Tình hình Sudan: Mỹ quan ngại về Nga, Israel lên tiếng; ngoại giao đoàn có thương vong

Minh Vương
Giao tranh diễn biến phức tạp tại Sudan khiến nhiều nước đẩy nhanh quá trình sơ tán công dân của mình ở đất nước Bắc Phi này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(04.25) Giao tranh diễn biến phức tạp tại Sudan khiến nhiều nước đẩy nhanh quá trình sơ tán công dân của mình. (Nguồn: Anadolu)
Nhiều nước đẩy nhanh quá trình sơ tán công dân khỏi Sudan. (Nguồn: Anadolu)

* Ngày 24/4, phát biểu tại họp báo, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, các lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn trên toàn quốc bắt đầu từ nửa đêm cùng ngày và kéo dài trong 72 giờ để tạo điều kiện cho “các hoạt động nhân đạo”.

Ông Blinken nói thêm, Mỹ kêu gọi cả hai bên ngay lập tức và duy trì hoàn toàn lệnh ngừng bắn ở Sudan.

Đồng thời, nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi thực sự lo ngại về sự tham gia của nhóm Prigozhin - Tập đoàn Wagner - ở Sudan”, đề cập người sáng lập nhóm lính đánh thuê có liên hệ với Điện Kremlin là Yevgeny Prigozhin.

Trước đó, tối 22/4 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ đạo sơ tán nhân viên Đại sứ quán nước này tại thủ đô Khartoum của Sudan, khi xung đột giữa quân đội Sudan và RSF bước sang tuần thứ hai sau thời gian ngừng giao tranh ngắn ngủi.

* Trong khi đó, tờ Egypt Today (Ai Cập) dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao nước này xác nhận, ông Mohamad al-Gharawi, trợ lý tùy viên hành chính tại Đại sứ quán Ai Cập ở Sudan, đã thiệt mạng khi di chuyển từ tư dinh đến trụ sở cơ quan đại diện tại Khartoum, ngày 24/4.

* Ngày 24/4, Algeria tuyên bố bắt đầu sơ tán các nhân viên ngoại giao và công dân của mình khỏi Sudan. Bộ Ngoại giao nước này cho biết đã thành lập một đội khẩn cấp để theo sát việc sơ tán các nhân viên ngoại giao và công dân muốn trở về nhà.

Algers cũng kêu gọi những người Algeria tại Sudan tiếp tục ở trong nhà và giữ liên lạc chặt chẽ với Đại sứ quán Algeria tại Khartoum để cập nhật thông tin về tình hình sở tại.

* Tương tự, một quốc gia Bắc Phi khác là Morocco cho biết, một đoàn xe gồm hơn 200 công dân nước này đã đến thành phố cảng Port Sudan bên bờ Biển Đỏ, cách thủ đô Khartoum khoảng 850 km về phía Đông vào tối ngày 24/4.

Bộ Ngoại giao Morocco thông tin thêm, một cầu hàng không phối hợp với hãng hàng không quốc gia Royal Air Morocco đã được lên kế hoạch để chở 200 công dân của nước này về nước, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về địa điểm khởi hành hoặc thời gian các máy bay cất cánh.

* Tối 24/4, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar thông báo nhóm công dân nước này đầu tiên sẽ được sơ tán bằng một tàu hải quân vào sáng 26/4 từ Port Sudan.

Theo đó, 500 người đã di chuyển đến thành phố cảng này sau hành trình căng thẳng kéo dài 14 giờ đồng hồ từ thủ đô Sudan bị nội chiến tàn phá và còn nhiều người nữa đang trên đường đến đây.

Ông Jaishankar tiết lộ, chiến dịch sơ tán công dân này có tên là Kaver, tên một dòng sông của đất nước Nam Á. Trước đó, cuộc sơ tán khẩn cấp cuối cùng với người Ấn Độ trong xung đột Nga-Ukraine được đặt theo tên sông Ganga.

* Trong khi đó, ngày 25/4, Kyodo (Nhật Bản) dẫn lời Thủ tướng nước này Kishida Fumio cho biết, máy bay quân sự đã sơ tán 45 công dân Nhật Bản khỏi Sudan trong đợt đầu tiên.

Một quốc gia khác tại Đông Bắc Á là Hàn Quốc cũng đẩy nhanh tiến độ sơ tán công dân. Ngày 24/4, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, một máy bay quân sự đã sơ tán 28 công dân nước này khỏi Sudan, cùng với một số công dân Nhật Bản.

Phó Giám đốc thứ hai của Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc Lim Jong Deuk cho biết, một chiếc xe buýt chở công dân Hàn Quốc đã đến sân bay quốc tế mới ở thành phố Port Sudan để sơ tán trên chiếc máy bay chở hàng C-130, sau đó bay tới Jeddah, Saudi Arabia. Tại đây, những người này dự kiến sẽ lên một chiếc máy bay quân sự lớn hơn và bay thẳng đến Seoul.

Một số công dân Nhật Bản cũng đã được sơ tán trên chuyến bay này. Đồng thời, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố đã triển khai các khí tài quân sự và hải quân gần Sudan để phản ứng khi cần thiết.

* Về phần mình, phát biểu họp báo trực tuyến, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, 538 công dân nước này đang được sơ tán từ Sudan sang Jeddah, Saudi Arabia.

Theo bà Marsudi, đây là giai đoạn sơ tán đầu tiên do Đại sứ quán Indonesia tại Khartoum, Sudan, trực tiếp tiến hành. Hầu hết số công dân Indonesia được sơ tán lần này là sinh viên, người lao động, nhân viên công ty Indofood, cán bộ và nhân viên Đại sứ quán Indonesia tại Khartoum cùng gia đình.

