Tin tức ASEAN buổi sáng 6/10: Vai trò trung tâm của ASEAN giữa cạnh tranh Mỹ-Trung, Singapore nêu 3 chiến lược phục hồi kinh tế

Hiền Thu
TGVN. Tình hình Covid-19 trong khu vực vẫn diễn biến phức tạp, Singapore đưa ra những chiến lược mũi nhọn phát triển kinh tế hậu Covid-19, vai trò trung tâm của ASEAN được đánh giá cao trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tin tuc asean buoi sang 610 tinh hinh covid 19 tai myanmar xau di nhanh chong vai tro trung tam cua asean quan trong trong boi canh canh tranh my t

Dịch Covid-19 tại ASEAN

Tính tới hết ngày 5/10, ASEAN ghi nhận thêm 7.347 ca mắc bệnh Covid-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 17.790 người.

Indonesia là ổ dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN khi ghi nhận số ca bệnh mới và số ca tử vong mới trong ngày cao nhất khu vực. Nước này cũng dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân Covid-19 tử vong và bỏ xa các quốc gia khác.

Singapore trong ngày ghi nhận một số ca bệnh mới song đã nhiều tháng nay không phát sinh ca tử vong mới nào vì Covid-19.

Trong khi đó, tại Malaysia, tình hình đáng quan ngại hơn, nguy cơ làn sóng dịch mới đang hiện hữu khi ghi nhận trên 400 ca bệnh phát sinh. Ngày 5/10, Malaysia đã ghi nhận thêm 432 ca mắc Covid-19, là ngày có số ca nhiễm cao nhất tại quốc gia Đông Nam Á này.

Myanmar tình hình đang xấu đi nhanh chóng do nhiều ngày liền ghi nhận số ca mắc và tử vong đều tăng nhanh. Ngày 5/10, Myanmar có trên 980 ca bệnh mới và 32 người tử vong vì Covid-19.

Trong 24 giờ qua, số ca mắc bệnh Covid-19 tại Philippines đã tăng thêm 2.291 lên 324.726 người, trong khi có thêm 64 người tử vong, nâng tổng số ca không qua khỏi lên 5.840. Vùng thủ đô Manila vẫn là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Philippines đã mở cửa trở lại các trường học công, sau khi hơn 22 triệu học sinh phải học trực tuyến nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Như vậy, Philippines là nước cuối cùng trong khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại trường học.

Trong ngày 5/10, Brunei và Lào là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh Covid-19. Như vậy, tới nay, Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 17.798 người dân ở khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 584.080 trường hợp.

(TTXVN/TGVN)

Giữa cạnh tranh Mỹ-Trung, vai trò trung tâm ASEAN càng quan trọng

Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng phức tạp cũng như những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, ASEAN đã đóng vai trò trung tâm như một điểm tựa giúp cho khu vực được ổn định. Các thỏa thuận hợp tác của ASEAN đã tạo ra một cơ chế hiệu quả cho sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

Hiện có một số khía cạnh quan trọng có thể tác động tới quan hệ của ASEAN với các cường quốc như Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc; cuộc chiến thương mại và công nghệ leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc; phản ứng với sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) của Mỹ; và hậu quả của đại dịch Covid-19.

ASEAN có một số lợi thế trong việc đối phó với thách thức địa chính trị hiện nay trong khu vực. Cụ thể, ASEAN có vai trò tăng cường, phòng ngừa rủi ro và nâng cao vị thế của các quốc gia thành viên trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Chuyên gia Camroux phân tích: “ASEAN đem lại sự đoàn kết nội khối. Trong khuôn khổ vai trò trung tâm của ASEAN, các hình thức phòng ngừa rủi ro của mỗi quốc gia thành viên có thêm được một khía cạnh đa phương giúp tăng năng lực của mỗi quốc gia trong việc đàm phán các vấn đề khó xử về địa chính trị. Xét cho cùng, ASEAN là một thực thể có uy tín trên trường quốc. Trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực, chấp nhận và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN là một lựa chọn mặc định”.

Ở Đông Á, trọng tâm cần hướng tới là sự phụ thuộc lẫn nhau dựa trên quan hệ kinh tế, chủ nghĩa khu vực và sự bình đẳng cho các quốc gia nhỏ, yếu hơn. Trong bối cảnh đó, vai trò trung tâm của ASEAN rất quan trọng đối với hợp tác kinh tế và chính trị khu vực ở châu Á.

(East Asia Forum)

Tin tức ASEAN buổi sáng 6/10: Vai trò trung tâm của ASEAN giữa cạnh tranh Mỹ-Trung, Singapore nêu 3 chiến lược phục hồi kinh tế
Singapore đưa ra 3 mũi nhọn trong chiến lược kinh tế mới nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19. (Nguồn: AFP)

Singapore đề ra chiến lược 3 mũi nhọn hồi phục kinh tế

Trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 5/10, Phó Thủ tướng Singapore Vương Thuỵ Kiệt đã đưa ra 3 mũi nhọn trong chiến lược kinh tế mới nhằm đưa nước này không những vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 mà còn tạo đà và mở đường cho vòng tăng trưởng tiếp theo.

Mũi nhọn thứ nhất là tập trung tái thiết đất nước trở thành điểm nút kết nối toàn cầu với châu Á về công nghệ, đổi mới và doanh nghiệp. Để thực hiện việc này, Singapore sẽ sớm công bố kế hoạch kết nối lại du lịch và thương mại.

