GDP của Việt Nam quý III tăng trưởng âm 6,17%, khiến GDP chín tháng đầu năm chỉ tăng 1,42%. (Ảnh minh họa) |
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm, đặc biệt là khu vực phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch.
“Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp”, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê.
“Con số buồn” đủ cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của dịch bệnh, khi chỉ một năm trước, với việc kiểm soát dịch thành công Việt Nam “ghi điểm" là một trong những nền kinh tế hiếm hoi đạt tăng trưởng dương (2,9%).
Việt Nam cũng lần đầu lọt vào danh sách 20 nền kinh tế nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất với 16 tỷ USD.
Năm ngoái, trong bối cảnh doanh nghiệp toàn cầu đẩy nhanh đa dạng hóa chuỗi cung ứng, các cuộc thảo luận “dọn tổ đón đại bàng và chim sẻ” diễn ra sôi động.
Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát từ tháng 4/2021, cùng với các biện pháp phong toả kéo dài tại các đầu tàu kinh tế, vùng sản xuất chính, đang khiến tình thế thay đổi.
Trên thực tế, làn sóng dịch Covid-19 kể từ tháng 4/2021 đã khiến các thành phố cũng như các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Việt Nam phải áp đặt biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, buộc các nhà sản xuất điện tử, may mặc và giày dép phải ngừng hoặc giảm hoạt động.
| Hồ sơ Pandora: Chuyển tiền ra nước ngoài hợp pháp hay bất hợp pháp? Vụ rò rỉ Hồ sơ Pandora đặt ra câu hỏi về sự cân bằng giữa bí mật, quyền riêng tư và lợi ích công cộng. |
Những hạn chế này mới được nới lỏng trong những tuần gần đây. Ban đầu, dịch bùng phát tại các khu công nghiệp ở miền Bắc, nơi đặt các hãng xưởng của các nhà cung cấp cho Apple, Samsung và các công ty công nghệ toàn cầu.
Tháng 5/2021, tỉnh Bắc Giang đã ra chỉ thị cho 4 khu công nghiệp, trong đó 3 khu có những cơ sở sản xuất của công ty Foxconn (Đài Loan), tạm thời phải đóng cửa.
Dịch bệnh sau đó lan rộng xuống phía Nam và vào tháng 7/2021, TP. Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh công nghiệp lân cận đã phải áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.
Trong tháng đó, tập đoàn Pou Chen Corp (Đài Loan), nơi sản xuất giày cho Nike và Adidas, đã phải đình chỉ hoạt động của nhà may ở TP. Hồ Chí Minh và công ty Changshin Vietnam của Hàn Quốc - chuyên sản xuất giày cho Nike - phải đóng cửa 3 nhà máy. Nike đã cắt giảm doanh số dự kiến cho năm tài khóa 2022.
Những người mua Iphone 13 của Apple cũng đang phải chờ để được giao hàng do dịch bùng phát tại Việt Nam, nơi lắp ráp các thành phần cho camera mới của iphone 13. Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết một số nhãn hiệu thời trang quốc tế đã chuyển đơn đặt hàng ra khỏi Việt Nam và 60% các nhà sản xuất vải vóc và giày dép trong nước đã bị phạt vì chậm giao hàng.
Như vậy, biến thể Delta chiếm “thế thượng phong”. Chúng ta phải thừa nhận, tốc độ truy vết không thể theo kịp tốc độ lây lan khủng khiếp của chủng virus nguy hiểm này, việc loại bỏ hoàn toàn Covid-19 như mục tiêu ban đầu vì thế càng không thể. Tình thế đặt ra bài toán mới, buộc phải thay đổi chiến lược ứng phó với Covid-19.
Trở về trạng thái “Zero Covid" dường như là điều không thể, trong khi nếu tiếp tục kéo dài giãn cách, xã hội các doanh nghiệp sẽ sụp đổ. Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp nhất trí cao với quan điểm của người đứng đầu Chính phủ “phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”.
Chưa đầy hai tháng với hai lần đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp cả nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, chống dịch và phát triển kinh tế phải song song, nếu chỉ tập trung chống dịch chúng ta sẽ hết nguồn lực, còn chỉ lo kinh tế sẽ không bảo vệ được sức khỏe nhân dân.
Đối với các đối tác nước ngoài, đợt bùng dịch biến chủng Delta đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng trụ vững của chuỗi cung ứng Việt Nam. Không ít nhà đầu tư lo ngại chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh đầu tư và phục hồi kinh tế, nếu không hành động ngay…
Trở về trạng thái “Zero Covid" dường như là điều không thể, trong khi nếu tiếp tục kéo dài giãn cách, xã hội các doanh nghiệp sẽ sụp đổ. Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp nhất trí cao với quan điểm của người đứng đầu Chính phủ “phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”. |
Trong Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 9/2021 mới đây, đưa số liệu vốn FDI cam kết vào Việt Nam trong 8 tháng đầu 2021 đạt 14 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020, Ngân hàng thế giới (WB) nhận định, nguồn vốn này cho thấy, lòng tin vào nền kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì.
Không chỉ các dấu hiệu về khả năng phục hồi, cho thấy các nền tảng cơ bản của kinh tế Việt Nam vững chắc, các chuyên gia và phần lớn nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ Chiến lược chung sống an toàn với Covid-19 của Việt Nam, tin tưởng vào khả năng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh của Chính phủ.
Những ngày này, từ nhà cung cấp Netflix ASRock đến hãng giày khổng lồ Nike đã tỏ rõ sự vui mừng khi Việt Nam dần mở cửa trở lại.
Ngày 4/10, TP. Hồ chí Minh cho biết trong 3 ngày đã có tới 5.279 công ty đăng ký tái hoạt động.
Làn sóng phục hồi sản xuất sau khi bị gián đoạn ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ lan rộng trên toàn thế giới, đặc biệt là khi các công ty đa quốc gia tăng cường năng lực sản xuất trong kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Giám đốc chuỗi cung ứng Kimberley Smith chia sẻ: “Chúng tôi kỳ vọng vào tuần tới, các nhà máy sẽ hoạt động lại từ10-60% công suất và sẽ tăng lên mỗi tuần".
| Trung Quốc cũng sẽ phải học cách sống chung với Covid-19 Theo nhận định của East Asia Forum, có thể chắc chắn rằng sau một số điều chỉnh 'đau đớn', Trung Quốc sẽ phục hồi và ... |
| Thủ tướng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch thích ứng an toàn Sáng 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp của Ban ... |