Tin thế giới ngày 2/1: Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu 28 công ty Mỹ, Ukraine bắn hạ 47 UAV Nga, Washington gửi thông điệp đối thoại tới Moscow

Nhất Phong
Tổng thống Hàn Quốc cố thủ chống lệnh bắt giữ, Ukraine chuyển nhà máy sản xuất vũ khí sang Ba Lan, Philippines thu giữ thiết bị lặn không người lái nghi của Trung Quốc, Israel cảnh báo đòn tấn công chưa từng có vào Gaza… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Diễn biến chưa từng có trong lịch sử Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol 'cố thủ' chống đối, trụ sở đảng cầm quyền bị đe dọa đánh bom. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc)
Tổng thống Yoon Suk Yeol 'cố thủ' chống lại lệnh bắt giữ của Tòa án. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Trung Quốc áp đặt kiểm soát xuất khẩu đối với 28 công ty Mỹ: Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/1 đã quyết định bổ sung 28 công ty Mỹ vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc nhằm bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng cho 28 công ty này, trong đó có General Dynamics, L3 Harris Technologies và Intelligent Epitaxy Technology, sẽ bị cấm và mọi hoạt động xuất khẩu đang diễn ra phải dừng ngay lập tức.

Bộ này cho biết thêm trong các trường hợp đặc biệt nếu việc xuất khẩu được coi là cần thiết thì nhà xuất khẩu phải xin phê duyệt. (THX)

Tin liên quan
Hàn Quốc: Lãnh đạo lâm thời bổ nhiệm 2 thẩm phán, giới chức Phủ Tổng thống phản ứng mạnh, đồng loạt từ chức Hàn Quốc: Lãnh đạo lâm thời bổ nhiệm 2 thẩm phán, giới chức Phủ Tổng thống phản ứng mạnh, đồng loạt từ chức

*Quân đội Hàn Quốc bác bỏ cáo buộc có hành động kích động Triều Tiên: Người phát ngôn Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Lee Sung-joon ngày 2/1 đã bác bỏ cáo buộc quân đội Hàn Quốc rải tờ rơi chống Triều Tiên nhằm kích động nước này và khẳng định điều này không thể xảy ra.

Ông Lee cho biết nếu quân đội Seoul thực sự có hành động nhằm kích động thì đã bắn đáp trả khi Bình Nhưỡng phá hủy một số đoạn đường nối hai miền Nam-Bắc hồi tháng 10 năm ngoái, khiến nhiều mảnh vụn rơi xuống phía Nam Đường ranh giới quân sự liên Triều (MDL).

Tuy nhiên, quân đội Hàn Quốc lúc đó vẫn chỉ bắn cảnh báo về phía Nam MDL mà không nhằm mục đích khiêu khích Triều Tiên. (Đài KBS)

*Philippines thu giữ thiết bị lặn không người lái nghi của Trung Quốc: Cảnh sát Philippines ngày 2/1 cho biết đã thu giữ một thiết bị lặn không người lái nghi của Trung Quốc tại vùng biển ngoài khơi miền Trung Philippines".

Giám đốc cảnh sát khu vực Andre Dizon cho hay: "Dựa trên nghiên cứu nguồn mở của chúng tôi trên internet... HY-119 được đề cập như hệ thống liên lạc và định vị dưới nước của Trung Quốc". Ông Dizon lưu ý thiết bị này không được trang bị vũ khí, nhưng báo cáo của cảnh sát liệt kê "những tác động tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia" là một trong những ý nghĩa quan trọng của việc phát hiện nó. (AFP)

*Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol cố thủ chống lệnh bắt giữ: Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol ngày 2/1 đã kháng cự lệnh bắt giữ trong ngày thứ 3 liên tiếp, sau khi tuyên bố sẽ "chiến đấu đến cùng" chống lại việc giới chức tìm cách thẩm vấn ông về việc ban bố thiết quân luật bất thành.

Trong thông điệp gửi tới những người biểu tình, ông Yoon nhấn mạnh: "Hiện tại, Hàn Quốc đang gặp nguy hiểm do các thế lực bên trong và bên ngoài đe dọa chủ quyền của đất nước, và các hoạt động của các phần tử chống nhà nước.

Nhà lãnh đạo đang gặp khó khăn này đã ban bố lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12 dẫn đến việc bị luận tội và khiến ông đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ, bỏ tù hoặc tệ hơn là bị tử hình. (AFP)

*Ấn Độ và Pakistan trao đổi danh sách các cơ sở hạt nhân và tù nhân dân sự: Ngày 1/1 (giờ địa phương), Ấn Độ và Pakistan đã tiến hành trao đổi danh sách các cơ sở và thiết bị hạt nhân của mỗi quốc gia, theo thỏa thuận đã ký kết nhằm ngăn cấm các cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân của nhau.

