📞

Tin tức ASEAN buổi sáng 30/6

QT. 09:30 | 30/06/2020
TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Australia họp trực tuyến... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
Việt Nam đã trải qua 75 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. (Nguyồn: Suckhoedoisong)

Cập nhật tình hình Covid-19

Tính đến rạng sáng ngày 30/6, ASEAN có thêm 2.277 ca nhiễm Covid-19 so với ngày hôm trước, ghi nhận tổng cộng 147.976 ca nhiễm. Trong khi đó, tổng số ca tử vong tăng lên 4.274 người, tăng 62 trường hợp. Trái với tình hình ở Indonesia hay Philippines, các nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đời sống kinh tế-xã hội bắt đầu trở lại nhịp. Nhiều nước ASEAN tiến tục xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.

Quốc gia

Tổng số ca mắc

Ca mắc mới

Tổng ca tử vong

Ca tử vong mới

Ca phục hồi

Indonesia

55,092

+1,082

2,805

+51

23,800

Singapore

43,661

+202

26

37,985

Philippines

36,438

+983

1,255

+11

9,956

Malaysia

8,637

+3

121

8,334

Thái Lan

3,169

+7

58

3,053

Việt Nam

355

330

Myanmar

299

6

221

Brunei

141

3

138

Campuchia

141

130

Lào

19

19

Cùng ngày, Bộ Y tế Indonesia đã ghi nhận thêm 1.082 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 55.092 ca. Số ca tử vong đã tăng thêm 51 ca lên 2.805 ca. Đây là con số tử vong do Covid-19 cao nhất tại một quốc gia bên ngoài Trung Quốc ở khu vực Đông Á.

Người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của Chính phủ Indonesia, ông Doni Monardo ngày 29/6 cho biết, phần lớn những người mắc Covid-19 ở nước này không xuất hiện triệu chứng (OTF) và do đó cần lưu ý đến nguy cơ lây nhiễm từ các đối tượng vừa đề cập.

Tại Philippines, Bộ Y tế nước này thông báo số ca mắc Covid-19 tại đây đã tăng thêm 985 ca lên 36.438 ca. Những địa phương có số ca nhiễm mới cao nhất là Thủ đô Manila với 319 ca và khu vực Central Visayas với 135 ca. Số ca tử vong trên toàn Philippines đã tăng thêm 11 ca lên 1.255 ca, trong khi số bệnh nhân phục hồi đã tăng thêm 270 người lên 9.956 người.

Trung tâm Xử lý Tình hình dịch Covid-19 (CCSA) của chính phủ Thái Lan ngày 29/6 đã quyết định kéo dài Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng nữa cho tới cuối tháng 7. Theo đó, việc kéo dài Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp, lẽ ra sẽ hết hạn vào ngày 30/6 tới, là cần thiết vì Thái Lan sẽ mở cửa tất cả các loại hình kinh doanh, cho phép người dân di chuyển nhiều hơn và các trường học hoạt động trở lại từ ngày 1/7.

Việt Nam đã trải qua 75 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia đang sắp xếp một phiên hội chẩn quốc gia trong tuần này, đánh giá sức khỏe nam phi công người Anh trước khi cho bệnh nhân hồi hương dự kiến vào ngày 12/7. Hiện Việt Nam còn 9.877 người cách ly, không quá lo lắng về một trường hợp tái nhiễm.

(TGVN, TTXVN)

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Australia họp trực tuyến

Buổi họp trực tuyến giữa Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Australia về Covid-19 sẽ diễn ra vào chiều ngày 30/6.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Campuchia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn sẽ tham dự cuộc họp. Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Australia sẽ chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất về các biện pháp hiệu quả trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.

Họ cũng sẽ thảo luận về các cách để tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực cùng có lợi, đặc biệt là hợp tác thiết thực trong trường hợp y tế công cộng khẩn cấp và phục hồi kinh tế hậu Covid-19. (Tân Hoa xã)

Chính sách thuế của ASEAN cần thay đổi để đánh bại nghèo đói.

Thay đổi chính sách thuế để đánh bại nghèo đói

73,57 triệu người trong số 653,9 triệu công dân (chiếm 11%) ở ASEAN đã sống trong cảnh nghèo khó vào năm 2018. Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng triệu người tiếp tục rơi vào tình trạng nghèo đói khi các nền kinh tế đang phải vật lộn để hồi phục.

Các quốc gia trong khu vực cần nhiều nguồn lực hơn bao giờ hết để tăng cường và duy trì các hàng hóa công cộng, nhằm nâng cao mức sống của hàng triệu người. Tuy nhiên, ngay cả trước đại dịch, nhiều quốc gia trong khu vực đã phải vật lộn để tăng đủ doanh thu tài chính cho các dịch vụ công cộng thiết yếu.

Các thành viên ASEAN đã không thể đạt được các mục tiêu huy động doanh thu nội địa mong muốn, mặc dù đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và lượng FDI lớn trong suốt hai thập kỷ qua. Một phần là do để thu hút đầu tư, nhiều thành viên ASEAN đã áp dụng các ưu đãi thuế doanh nghiệp quá hào phóng mà không phân tích lợi ích chi phí đã làm xói mòn tài chính quốc gia, khiến khoảng cách giàu-nghèo ngày càng bị bỏ xa.

ASEAN cần phải có những biện pháp chính trị để ngăn chặn sự bất bình đẳng này và thúc đẩy sự thịnh vượng chung của cộng đồng. Đó là điều cần thiết để đảm bảo tiến bộ bền vững và vượt qua các thách thức liên quan như khủng hoảng khí hậu, mở rộng bất bình đẳng và phục hồi kinh tế thời hậu Covid-19.

(Khmer Times)

Quỹ khí hậu mới đầu tư năng lượng sạch cho Đông Nam Á

Một quỹ khí hậu mới được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ từ thiện đang đặt mục tiêu kích hoạt 2,5 tỷ USD, nhằm đầu tư năng lượng sạch tại khu vực Đông Nam Á, cũng như hỗ trợ phục hồi xanh thời hậu Covid-19.

Quỹ này mang tên Cơ sở năng lượng sạch Đông Nam Á (SEACEF) được quản lý bởi công ty Clime Capital có trụ sở tại Singapore, với khoản đầu tư ban đầu là 10 triệu USD và sẽ triển khai các dự án mới tại Việt Nam, Indonesia và Philippines.

SEACEF tự mô tả là một sáng kiến từ thiện "đầu tiên" để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, tập trung vào nguồn tài trợ rủi ro cao cần thiết để đưa các dự án năng lượng sạch mới vào hoạt động. Quỹ sẽ đầu tư rộng rãi vào các dự án và doanh nghiệp năng lượng sạch, bao gồm năng lượng gió và mặt trời, cơ sở hạ tầng lưới điện chính, giảm lượng điện trong các tòa nhà,…

Quỹ này, hy vọng sẽ thu hút thêm 40 triệu USD vốn từ các quỹ và ngân hàng phát triển, nhằm mục đích huy động hơn 2,5 tỷ USD đầu tư năng lượng sạch từ khu vực tư nhân.

(ABS-CBN)