ASEAN cần hành động về vấn đề sông Mekong
Hai sự kiện đáng chú ý đã xảy ra vào tháng trước mà hầu hết các phương tiện truyền thông chính thống ở Đông Nam Á không quan tâm nhiều. Một là Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương giữa Trung Quốc và 5 quốc gia sông Mekong thuộc ASEAN, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, hai là Hội nghị Bộ trưởng quan hệ đối tác Mekong-Mỹ.
Tiểu vùng sông Mekong đang nhanh chóng biến thành một “chiến trường mới” của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc. (Nguồn: Getty) |
Tiểu vùng sông Mekong đang nhanh chóng biến thành một “chiến trường mới” của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell từng nói trong một hội thảo trực tuyến rằng, Trung Quốc đang "thao túng" sông Mekong “vì lợi nhuận riêng của họ [và] khiến các quốc gia hạ nguồn trả giá đắt”.
Trung Quốc đã bác bỏ hoàn toàn những tuyên bố rằng họ đang ngăn chặn dòng nước tại thượng nguồn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân ở hạ nguồn sông Mekong.
Khác với vấn đề Biển Đông, vấn đề sông Mekong chưa được chuyển đổi thành một quy chế “khu vực”, để có thể được thảo luận giữa tất cả các quốc gia thành viên ASEAN.
Những rắc rối trên sông Mekong phần lớn được nhìn nhận qua lăng kính môi trường và kinh tế xã hội. Những cân nhắc về an ninh và địa chính trị rộng lớn hơn của khu vực ít được chú ý hơn. Tầm quan trọng chiến lược của sông Mekong đối với Đông Nam Á đòi hỏi ASEAN phải có một cách tiếp cận mới và khẩn cấp, nhằm tránh những hậu quả lâu dài và ảnh hưởng nặng nề tới toàn bộ khu vực.
(Bangkok Post)
Thành lập trung tâm hỗ trợ các nước ASEAN chuẩn bị cho việc làm tương lai
Một trung tâm mới nhằm tăng cường hợp tác trong khu vực ASEAN để đối phó với sự thay đổi tính chất của thị trường việc làm trong tương lai đã được khánh thành ngày 29/9.
Bộ trưởng Nhân lực Singapore Josephine Teo cho biết, Trung tâm Khu vực cho Tương lai Việc làm sẽ thể chế hóa nỗ lực chung trong việc tận dụng các cơ hội mới nổi và giải quyết các thách thức, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Bà nói thêm rằng trung tâm sẽ tập hợp các chuyên gia quốc tế và các bên liên quan trong khu vực để thúc đẩy đối thoại xã hội, chia sẻ kiến thức và xây dựng năng lực.
Do Singapore khởi xướng, Trung tâm này được thảo luận tại Hội nghị các bộ trưởng lao động ASEAN về tương lai của việc làm vào năm ngoái.
(Strait Times)
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại Surabaya, Indonesia, ngày 22/9. (Nguồn: Reuters) |
Cập nhật tình hình Covid-19 tại Đông Nam Á
Tính đến rạng sáng ngày 30/9, các nước ASEAN ghi nhận thêm 6.160 ca nhiễm mới, nâng tổng ca mắc Covid-19 lên 677.661 ca, trong đó có thêm 196 ca tử vong mới, nâng tổng số người tử vong lên 16.563.
Ngày 29/9, Indonesia thông báo 4.002 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm lên 282.724. Với 128 ca tử vong trong 24 giờ qua, tổng số bệnh nhân tử vong ở đất nước vạn đảo lên tới 10.601.
Cùng ngày, các nhà lập pháp Indonesia đã thông qua ngân sách, chi kỷ lục 254 tỷ USD trong năm tới, để khôi phục tăng trưởng kinh tế về mức 5% và thâm hụt ngân sách là 5,7% GDP.
Ngày 29/9, Philippines thông báo ghi nhận thêm 2.025 ca nhiễm mới và 68 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm và ca tử vong lần lượt là 309.303 và 5.448.
Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết, các lệnh hạn chế cách ly hiện tại áp dụng ở thủ đô Manila và 5 đô thị khác sẽ được kéo dài ít nhất đến tháng 10. Phần còn lại của đất nước sẽ được đặt trong tình trạng ít nghiêm ngặt hơn thông qua lệnh "cách ly cộng đồng chung được điều chỉnh".
Cùng ngày, lãnh đạo Cơ quan quản lý du lịch Thái Lan Yuthasak Supasorn cho biết nước này sẽ đón đoàn khách du lịch nước ngoài đầu tiên trên một chuyến bay từ Trung Quốc vào tuần tới, đánh dấu việc tái khởi động từng bước lĩnh vực du lịch vốn chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Chuyến bay đầu tiên này sẽ đưa khoảng 120 khách từ Quảng Châu (Trung Quốc) đến một khu nghỉ dưỡng tại Phuket. Khách nước ngoài được cấp phép vào Thái Lan sẽ tiếp tục được giám sát dù đến từ các nước được xem là có nguy cơ thấp theo đánh giá của chính phủ.
Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới ở cộng đồng trong 28 ngày qua, gần 16.000 người đang cách ly chống dịch, 1.007 bệnh nhân được chữa khỏi.
(TGVN/TTXVN)
Top 10 cầu thủ Đông Nam Á có giá trị chuyển nhượng cao nhất
Trang thông tin về bóng đá Dugout đã đưa ra bảng xếp hạng các cầu thủ Đông Nam Á được định giá cao nhất trên thị trường chuyển nhượng.
10. Stefano Lilipaly (Indonesia): 405.000 Bảng Anh
9. Javier Patino (Philippines): 450.000 Bảng Anh
8. Kawin Thamsatchanan (Thái Lan): 495.000 Bảng Anh
7. Daisuke Sato (Philippines): 495.000 Bảng Anh
6. Thitipan Puangchan (Thái Lan): 540.000 Bảng Anh
5. Theerathon Bunmathan (Thái Lan): 720.000 Bảng Anh
4. Natxo Insa (Malaysia): 720.000 Bảng Anh
3. Teerasil Dangda (Thái Lan): 810.000 Bảng Anh
2. Chanathip Songkrasin (Thái Lan): 1,98 triệu Bảng Anh
1. Neil Etheridge (Philippines): 7,2 triệu Bảng Anh.
(Dugout)
| Từ cuộc chiến công hàm, Biển Đông - vấn đề không của riêng ai TGVN. Biển Đông đã không đơn thuần là vấn đề giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc mà còn ... |
| SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 sẽ diễn ra chủ yếu tại Hà Nội TGVN. Chiều 29/9, tại Hà Nội, Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức họp báo thông ... |
| Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội trao quà trung thu cho trẻ khuyết tật ở Sóc Sơn, Hà Nội TGVN. Ngày 29/9, nhân dịp Trung thu, Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) tổ chức thăm và trao quà cho các ... |