Đây là lần thứ 34 các quốc gia này tiến hành trao đổi danh sách kể từ lần đầu tiên vào ngày 1/1/1992. Thỏa thuận được ký vào ngày 31/12/1988 và có hiệu lực từ ngày 27/1/1991, yêu cầu hai quốc gia thông báo về các cơ sở hạt nhân của mình vào ngày 1/1 mỗi năm.

Cùng ngày, Ấn Độ và Pakistan cũng trao đổi danh sách tù nhân dân sự và ngư dân đang bị giam giữ. Ấn Độ đã cung cấp danh sách 381 tù nhân dân sự và 81 ngư dân Pakistan bị giam giữ, trong khi Pakistan chia sẻ thông tin về 49 tù nhân dân sự và 217 ngư dân Ấn Độ. (The Express Tribune)

Châu Âu

*Ukraine chuyển nhà máy sản xuất vũ khí sang Ba Lan: Một nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine đã được xây dựng ở Ba Lan. Đại biện lâm thời Ba Lan tại Ukraine Piotr Lukasiewicz cũng xác nhận Ba Lan cung cấp vũ khí, đạn dược cho Ukraine nhưng không tiết lộ chi tiết hoạt động hợp tác này vì lý do an ninh.

Trả lời câu hỏi về triển vọng thành lập các doanh nghiệp quốc phòng Ukraine-Ba Lan, nhà ngoại giao Lukasiewicz khẳng định hợp tác giữa Ukraine và Ba Lan bao gồm sản xuất thiết bị bay không người lái, sửa chữa xe tăng, cũng như phát triển công nghệ cao.

Ông Lukasiewicz xác nhận một nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine đã được xây dựng ở Ba Lan, đồng thời khẳng định nhà máy đặt tại vị trí địa lý “cách xa Nga” để không thể bị đe doạ. (Reuters)

*Slovakia kỳ vọng xung đột Ukraine kết thúc vào năm 2025: Tổng thống Slovakia Peter Pellegrini ngày 1/1 bày tỏ hy vọng cuộc xung đột tại Ukraine sẽ kết thúc vào năm 2025, đồng thời nhấn mạnh chính phủ nước này cần tập trung giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân Slovakia.

Trong thông điệp năm mới, ông Pellegrini nhấn mạnh: “Việc thiết lập hòa bình tại Ukraine sẽ là cách tốt nhất để đánh dấu kỷ niệm 80 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2 mà chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm ở Slovakia trong năm nay. Nếu Slovakia thực sự có thể giúp thiết lập hòa bình tại Ukraine, chúng ta nên làm điều đó càng sớm càng tốt. (Sputniknews)

*Ukraine gây sốc cho EU với quyết định ngừng vận chuyển khí đốt: Nghị sĩ Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đại diện cho Crimea, thành viên Ủy ban An ninh LB Nga, ông Mikhail Sheremet, cho rằng quyết định của Ukraine ngừng vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua lãnh thổ nước này là một "cú sốc" đối với các nước EU.

Thỏa thuận vận chuyển khí đốt tự nhiên qua lãnh thổ Ukraine giữa tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraine được ký kết ngày 30/12/2019 và hết hạn sau 5 năm - vào ngày cuối cùng của năm 2024. Theo văn bản này, việc cung cấp khí đốt theo thỏa thuận phải chấm dứt vào lúc 8h00 giờ Moscow (12h00 giờ Hà Nội) ngày 1/1. (Sputniknews)

*Xả súng khiến 10 người thiệt mạng tại Montenegro: Một vụ xả súng đẫm máu đã xảy ra tại thành phố Cetinje, miền tây Montenegro ngày 1/1, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em, và 4 người khác bị thương nặng.

Đây là vụ xả súng thứ hai tại Cetinje trong vòng ba năm qua. Trước đó, vào tháng 8/2022, một kẻ tấn công đã giết chết 10 người, trong đó có 2 trẻ em, trước khi bị một người qua đường bắn hạ. Montenegro, quốc gia nhỏ bé với dân số khoảng 620.000 người, nổi tiếng với văn hóa sử dụng súng và nhiều người dân sở hữu vũ khí. (AP)

*Phần Lan kiểm tra tàu Nga nghi liên quan sự cố cáp ngầm ở Biển Baltic: Ngày 2/1, Cơ quan vận tải Phần Lan cho biết nước này dự định kiểm tra tàu chở dầu Eagle S, vốn bị nghi thuộc "hạm đội ma" của Nga và có liên quan đến vụ phá hoại cáp ngầm dưới Biển Baltic.

