow luôn bác bỏ.

Theo ông Peskov, Nga không kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh đạt được đột phá mang tính quyết định, bởi "tình hình quá phức tạp", song Moscow bày tỏ hy vọng Tổng thống Macron sẽ đề xuất các cách để xoa dịu căng thẳng tại châu Âu.

Cho rằng không thể thảo luận về việc tạm lắng căng thẳng trong khi phương Tây vẫn tiếp tục nói về một cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine, tuy nhiên, người phát ngôn Peskov khẳng định, chuyến thăm của ông Macron rất quan trọng.

Nga bày tỏ "mong muốn có một cuộc thảo luận rất thực chất và kéo dài, bao quát cả về thời gian và nội dung" với Pháp.

Liên quan vấn đề Dòng chảy phương Bắc 2 và cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu, theo người phát ngôn Điện Kremlin, "đây không thể là một chủ đề chính để thảo luận, nhưng có thể được đề cập" tại Thượng đỉnh.

Sau cuộc hội đàm, hai tổng thống sẽ tổ chức một cuộc họp báo chung để thông báo kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Nga-Pháp. Ngày 8/2, Tổng thống Pháp có kế hoạch thăm và làm việc tới Ukraine. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Pháp thăm Nga: Mục đích là gì?

Nhật Bản phản đối Nga tuyên bố tập trận gần quần đảo tranh chấp

Ngày 7/2, chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này đã gửi công hàm phản đối hôm 3/2 sau khi Nga đưa ra cảnh báo tổ chức tập trận liên tục từ ngày 1/2-1/3 ở vùng biển phía Đông Nam đảo Kunashiri mà Tokyo có tuyên bố chủ quyền

Phát biểu họp báo thường kỳ, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno nói: "Việc Nga trang bị thêm vũ khí cho 4 hòn đảo phía Bắc xung đột với lập trường của Nhật Bản và không thể chấp nhận được".

Kunashiri là một trong số những hòn đảo tranh chấp ngoài khơi đảo chính Hokkaido ở phía Bắc Nhật Bản được Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, trong khi Moscow gọi là Quần đảo Nam Kurils. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Chuẩn bị rời vị trí Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Motegi gửi lời tới Nga

Mỹ nhắm mục tiêu trừng phạt Nga, Nhật Bản nhập 'cuộc chơi'

Ngày 6/2, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cho biết, nước này sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào giới tinh hoa Nga trong trường hợp Moscow tấn công quân sự Ukraine.

Ông Adeyemo nhấn mạnh: “Có những công nghệ then chốt mà Nga phụ thuộc vào Mỹ và các đồng minh của Mỹ, những công nghệ mà Nga, Trung Quốc chưa tiếp cận được. Giới tinh hoa Nga là những đối tượng mà chúng ta sẽ loại bỏ ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, họ không gửi tiền tại Trung Quốc”.

Theo quan chức này, giới tinh hoa của Nga gửi tiền tại châu Âu và Mỹ. Đó là những nhân vật hỗ trợ Tổng thống Vladimir Putin ra quyết định, "chúng ta sẽ loại bỏ họ cùng gia đình ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu bằng những biện pháp hạn chế khả năng kinh doanh của họ”.

Cùng ngày, tờ Sankei Shimbun dẫn một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho hay, nước này đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt Nga nếu Moscow tiến hành xâm lược Ukraine.

Theo đó, một số bộ gồm Bộ Ngoại giao, Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đang phối hợp xem xét các biện pháp trừng phạt có thể đưa ra, đồng thời thảo luận vấn đề này với Mỹ thông qua kênh ngoại giao. (TASS, Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Đức cảnh báo Nga, thẳng thừng nói 'không' với Ukraine

Mỹ: Bất kỳ kịch bản nào cũng có thể xảy ra ở khu vực biên giới Nga-Ukraine

Ngày 6/2, trong cuộc phỏng vấn với chương trình Fox News Sunday, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho hay, Nga có thể tiến hành các hoạt động quân sự nhằm vào Ukraine vào bất kỳ ngày nào, có thể là một vài tuần hoặc từ bây giờ, hoặc Nga có thể lựa chọn con đường ngoại giao.

Ông cho biết thêm, Nga có thể tiến hành các động thái như sáp nhập khu vực Donbass của Ukraine, nơi phe ly khai được Nga hậu thuẫn đã thoát khỏi sự kiếm soát của chính phủ Ukraine hồi năm 2014, tấn công mạng cũng như xâm lược toàn diện Kiev nếu cần.

