TIN LIÊN QUAN | |
Hợp tác Mekong – Lan Thương: Thực tiễn và kỳ vọng | |
Việt Nam theo dõi sát sao tình hình nguồn nước sông Mekong |
Mỹ-Trung Quốc có quan điểm khác nhau về việc liệu 11 đập thủy điện do Trung Quốc xây dựng và kiểm soát trên thượng nguồn sông Mekong. |
Trung Quốc đang chiếm ưu thế, cả trong kiểm soát nguồn nước và ảnh hưởng đối với các nước ở lưu vực sông Mekong, trong khi chhính quyền Trump thất bại trong đối đầu với Trung Quốc ở lưu vực sông Mekong, do phần lớn vẫn duy trì các chương trình phát triển và bảo vệ môi trường ở hạ lưu sông Mekong có từ thời Tổng thống Obama. Sông Mekong giống như Biển Đông, đang trở thành vấn đề địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mỹ và Trung Quốc có quan điểm khác nhau về việc liệu 11 đập thủy điện do Trung Quốc xây dựng và kiểm soát trên thượng nguồn sông Mekong có gây tổn hại tới các nước hạ lưu hay không. Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy hoạt động của Cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Lan Thương - Mekong, trong khi Mỹ chỉ trích Trung Quốc lợi dụng cơ chế này nhằm làm giảm vai trò của cơ chế Ủy hội sông Mekong, vốn đã tồn tại 25 năm qua. Còn bộ ngoại giao Trung Quốc vẫn luôn bác bỏ mọi cáo buộc liên quan việc Bắc Kinh kiểm soát sông Mekong.
Kết quả báo cáo nghiên cứu tại khu vực sông Mekong do Mỹ tài trợ vừa được công bố tháng 4 vừa qua cho thấy, trong mùa khô năm 2019, các đập thủy điện của Trung Quốc đều trữ nước. Trung Quốc đã chỉ trích báo cáo này vì cho rằng có mang động cơ chính trị và thiếu thiện chí. Đại học Thanh Hoa và Viện Nghiên cứu khoa học thủy lợi, thủy điện Trung Quốc cũng công bố một báo cáo nghiên cứu, cho rằng các đập thủy điện của Trung Quốc giúp làm giảm hạn hán ở khu vực sông Lan Thương - Mekong.
Theo giới quan sát quốc tế, dù có quan điểm khác nhau và không hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc, nhưng các nước láng giềng hạ lưu sông Mekong đều không thể xem nhẹ sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực. Các nước dựa vào nguồn tài nguyên quan trọng bắt nguồn từ Trung Quốc này, vì vậy, rất khó công khai thách thức hoặc lên án các dự án xây dựng đập thủy điện của Trung Quốc.
Về đầu tư tài chính ở khu vực sông Mekong, sau khi khởi động Chương trình hành động hạ lưu sông Mekong hơn 10 năm qua, Mỹ đầu tư 120 triệu USD cho khu vực. Trong khi đó, số tiền Trung Quốc đầu tư vào khu vực này cao hơn nhiều, năm 2016, Bắc Kinh đã thành lập quỹ trị giá 300 triệu USD trong khuôn khổ Cơ chế hợp tác sông Mekong - Lan Thương, hỗ trợ các dự án hợp tác vừa và nhỏ do 6 nước ven sông đề xuất. Dù Mỹ đã cảnh báo, nhưng một quan chức thuộc Ủy hội sông Mekong cho biết, Cơ chế hợp tác sông Lan Thương - Mekong và hợp tác với Trung Quốc vẫn được các nước hạ lưu ủng hộ.
| Rất ít công ty Mỹ cho rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 xứng với chi phí thuế quan phát sinh TGVN. Một cuộc khảo sát mới đây của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung Quốc (USCBC) cho thấy, rất ít công ty Mỹ kinh doanh tại ... |
| Khi Mỹ 'nã pháo' vào biểu tượng công nghệ Trung Quốc TGVN. Theo tờ Global Times ngày 7/8, Tencent Holdings - một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới có trụ sở tại ... |
| Đối đầu Mỹ - Trung gia tăng, Bộ Tứ rủ nhau nhóm họp TGVN. Ngày 6/8, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nước này và Ấn Độ đã nhất trí tổ chức các cuộc đàm phán 4 bên ... |
| TikTok: 'Mặt trận mới' trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung? TGVN. Hãng tin Bloomberg ngày 5/8 nhận định, sự kiện của TikTok tại Mỹ đã nêu bật việc Washington mở rộng cuộc chiến với Trung ... |