Tin thế giới ngày 24/6: Ông Trump cảnh báo dùng vũ lực ở thủ đô, Trung Quốc đổ lỗi Ấn Độ, Triều Tiên xuống thang, Iran tiến vào Ấn Độ Dương

Hoàng Hà
TGVN. Biểu tình ở Mỹ, quan hệ Trung-Ấn, bán đảo Triều Tiên, quan hệ Mỹ-Iran, Dải Gaza là các sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới ngày 23/6: Bắc Kinh dọa trả đũa Washington, Thượng đỉnh EU-Trung Quốc 'vấp' vấn đề Hong Kong, Saudi Arabia bị tấn công tên lửa
Tin thế giới ngày 22/6: Ông Trump tạm ngừng trừng phạt Bắc Kinh, Hàn Quốc rơi vào làn sóng Covid-19 thứ 2, Nga-Mỹ khởi động đàm phán vũ khí
tin the gioi ngay 246 ong trump canh bao dung vu luc o thu do trung quoc doi loi cho an do trieu tien xuong thang iran tien quan vao an do duong
Một phụ nữ da màu bị xịt hơi cay khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở thủ đô Washington ngày 22/6. (Nguồn: Getty Images)

Mỹ

Người biểu tình tìm cách lập 'Vùng tự trị', Tổng thống Trump đe dọa dùng vũ lực

Ngày 23/6, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra cảnh báo cứng rắn đối với người biểu tình tại thủ đô Washington với tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu người biểu tình tìm cách thiết lập "Vùng tự trị" không cảnh sát ở thành phố này. 2 tuần trước, người biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc đã thiết lập "Vùng tự trị" không cảnh sát đồi Capitol ở Seattle.

Khẳng định chừng nào mình còn là Tổng thống Mỹ, sẽ không có "Vùng tự trị" tại thủ đô Washington, ông Trump dọa sẽ phạt tù tối đa 10 năm các đối tượng hành xử theo chủ nghĩa vô chính phủ - những người gây hư hại các công trình kiến trúc là tài sản quốc gia trong làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc.

Phong trào chống phân biệt chủng tộc đã lan sang ngành điện ảnh Mỹ. Hơn 300 nghệ sĩ, nhà làm phim da màu, trong đó có nhiều tên tuổi nổi tiếng như Idris Elba, Queen Latifah và Billy Porter ngày 23/6 đã ký tên vào bức thư ngỏ kêu gọi Hollywood ngừng khai thác các chủ đề về cảnh sát mà thay vào đó tăng cường đầu tư vào các sản phẩm điện ảnh có nội dung chống phân biệt chủng tộc. (ABC News)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Vụ George Floyd và làn sóng chống phân biệt chủng tộc
Bạo động toàn thế giới: Dư âm và địa chấn

Trung Quốc-Ấn Độ

Ngày 24/6, trên tài khoản truyền thông xã hội riêng, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, vụ đụng độ biên giới giữa Bắc Kinh và New Delhi là do phía Ấn Độ gây ra, những hành động của Ấn Độ vi phạm đồng thuận chung giữa hai nước và là hành động khiêu khích đơn phương.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh sẽ không gặp người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề sự kiện mừng Ngày Chiến thắng của Nga tại Moscow như một số trang truyền thông của Trung Quốc đưa tin. (Reuters)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Nga-Ấn Độ-Trung Quốc họp nhóm, Bắc Kinh kêu gọi tăng cường hợp tác
Đối đầu Ấn Độ-Trung Quốc: Chi tiết mới, câu chuyện cũ

Bán đảo Triều Tiên

Triều Tiên 'nghỉ xả hơi', giảm căng thẳng hai miền

Sáng ngày 24/6, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đưa ra quyết định gây bất ngờ là hoãn các kế hoạch hành động quân sự. Sau quyết định này, Triều Tiên đã dỡ bỏ hàng loạt loa phóng thanh được lắp đặt trước đó dọc biên giới hai miền, đồng thời, các trang báo của nước này cũng dỡ bỏ loạt bài chỉ trích Hàn Quốc.

Theo các chuyên gia, nguyên do của động thái này là Triều Tiên đã xác định, những mục đích đặt ra đã đạt được và "nghỉ xả hơi" để tránh những hành động khiêu khích có thể kéo căng hơn nữa nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của nước này. (Yonhap)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Tiếp tục 'giảm áp', truyền thông Triều Tiên đồng loạt rút các bài viết chỉ trích Hàn Quốc
Tạp chí quân sự Mỹ giải mã quyền lực bí ẩn của em gái ông Kim Jong-un

Vùng Vịnh

Iran tiến quân vào Ấn Độ Dương, ra điều kiện đàm phán với Mỹ

Ngày 22/6, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thông báo kế hoạch sẽ thiết lập một căn cứ quân sự thường trực tại Ấn Độ Dương vào tháng 3/2021 theo chỉ đạo của nhà lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei về tính cấp thiết của sự hiện diện thường trực của lực lượng này tại vùng biển cách xa Iran. Đến nay, Hải quân IRGC đã triển khai hai hạm đội nhỏ tới khu vực Ấn Độ Dương.