Thứ hai, Singapore sẽ tăng gấp đôi các nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng toàn diện. Đại dịch Covid-19 đã cho thấy sự dễ tổn thương trong thị trường lao động của Singapore, do đó, cần phải hiểu rõ hơn về cấu trúc, nâng cấp kỹ năng, cải thiện việc làm tại tất cả các phân khúc trong nền kinh tế. Nước này vẫn cần phải thu hút nhân tài trên thế giới để bổ sung cho lực lượng lao động chất lượng cao.

Thứ ba, Singapore sẽ tăng cường đầu tư để gia tăng tính bền vững và khả năng tự cường của nền kinh tế, coi đó là một lợi thế cạnh tranh nhất định. Điều này đòi hỏi Singapore sẽ phải tự sản xuất các hàng hoá thiết yếu, đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo.

Để đối phó với tác động của đại dịch Covid-19, Singapore đến nay đã triển khai 4 gói kích thích trị giá gần 100 tỷ đôla Singapore (SGD) nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, trong đó có 52 tỷ SGD từ nguồn dự trữ. Ông Vương Thuỵ Kiệt cho biết các gói này sẽ giúp tăng trưởng GDP của Singapore không bị giảm thêm 5,6% trong năm 2020 và 4,8% trong năm 2021 cũng như giúp tỷ lệ thất nghiệp không bị tăng thêm 1,7% vào cuối năm nay.

Malaysia điều chỉnh tăng nợ công

Malaysia điều chỉnh tăng nợ công trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế do tác động của dịch Covid-19.

Theo Bộ trưởng Tài chính Malaysia Zafrul Azi, thâm hụt ngân sách năm 2020 của Malaysia dự kiến sẽ tăng từ 5,8% đến 6% trong khi đến thời điểm hiện tại, khoảng 20% GDP của nước này đã được bơm vào nền kinh tế.

Tính đến nay, Malaysia đã tung ra khoảng 305 tỷ Ringgit (73 tỷ USD) cho các gói kích thích kinh tế, "bơm" tiền mặt để thúc đẩy nền kinh tế. Cuối tháng 8, chính phủ đã triển khai Gói Sáng kiến bổ sung Prihatin (Kita Prihatin) trị giá 10 tỷ Ringgit (2,1 tỷ USD).

Ông Zafrul nhận định, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Malaysia năm 2021 có thể từ 5,5%-8% so với mức tăng trưởng âm trong năm nay.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2020 công bố cuối tháng 9, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP của Malaysia sẽ giảm 4,9%.

(TTXVN/TGVN)

Campuchia thông qua dự luật quản lý các sòng bạc thương mại

Quốc hội Campuchia ngày 5/10 đã thông qua dự luật về quản lý các sòng bạc thương mại nhằm đưa các cơ sở này và một số địa điểm đánh bạc khác trong cả nước vào diện kiểm soát.

Theo Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Campuchia Aun Pornmoniroth, tại phiên họp toàn thể Quốc hôi, 114 nghị sĩ có mặt đã nhất trí thông qua dự luật trên.

Ông Aun Pornmoniroth cho biết, dự luật mới sẽ quy định mức vốn đầu tư tối thiểu cho mỗi sòng bạc cũng như đưa ra những biện pháp chống việc rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Campuchia nói: "Dự luật nhằm tăng cường quản lý đối với các sòng bạc thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy du lịch, tăng thu nhập từ thuế cũng như đảm bảo an ninh và an toàn xã hội".

Hiện nay, tại Campuchia, các sòng bạc được cấp phép hoạt động để giúp thu hút du khách nước ngoài, không dành cho người dân trong nước. Cho đến nay, Campuchia có tổng cộng 193 sòng bạc được cấp phép hoạt động.

(Tân Hoa xã)

Quốc hoa các nước ASEAN cùng khoe sắc tại Hà Nội

Quốc hoa các nước ASEAN cùng khoe sắc tại Hà Nội

TGVN. Ngày 2/10, tại Nhà triển lãm số 2 Lê Thái Tổ (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm tranh với hai ...

Hậu Covid-19, ASEAN đứng trước những thách thức gì?

Hậu Covid-19, ASEAN đứng trước những thách thức gì?

TGVN. Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều quốc gia thành viên ASEAN rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế và đứng trước nhiều thách ...

ASEAN đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

ASEAN đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

TGVN. Ngày 2/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Lê Hồng Phong, Hà Nội, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Điện Biên từng bước chuyển mình

Điện Biên từng bước chuyển mình

Những năm qua, Điện Biên đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn, từng bước đạt được những kết quả nổi ...
Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Sau biến cố bị tạm giam, Ngọc Trinh nhận lời làm mẫu ảnh, chụp poster cho show diễn sắp tới của nhà thiết kế Đỗ Long.
Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Gần ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp phố phường Điện Biên nhuộm màu rực rỡ bởi cờ đỏ sao vàng cùng sắc hoa bằng lăng ...
Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê trở lại Điện Biên đúng thời điểm địa phương đang chuẩn bị chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong mắt nhiều người, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một 'nhà chính trị đi trước nhà quân sự' mà còn là một 'cây đại thụ rợp bóng ...
HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

Chiều 6/5, VFF tổ chức lễ ký kết hợp đồng, công bố ông Kim Sang Sik trở thành tân HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia ...
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động