TIN LIÊN QUAN | |
Quảng Ninh vươn ra biển lớn | |
"Cần xác định ngay các khu kinh tế trọng điểm VN" |
Báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày cũng như ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, địa phương ven biển cho rằng sau thời gian thực hiện Chiến lược Biển, kinh tế biển, ven biển đã có sự phát triển toàn diện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. |
Đời sống người dân ven biển được nâng lên. Các ngành kinh tế như du lịch và nghỉ dưỡng biển, nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, vận tải biển tăng trưởng. Tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển chuyển biến rõ nét. Công tác bảo vệ môi trường biển ngày càng được quan tâm.
Tuy nhiên, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn, thách thức về biển, hải đảo, nhất là những hạn chế về nhân lực, khoa học công nghệ biển, năng lực quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng trên biển…
Các ý kiến cho rằng, biển là một lợi thế cho phát triển đất nước cũng như 28 địa phương ven biển, nên việc thực hiện đồng bộ chiến lược về biển có ý nghĩa quan trọng.
Phát biểu kết luận cuộc họp, đánh giá cao các ý kiến đóng góp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, đồng thời khắc phục hạn chế, yếu kém trong từng lĩnh vực và có giải pháp kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu đưa nước ta mạnh về biển và làm giàu từ biển.
Tăng cường phát triển đội ngũ chuyên gia về Biển Đông Đây là nhận định của TS. Lê Đình Tĩnh, Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao, trong trao đổi với Báo TG&VN nhân dịp ... |
Trường Sa không xa Lần đầu tiên cùng đoàn kiều bào đi thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1, cũng giống như nhiều thành viên trên con tàu KN-491, ... |
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài gần 5.000 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào ở phía ... |