TIN LIÊN QUAN | |
NSND Lê Khanh: Làm nghệ thuật đừng hời hợt | |
Mang thiên đường đến với tuổi thơ |
Linh hồn của sân khấu
Sân khấu kịch bắt nguồn từ phương Tây và du nhập vào Việt Nam từ hơn 100 năm trước. Các nhà làm kịch chỉ có thể dựng kịch khi trong xã hội xuất hiện những mâu thuẫn để phản ánh và phản biện đời sống xã hội. Từ cái xấu để nhận ra cái đẹp hay từ cái đẹp để loại trừ cái xấu là cách kể chuyện của những người làm sân khấu. Tuy nhiên, đến tận cùng con người vẫn mong muốn đến được với những điều tốt đẹp hơn.
Có thể nói, sự phát triển của tính thời sự trong sân khấu kịch có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của thời cuộc, của đất nước. Thời kỳ tăng trưởng nóng đã qua, bên cạnh những thành tựu bước đầu, chúng ta cũng nhận thấy những điều bất cập đồng thời cũng có những hình tượng đẹp đẽ. Sân khấu đang dần tiệm cận điều đó. Vì vậy, sân khấu kịch không chỉ ca ngợi những cái đẹp, cái tốt một cách đơn thuần mà còn phải chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác - dù điều đó không hề dễ dàng.
Một cảnh trong vở kịch “Lời nói dối cuối cùng” do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng. (Nguồn: Nhà hát Tuổi trẻ). |
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái, sân khấu kịch Việt Nam là kết quả của quá trình tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp từ nền sân khấu Pháp. Bản thân tính hiện đại - tính thời sự chính là linh hồn sân khấu.
Bà cho biết: “Thể loại sân khấu kịch bao giờ cũng vậy, không thể rời xa tính thời sự. Chính vì vậy, nó được công chúng, nhất là công chúng thị thành yêu mến nhất so với các loại hình sân khấu khác như tuồng, chèo… Người viết kịch nắm được điều này nên xã hội diễn ra điều gì đều được phản ánh trong sân khấu kịch. Những người viết kịch luôn thể hiện những vấn đề của đời sống đô thị khiến người xem được soi mình trong đó, được đối thoại, được gợi mở… đến mức có thể thay đổi hành vi, thay đổi cả nhận thức và lối sống. Chính vì vậy, không phải bỗng dưng sân khấu kịch lại thấm đẫm tính thời sự”.
“Dấu mốc” Lưu Quang Vũ
Ông Nguyễn Sĩ Tiến, Trưởng đoàn kịch 2 (Nhà hát Tuổi trẻ) cho rằng, thời kỳ đỉnh cao những tác phẩm sân khấu phản ánh tính thời sự đương đại gắn liền với tên tuổi tác giả Lưu Quang Vũ. Trong những năm gần đây, những tác phẩm của Lưu Quang Vũ được phục dựng nhiều bởi nó luôn mang hơi thở thời đại, tính thời sự. Chẳng hạn như tác phẩm “Lời nói dối cuối cùng” được Lưu Quang Vũ viết năm 1985, bắt đầu dàn dựng cuối năm và công diễn trong năm 1986. Thế hệ vàng của Nhà hát Tuổi trẻ như NSND Lê Khanh, NSƯT Minh Hằng, NSƯT Đức Hải... đã góp phần đưa vở diễn trở thành cơn sốt trong năm 1986 và 1987.
Trong những tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ, tính thời sự được thể hiện bởi tất cả những hình tượng, những câu thoại tác động trực tiếp đến nhận thức của khán giả, để họ thấy được những mặt trái trong xã hội như bệnh thành tích, dối trá bằng cấp, chạy chọt chức quyền làm xói mòn lòng tin trong xã hội.
Dù mượn tích dân gian nhưng các tác phẩm của Lưu Quang Vũ luôn gắn liền với hơi thở đời sống đương đại, thể hiện nhiều vấn đề thời sự bên cạnh việc đào sâu thế giới nội tâm đa sắc màu của con người.
Theo ông Nguyễn Sĩ Tiến, xu hướng này sẽ còn là sự trăn trở của những người làm sân khấu: “Giai đoạn đã qua chúng ta có thể thấy sự đả phá mãnh liệt vào những thói hư tật xấu hay như hình thức mượn cũ nói mới kiểu như “có tích mới dịch nên trò”. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng trong tương lai, bên cạnh việc đả phá đó, sân khấu cũng sẽ có thêm những hình tượng đẹp đẽ mới góp phần làm giàu thêm tính nhân văn cho đời sống đang có nhiều thay đổi”, ông Tiến nói.
Hiện nay, số lượng các vở diễn mang tính thời sự đang chiếm khoảng 70% số vở diễn mà Nhà hát Tuổi Trẻ công diễn mỗi năm. Ngoài việc chọn và dựng lại các vở kịch của Lưu Quang Vũ thì Nhà hát tập trung khai thác các vở của các tác giả như Lê Thu Hạnh, Đinh Tiến Dũng hay Nguyễn Toàn Thắng…
Dù ở thể loại chính kịch hay hài kịch thì những vở diễn mang hơi thở thời cuộc của Nhà hát Tuổi trẻ luôn thu hút sự quan tâm của khán giả. Điều đó được thể hiện không chỉ ở số lượng đông đảo khán giả mà cả ở sự phong phú về đối tượng khán giả đến với rạp.
“Đêm Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh” Nhân kỉ niệm 25 năm ngày mất của cặp vợ chồng nghệ sỹ Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh (1988-2013),đồng thời hưởng ứng hoạt động ... |
Sân khấu kịch hài Tết 2010: Lặng như tờ Mọi năm, sự lựa chọn của các nhà hát vào dịp cuối năm luôn là các vở kịch hài Tết. Và không khí tập luyện ... |
Trong, đục tiếng cười trên sân khấu kịch Sân khấu kịch mang đến tiếng cười cho khán giả là điều cần thiết. Nhưng phải để người xem nhận ra những giá trị đích ... |