Tổ hợp Pantsir-S1 của Nga lập kỷ lục bắn hạ sạch mục tiêu tên lửa HIMARS của Mỹ

Văn Đỉnh
Trong một video được lan truyền trên mạng xã hội gần đây, tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Nga lập kỷ lục bắn hạ tên lửa HIMARS của Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổ hợp Pantsir-S1 của Nga lập kỷ lục bắn hạ tên lửa HIMARS của Mỹ
Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1. (Nguồn: Vitaly)

Những video trên mạng cho thấy 12 tên lửa của tổ hợp Pantsir-S1 bắn ra đều đã tìm thấy mục tiêu chính xác.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS có hai bệ phóng, mỗi bệ phóng có 6 quả tên lửa. Như vậy, có thể khẳng định tổ hợp Pantsir-S1 đã đối phó với các cuộc tấn công bằng HIMARS của đối phương đạt hiệu quả 100%.

Công ty phát triển tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 của Nga tiết lộ, hệ thống vũ khí này vừa mới được trang bị phần mềm mới. Nhờ có phần mềm mới này mà thời gian sử lý thông tin về tên lửa của đối phương và thời gian đưa ra quyết định được rút ngắn đi rất nhiều.

Kết quả của sự đổi mới phần mềm được minh chứng rõ ràng qua các hình ảnh được công bố khi toàn bộ 12 tên lửa của 2 bệ phóng của HIMARS đã bị bắn hạ.

Việc bắn hạ mỗi tên lửa thuộc hệ thống HIMARS của Mỹ là không hề đơn giản. Sự phức tạp của mục tiêu này không chỉ nằm ở tốc độ và độ cao của đầu đạn, mà còn nằm ở khả năng cơ động của nó.

Vì vậy, nhiệm vụ của tổ hợp Pantsir-S1 là phải theo dõi sát mục tiêu, không để mục tiêu bay vượt ra ngoài tầm quan sát và quan trọng nhất là phải đuổi kịp được đầu đạn của đối phương.

Tổ hợp Pantsir-S1 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly gần 100 km. Trong khoảng thời gian là 10s, tổ hợp Pantsir-S1 chuyển sang trạng thái tác chiến và có thể khai hỏa ở cự ly 20km.

Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 có thể bắn hạ tất cả các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng, tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV), kể cả những UAV có kích thước cực nhỏ.

Tổ hợp này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm. Với mỗi kíp chiến đấu gồm có 3 người, tổ hợp Pantsir – S1 có thể tự phát hiện đối tượng để tấn công và tự phóng tên lửa. Tuy vậy, tổ hợp phòng không này cũng có thể hoạt động ở chế độ bán tự động, chế độ thủ công.

Ngay từ khi bắt đầu thiết kế, tác giả của vũ khí này cho biết, sau khi trang bị cho quân đội, tổ hợp phòng không Pantsir vẫn có thể được nâng cấp, hiện đại hóa. Theo đó, tổ hợp này vẫn có thể thay đổi kết cấu để có thể tiêu diệt được tất cả các loại mục tiêu.

Với kết cấu module, việc sửa chữa và nâng cấp tổ hợp Pantsir có thể được tiến hành rất đơn giản. Tùy theo nhiệm vụ tác chiến trên chiến trường, tổ hợp Pantsir có thể được bố trí trên xe bánh lốp, trên xe chạy bằng xích, trên chiến hạm hoặc có thể bố trí cố định.

HIMARS của Mỹ có khách hàng mới - láng giềng của Nga

HIMARS của Mỹ có khách hàng mới - láng giềng của Nga

Giới chức Estonia đồng ý mua 6 hệ thống HIMARS của Mỹ với số tiền trên 200 triệu USD và lô hàng đầu tiên dự ...

Đức sẽ đặt tổ hợp tên lửa phòng không Patriot ở Ba Lan hay Ukraine? Mỹ cấm trao đổi dữ liệu này với Nga

Đức sẽ đặt tổ hợp tên lửa phòng không Patriot ở Ba Lan hay Ukraine? Mỹ cấm trao đổi dữ liệu này với Nga

Ngày 6/12, Ba Lan ra thông báo triển khai tổ hợp tên lửa phòng không Patriot với Đức nhằm tăng cường an ninh, trong khi ...

Tên lửa Sarmat của Nga có khả năng vượt mọi hệ thống phòng thủ tên lửa

Tên lửa Sarmat của Nga có khả năng vượt mọi hệ thống phòng thủ tên lửa

Hiện tại không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể chống lại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa loại mới Sarmat ...

Tình hình Ukraine: Mất điện nhiều khu vực, Belarus bắn hạ tên lửa S-300 của Ukraine

Tình hình Ukraine: Mất điện nhiều khu vực, Belarus bắn hạ tên lửa S-300 của Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định các đợt tấn công tên lửa mới của Nga sẽ ‘để lại hậu quả cho nước này và ...

Nga hạ thủy tàu ngầm tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa

Nga hạ thủy tàu ngầm tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa

Vừa qua, tại nhà máy đóng tàu Shevmash của Nga, tàu tuần dương "Hoàng đế Alexander III" - tàu ngầm hạt nhân chiến lược thứ ...

(theo AiF.ru)

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm nay, hơn 45.000 học sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Trong tháng 5, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động