Liên quan quan hệ Mỹ-Iran, ngày 24/6, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố, nước Cộng hòa Hồi giáo sẵn sàng đàm phán với Mỹ nếu Washington xin lỗi vì đã rút khỏi một thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và đền bù cho Tehran. Tuy nhiên, ông Rouhano nói rằng: "Những lời kêu gọi đàm phán với Tehran chỉ là lời nói và sự lừa dối".

Về chương trình hạt nhân Iran, Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại thuộc Quốc hội nước này cho biết, nghị quyết gần đây của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) liên quan chương trình hạt nhân của Iran mang động cơ "chính trị và không chuyên nghiệp" dưới áp lực của Mỹ và các đồng minh".

Tuyên bố cáo buộc IAEA đã thông qua nghị quyết dựa trên các cáo buộc của cơ quan tình báo Israel. Cũng theo tuyên bố, Iran sẽ không cho phép các tổ chức quốc tế được sử dụng như công cụ của Mỹ và các đồng minh để đe dọa chủ quyền của Iran.

Nhận định trên được đưa ra sau khi Hội đồng thống đốc gồm 35 thành viên của IAEA ngày 19/6 đã thông qua nghị quyết kêu gọi Tehran cho phép các thanh sát viên của tổ chức này tiếp cận hai cơ sở hạt nhân của Iran, đồng thời thúc giục Iran hợp tác đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu của cơ quan này mà không được chậm trễ, kể cả việc cho phép các thanh sát viên nhanh chóng tiếp cận các cơ sở hạt nhân của nước này theo chỉ định của IAEA. (Reuters)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Iran đỡ 'gắt', Mỹ để ngỏ khả năng ngoại giao, tia sáng lạc quan đã le lói?
Đối đầu Mỹ-Iran: Thực chất khác biểu hiện

Trung Đông

Liên hợp quốc lên tiếng về 'tham vọng' của Israel

Ngày 23/6, trước thềm cuộc họp định kỳ mỗi năm 2 lần về vấn đề Israel- Palestine dự kiến diễn ra ngày 24/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi Israel từ bỏ kế hoạch sáp nhập các khu vực thuộc vùng Bờ Tây bị chiếm đóng, nhấn mạnh đây sẽ là động thái “vi phạm nghiêm trọng nhất luật pháp quốc tế”.

Ông cũng cảnh báo việc Israel cố tình sáp nhập Bờ Tây đe dọa những nỗ lực để tiến tới hòa bình cho toàn bộ khu vực Trung Đông, vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Trong khi đó, Thủ tướng Palestine Mohammed Ishtaye khẳng định cộng đồng quốc tế nhất trí bác bỏ kế hoạch của Israel sáp nhập các vùng lãnh thổ thuộc Bờ Tây, đồng thời kêu gọi "cộng đồng quốc tế công nhận một Nhà nước Palestine, coi đó như một bước đi ưu tiên và áp đặt các biện pháp trừng phạt Israel nếu họ vẫn quyết tâm xúc tiến kế hoạch sáp nhập". (AFP)

Bạn có thể quan tâm:

Israel sát nhập bờ Tây Palestine: Nước đi mạo hiểm

Israel sát nhập bờ Tây Palestine: Nước đi mạo hiểm

TGVN. Việc Israel tiến hành sát nhập một phần bờ Tây có thể để lại hệ quả khó lường tới quan hệ Israel - Palestine, nội ...

Vụ sáp nhập Bờ Tây: Palestine hành động, Jordan nói Israel lợi dụng lúc các nước 'phân tâm' vì Covid-19

Vụ sáp nhập Bờ Tây: Palestine hành động, Jordan nói Israel lợi dụng lúc các nước 'phân tâm' vì Covid-19

TGVN. Ngày 21/5, một quan chức cấp cao Palestine cho hay, các cơ quan an ninh của Palestine sẽ ngừng chia sẻ thông tin với ...

Mỹ nói gì trước tuyên bố 'đoạn tuyệt' của Tổng thống Palestine?

Mỹ nói gì trước tuyên bố 'đoạn tuyệt' của Tổng thống Palestine?

TGVN. Ngày 20/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ hy vọng Israel và Palestine vẫn sẽ duy trì hợp tác, sau khi Tổng thống Mahmoud ...

Bài viết cùng chủ đề

Ấn Độ-Trung Quốc

Đọc thêm

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động