Theo ông Sullivan, Mỹ đã chuẩn bị cho khả năng Nga triển khai các hoạt động quân sự cả trong và sau Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022. Washington đã điều động quân đội đến châu Âu chỉ để hỗ trợ các đồng minh NATO và không tham gia các hoạt động thù địch trên lãnh thổ Ukraine.

Mỹ khẳng định sẵn sàng thảo luận với Moscow về các hạn chế chung trong việc triển khai các tên lửa tấn công và các biện pháp minh bạch bổ sung. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tương lai mờ mịt cho Ukraine

Belarus tố Mỹ đẩy Ukraine tới chiến tranh, cảnh cáo Kiev

Trong chương chình Soloviev Live của Nga trên Youtube ngày 6/2, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng, Mỹ đang đẩy Ukraine tới chiến tranh.

Ông nêu rõ: "Đây là bản chất của cuộc chiến, điều mà bạn và chúng tôi đang tranh luận. Ukraine sẽ chiến đấu ... chính Mỹ đang đẩy Ukraine vào chiến tranh”.

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Tổng thống Belarus cho biết, Moscow và Minsk sẽ cùng phản ứng nếu Ukraine tấn công khu vực miền Đông Donbass.

Theo nhà lãnh đạo, ông có kế hoạch ngừng xuất khẩu nhiên liệu và điện cho Ukraine nếu hành vi của Kiev dẫn đến chiến tranh với Nga.

Sputnik dẫn lời ông Lukashenko nói rõ: "Chúng tôi sẽ cắt mọi nguồn cung cấp nhiên liệu và dầu nhờn cũng như điện cho Ukraine. Chúng tôi sẽ không cung cấp nếu họ bắt đầu chiến tranh chống lại chúng tôi hoặc Nga".

Tổng thống Belarus cảnh báo rằng, Nga và Belarus đã vẽ những lằn ranh đỏ và "nếu Ukraine cố gắng vượt qua, họ sẽ phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng". (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Belarus thẳng thừng từ chối bán điện cho Ukraine

Myanmar cho phép đặc phái viên ASEAN gặp các thành viên đảng NLD

Lãnh đạo chính quyền quân quản Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing nhất trí sắp xếp cho đặc phái viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ Campuchia gặp các thành viên của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, vốn bị lật đổ trong cuộc chính biến hồi tháng 2/2021, trong tương lai.

Tuy nhiên, theo ông Kao Kim Hourn, Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng Campuchia, ông Min Aung Hlaing không cho biết thành viên nào của NLD có thể gặp đặc phái viên.

Quan chức cấp cao Campuchia thừa nhận, đặc phái viên, Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn, khó có thể gặp bà Suu Kyi trong chuyến thăm đầu tiên của ông. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
ASEAN ứng phó với những thách thức chưa từng có

Mỹ-Hàn-Nhật sắp họp bàn về vấn đề Triều Tiên

Từ 10-15/2, Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim sẽ tới Honolulu, thủ phủ của tiểu bang Hawaii, để tham dự cuộc gặp 3 bên với những người đồng cấp Noh Kyu-duk của Hàn Quốc và Funakoshi Takehiro của Nhật Bản, thảo luận một loạt vấn đề, trong đó có phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.

Các đặc phái viên hạt nhân cũng sẽ cùng các ngoại trưởng của ba nước tham dự cuộc họp cấp bộ trưởng 3 bên vào ngày 12/2 tới.

Các cuộc họp này diễn ra sau khi Triều Tiên thực hiện một loạt vụ phóng trong tháng 1 vừa qua, trong đó có các vụ phóng tên lửa mà Bình Nhưỡng tuyên bố là tên lửa siêu vượt âm vào ngày 5 và 11/1. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên: Phương Tây chỉ trích, Trung Quốc nhắn Mỹ ‘phải linh hoạt’

Thượng đỉnh châu Phi: AU đề ra các ưu tiên trong năm 2022

Ngày 6/2, Hội đồng Các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ của Liên minh châu Phi (AU) đã kết thúc Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 35 với các định hướng ưu tiên của châu Phi cho năm 2022 và xa hơn nữa.

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày lần này được đánh dấu bằng những lời kêu gọi tinh thần đoàn kết của châu Phi trong việc khắc phục các tác động của đại dịch Covid-19 và tính cấp bách trong việc giải quyết những đe dọa đang nổi lên như các hoạt động khủng bố, biến động chính trị ở các nước.