Trước khi đến Jeddah bằng đường biển, số người nói trên đã đến thành phố Port Sudan vào 1h ngày 24/4.

Nhà ngoại giao này cho biết, 298 công dân Indonesia khác ở Sudan cũng sẽ được đưa về nước trong giai đoạn hai của chiến dịch.

Kế hoạch ban đầu là sơ tán đồng thời tất cả các công dân Indonesia tại Sudan trong thời gian ngừng bắn. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thể thực hiện do thiếu nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển.

Trước đó ngày 20/4, Ngoại trưởng Retno Marsudi dẫn số liệu thống kê của Đại sứ quán Indonesia tại Khartoum cho biết có tổng cộng 1.209 công dân nước này đang sinh sống tại Sudan, trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên tại Khartoum.

Trong bối cảnh tình hình xung đột bạo lực tại Sudan gia tăng, theo thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan ngày 21/4, 16 thuyền viên trên tàu tại cảng Sudan đã rời nước này. Hiện chỉ còn một công dân mang hai quốc tịch Việt Nam và Australia đang sinh sống tại thủ đô Khartoum.

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan tiếp tục theo dõi sát tình hình, sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ cần thiết, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Việt Nam.

Tình hình Sudan: Hàng trăm người thương vong, quân đội tuyên bố không thỏa hiệp với RSF

Tình hình Sudan: Hàng trăm người thương vong, quân đội tuyên bố không thỏa hiệp với RSF

Ít nhất 25 người thiệt mạng và 183 người khác bị thương trong những cuộc đụng độ đang tiếp diễn ở Sudan.

Sudan: Giao tranh tiếp diễn, thương vong tăng cao

Sudan: Giao tranh tiếp diễn, thương vong tăng cao

Đến hôm nay, 17/4, tình hình ở Sudan vẫn chưa hề lắng dịu. Có thể nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ ở Khartoum khi ...

Tình hình Sudan: Mỹ kêu gọi đảm bảo an toàn cho dân thường, đề nghị ngừng bắn ngay lập tức

Tình hình Sudan: Mỹ kêu gọi đảm bảo an toàn cho dân thường, đề nghị ngừng bắn ngay lập tức

Trước tình hình leo thang căng thẳng ở Sudan, các quan chức Mỹ kêu gọi chấm dứt bạo lực và có các biện pháp cần ...

Sudan: Bất chấp lệnh ngừng bắn, tiếng súng và tiếng nổ vẫn vang lên

Sudan: Bất chấp lệnh ngừng bắn, tiếng súng và tiếng nổ vẫn vang lên

Ngay sau khi lệnh ngừng bắn trong 24 giờ giữa quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự bắt ...

Tình hình Sudan: Mỹ sơ tán nhân viên Đại sứ quán, Thủ tướng Anh họp khẩn

Tình hình Sudan: Mỹ sơ tán nhân viên Đại sứ quán, Thủ tướng Anh họp khẩn

Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận quân đội nước này đã tiến hành sơ tán nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô ...

(theo Reuters, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Đánh bom ở tỉnh biên giới Thái Lan với Malaysia gây nhiều thương vong

Đánh bom ở tỉnh biên giới Thái Lan với Malaysia gây nhiều thương vong

Ít nhất 1 người thiệt mạng và 18 người khác bị thương khi một quả bom phát nổ trước một ngôi nhà thuộc đồn cảnh sát ở miền Nam Thái ...
Nhật Bản thay đổi thiết kế tiền sau 20 năm, sử dụng công nghệ hiện đại đầu tiên trên thế giới

Nhật Bản thay đổi thiết kế tiền sau 20 năm, sử dụng công nghệ hiện đại đầu tiên trên thế giới

Nhật Bản sử dụng công nghệ tiên tiến với hình ảnh ba chiều đầu tiên trên thế giới để tạo hiệu ứng xoay 3D khi thay đổi thiết kế tiền.
Danh sách 5 nhóm nhạc nữ thống trị Kpop nửa đầu năm 2024

Danh sách 5 nhóm nhạc nữ thống trị Kpop nửa đầu năm 2024

5 nhóm nhạc nữ Kpop thống trị nửa đầu năm 2024 nhờ nhiều thành tích đa dạng, trong đó mỗi nhóm đều bán được 1 triệu bản album mới nhất.
XSMN 1/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 1/7/2024. xổ số hôm nay 1/7

XSMN 1/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 1/7/2024. xổ số hôm nay 1/7

XSMN 1/7 - xổ số hôm nay 1/7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/7/2024. SXMN 1/7/2024. KQXSMN thứ 2. kết quả xổ số ngày 1 ...
XSMB 1/7, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 1/7/2024. dự đoán XSMB 1/7

XSMB 1/7, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 1/7/2024. dự đoán XSMB 1/7

XSMB 1/7 - KQXSMB thứ 2. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/7/2024. SXMB 1/7. xổ số hôm nay 1/7. dự đoán XSMB hôm nay. KQSXMB ...
XSMT 1/7, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 1/7/2024. SXMT 1/7/2024

XSMT 1/7, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 1/7/2024. SXMT 1/7/2024

XSMT 1/7 - KQXSMT thứ 2. Trực tiếp cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay - XSMT thứ 2 ngày 1/7/2024. SXMT 1/7/2024. xổ số hôm nay ...
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Phiên bản di động