Trước đó ngày 29/12, cảnh sát Phần Lan cho biết đã phát hiện vết kéo lê hàng chục km dọc theo đáy Biển Baltic, nơi mỏ neo của một tàu chở dầu nước ngoài bị nghi đã làm đứt một cáp điện và 4 cáp viễn thông. (AFP)

*Hơn 20 người di cư bị mất tích sau vụ lật thuyền gần Italy: Ít nhất 20 người di cư vượt biển Địa Trung Hải đã mất tích sau một vụ lật thuyền ngày 1/1 (giờ địa phương) gần đảo Lampudesa, phía Nam Italy, theo thông tin từ lực lượng cứu hộ quốc gia Nam Âu này.

Nguồn tin cho biết con thuyền chở khoảng 30 người di cư từ Trung Đông, và 7 người đã được cứu thoát, trong đó có 3 người Syria – gồm 1 trẻ 8 tuổi, 2 người Ai Cập và 2 người Sudan.

Một báo cáo mới đây của Trung tâm Người di cư (Italy) cho biết trong năm 2024 khoảng 1300 người di cư đã thiệt mạng hoặc mất tích trên Địa Trung Hải, phần lớn ở tuyến đường đi qua vùng trung tâm của biển kín này, trong khi các lực lượng cứu hộ và tổ chức nhân đạo đã cứu được khoảng 6000 người trên cũng trên các tuyến đường này. (ANSA)

*Ukraine tuyên bố bắn hạ 47 UAV Nga: Ngày 2/1, Nga đã tấn công Ukraine bằng 72 UAV loại Shahed và các loại khác, trong đó 47 chiếc bị phá hủy và 24 chiếc không tiếp cận được mục tiêu.

Thông báo từ Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết, tính đến 8h30 ngày 2/1 giờ địa phương, phía Ukraine đã bắn rơi 47 UAV Shahed và các loại khác ở các tỉnh Poltava, Sumy, Kharkov, Kiev, Chernihiv, Cherkassy, Kirovograd, Dnepropetrovsk, Odessa, Kherson và Nikolaev. 24 thiết bị bay không người lái bị mất tích và không gây hậu quả.

Thông báo cho biết thêm UAV của Nga được phóng từ các khu vực Bryansk, Orel, Kursk và Primorsko-Akhtarsk của Nga. (Reuters)

Trung Đông-châu Phi

*Israel cảnh báo đòn tấn công chưa từng có vào Gaza: Ngày 1/1, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz đã đe dọa sẽ phát động các đòn tấn công mạnh vào Dải Gaza nếu phong trào Hồi giáo Hamas không đảm bảo việc thả các con tin và chấm dứt việc pháo kích vào Israel.

Trước đó, sáng 1/1, Hamas đã phóng hai quả rocket vào Netivot, nhưng không gây ra thiệt hại vật chất hay thương vong về người.

Cùng ngày 1/1, giới chức y tế tại Dải Gaza cho biết các cuộc không kích của Israel vào Gaza đã khiến ít nhất 12 người Palestine thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. (Al Jazeera)

*Đàm phán ngừng bắn tại Gaza tiếp tục bế tắc: Tờ Wall Street Journal dẫn lời các nhà trung gian hòa giải Arab cho biết các cuộc thảo luận nhằm đảm bảo một thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin tại Gaza vẫn tiếp tục bế tắc.

Theo các nguồn tin, Israel và Hamas khó có thể đạt được thỏa thuận trước khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden kết thúc nhiệm kỳ.

Trước đó, Israel và Hamas đang đàm phán một lệnh ngừng bắn kéo dài 60 ngày, theo đó sẽ có 30 con tin Israel được Hamas thả để đổi lấy việc Israel sẽ thả các tù nhân Palestine và tăng cường viện trợ nhân đạo vào Gaza. (WSJ)

*Quân đội Pháp rời khỏi Côte d'Ivoire sau nhiều thập kỷ: Côte d'Ivoire - nước từng là thuộc địa của Pháp - trở thành quốc gia châu Phi mới nhất cắt giảm quan hệ quân sự với Paris, sau nhiều thập kỷ có sự hiện diện quân sự của Pháp.

Pháp, nước đã chấm dứt chế độ thực dân ở Tây Phi vào những năm 1960, hiện có gần 1.000 binh lính ở Côte d'Ivoire. Với tuyên bố của Tổng thống Ouattara, Côte d'Ivoire trở thành quốc gia Tây Phi tiếp theo tham gia làn sóng “trục xuất” quân đội Pháp. Vào tháng 11, Senegal và Chad cũng tuyên bố quân đội Pháp sẽ rời khỏi lãnh thổ của họ. Vào ngày 26/12, Pháp đã trả lại căn cứ quân sự đầu tiên của mình cho Chad, quốc gia Sahel cuối cùng có quân đội Pháp đồn trú.(AFP)

Châu Mỹ -Mỹ Latinh

*Honduras dọa đóng cửa căn cứ quân sự Mỹ: Tổng thống Honduras Xiomara Castro ngày 1/1 cảnh báo sẽ chấm dứt hoạt động của căn cứ quân sự Mỹ tại nước này nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump theo đuổi chính sách trục xuất người nhập cư quy mô lớn, trong đó bao gồm người Honduras, sau khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/1 tới.