Tổng thống Senegal Macky Sall, quyền Chủ tịch luân phiên AU, nhấn mạnh, các nước cần nỗ lực phối hợp để ứng phó với các mối đe dọa như bất ổn, biến đổi khí hậu và những tác động tàn phá của đại dịch Covid-19 đang diễn ra.

Nhà lãnh đạo này kêu gọi các nước thành viên hợp tác để cùng đạt được những mục tiêu tham vọng được đề ra trong Chương trình Nghị sự 2063 về sự phát triển của lục địa trong 50 năm.

Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban AU Moussa Faki Mahamat cho rằng, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 35 đã đạt được nhiều thành quả, đặc biệt trong bối cảnh châu Phi đang phải đối mặt với “nhiều thách thức”.

Ông đề cập một loạt vấn đề như y tế, quản trị, hòa bình và an ninh giữa các quốc gia, cũng như các hành động của AU và các quốc gia thành viên để giải quyết các vấn đề quan trọng của khu vực.

Phát biểu trực tuyến tại hội nghị thượng đỉnh, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết, việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của LHQ và Chương trình Nghị sự 2063 của AU là nền tảng của mối quan hệ giữa hai tổ chức.

Ông chỉ trích hệ thống tài chính toàn cầu đã "bỏ rơi các nước châu Phi", đồng thời cam kết với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng LHQ sẽ hỗ trợ lực địa này trong việc khắc phục đại dịch Covid-19.

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi kịch liệt lên án làn sóng thay đổi chính phủ vi hiến

Covid-19:Trung Quốc phong tỏa một thành phố, nguy cơ tái mắc chỉ sau 2-3 tuần

Ngày 7/2, giới chức thành phố Bách Sắc thuộc khu vực Quảng Tây, miền Tây Nam Trung Quốc, đã yêu cầu người dân ở nhà và tránh hoạt động đi lại không cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Thành phố Bách Sắc cũng tạm ngừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, giao thông công cộng, đóng cửa trường học và tạm hoãn mở cửa trở lại các cửa khẩu dọc biên giới.

Đây là những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh được cho là nghiêm ngặt nhất mà Trung Quốc áp dụng nhằm đối phó với tình trạng gia tăng các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.

Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc, thành phố Bách Sắc đã ghi nhận 37 ca lây nhiễm trong cộng đồng trong ngày 6/2, tăng từ mức 6 ca ghi nhận một ngày trước đó.

Trong một tin khác liên quan Covid-19, tiến sĩ DS Rana - Chủ tịch của Bệnh viện Sir Ganga Ram của Ấn Độ - cho biết: “Những người từng mắc Covid-19 trước đó đang tái nhiễm virus trở lại. Họ có thể sẽ tái nhiễm chỉ trong vòng 2 hoặc 3 tuần, nếu virus xâm nhập cơ thể".

Tiến sĩ Suranjit Chatterjee, chuyên gia tư vấn cấp cao thuộc khoa Nội của Bệnh viện Apollo, Ấn Độ, cho biết: "Tỷ lệ tái nhiễm do Omicron cao hơn so với biến thể Delta, vì khả năng lẩn tránh kháng thể của Omicron diễn ra mạnh hơn so với Delta hoặc bất kỳ biến thể nào khác từng ghi nhận cho đến nay".

Trong khi đó, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng, biến thể Omicron có những đặc tính có thể tránh được hệ miễn dịch của vật chủ nhưng ít khả năng xâm nhập vào các tế bào như phế nang phổi, qua đó giảm khả năng gây bệnh.

Anh gạt phăng lời quả quyết của Nga, Mỹ đổ quân đến Ba Lan

Anh gạt phăng lời quả quyết của Nga, Mỹ đổ quân đến Ba Lan

Ngày 6/2, Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho hay, việc Nga tuyên bố không có kế hoạch tấn công Ukraine là "sai sự thật".

Ảnh ấn tượng tuần (31/1-6/2): Vấn đề Ukraine nóng rẫy, Mỹ điều quân tới Đông Âu và quan hệ Nga-Trung Quốc ‘không có vùng cấm’

Ảnh ấn tượng tuần (31/1-6/2): Vấn đề Ukraine nóng rẫy, Mỹ điều quân tới Đông Âu và quan hệ Nga-Trung Quốc ‘không có vùng cấm’

Căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, Mỹ điều quân tới Đông Âu, Tổng thống Nga tới Trung Quốc, khai mạc Thế vận hội mùa Đông Bắc ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động