Phát biểu cùng ngày trên kênh truyền hình và phát thanh quốc gia, ông Castro nêu rõ trước những hành vi thiếu thiện chí của ông Trump liên quan đến việc trục xuất người nhập cư, Chính phủ Honduras sẽ xem xét lại các thỏa thuận hợp tác với Mỹ, đặc biệt về hợp tác về lĩnh vực quân sự.

Theo thống kê của Chính phủ Honduras, hiện có khoảng 2 triệu người nhập cư Honduras hiện sinh sống và làm việc tại Mỹ, mỗi năm chuyển về nước một lượng kiều hối tương đương tới 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia 11.6 triệu dân này. (AFP)

*Mỹ gửi thông điệp đối thoại tới Nga: Đại sứ Mỹ tại Nga Lynne Tracy khẳng định Washington vẫn duy trì cánh cửa mở cho đối thoại với Moscow bất chấp những bất đồng sâu sắc giữa hai bên.

Theo nữ đại sứ, một trong những cách quan trọng nhất để thực hiện điều này là giữ cho cánh cửa giao lưu nhân dân rộng mở, nhằm duy trì mối quan hệ lâu đời giữa hai dân tộc. Bà Tracy cũng khẳng định Washington sẵn sàng tham gia đối thoại với các quan chức Chính phủ Nga một cách tôn trọng và mang tính xây dựng, mặc dù hai bên vẫn còn nhiều bất đồng sâu sắc về nhiều vấn đề.

Nhà ngoại giao Mỹ tại Moscow bày tỏ hy vọng rằng năm 2025 sẽ mở ra con đường dẫn tới "một tương lai tốt đẹp và hòa bình hơn" trong quan hệ song phương. (Sputnik)

*Brazil chính thức đảm nhận chức Chủ tịch BRICS: Brazil chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1, với chủ đề "Tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu để quản trị toàn diện và bền vững hơn".

Thứ trưởng Ngoại giao Brazil Eduardo Paes Saboia cho biết, trong nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS lần thứ tư này, Brazil sẽ tập trung vào ba ưu tiên chính: biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI).

Cũng từ ngày 1/1, BRICS chính thức chào đón 9 thành viên mới gồm Belarus, Bolivia, Indonesia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Thái Lan, Uganda và Uzbekistan với tư cách quốc gia đối tác. Hiện BRICS chiếm 40% dân số thế giới và 1/4 Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. (Reuters)

Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ Frank McCourt - người được cho là sẽ mua lại TikTok sẽ thay đổi mô hình quảng cáo của công ty để ...

Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

Mỹ khẳng định cam kết đối với Liên minh Mỹ-Hàn là không thể lay chuyển trong bối cảnh Hàn Quốc đối mặt với bất ổn ...

Tổng hợp 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024

Tổng hợp 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024

Năm 2024 đánh dấu những biến động sâu sắc trong bức tranh toàn cảnh thế giới, và 10 sự kiện dưới đây không chỉ góp ...

Hàn Quốc: Đất nước lâm khủng hoảng chưa từng có, quyền Tổng thống ra cam kết trấn an người dân

Hàn Quốc: Đất nước lâm khủng hoảng chưa từng có, quyền Tổng thống ra cam kết trấn an người dân

Ngày 31/12, quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok đã kêu gọi người dân hòa hợp, đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào chính ...

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Thế giới đang bước vào giai đoạn chuyển mình nơi nhiều mối quan hệ được thành lập từ cách đây gần 80 năm đã không ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/1/2025: Tuổi Thìn cân bằng chi tiêu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/1/2025: Tuổi Thìn cân bằng chi tiêu

Xem tử vi 5/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 5/1/2025, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 5/1/2025, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 5/1. Lịch âm 5/1/2025? Âm lịch hôm nay 5/1. Lịch vạn niên 5/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 5/1/2025: Bọ Cạp đừng quá nghi ngờ

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 5/1/2025: Bọ Cạp đừng quá nghi ngờ

Tử vi hôm nay 5/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ gặp người đồng cấp Cho Tae-yul vào ngày 6/1, thời điểm hết hạn lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Damascus nối lại các chuyến bay quốc tế, nhiều nước hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Syria sẽ bắt đầu đón các chuyến bay quốc tế đi và đến Sân bay quốc tế Damascus từ ngày 7/1.
Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.000 – 149.500 đồng/kg.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động