Tọa đàm về tác động của Brexit trong quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới

Tại Toạ đàm chuyên đề “Tác động của việc Anh rời EU trong quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới” ngày 14/7, hiện tượng Brexit được các chuyên gia “mổ xẻ” theo nhiều góc nhìn khác nhau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
toa dam ve tac dong cua brexit trong quan he quoc te va kinh te the gioi Bi quan… hậu Brexit
toa dam ve tac dong cua brexit trong quan he quoc te va kinh te the gioi EU hối thúc tân Thủ tướng Anh khởi động đàm phán Brexit

Vấn đề Brexit được đưa ra phân tích và nhận định bởi các diễn giả “gạo cội” ở cả lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế thế giới như ông Lê Dũng, Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao; TS. Đỗ Sơn Hải, Phó Vụ trưởng, Trưởng Khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Ngoại giao và TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR). Các cán bộ, nhân viên ngoại giao tham dự cuộc tọa đàm đã có dịp hiểu biết hơn về một vấn đề đang nổi lên, tác động tới nhiều khía cạnh trong đời sống quan hệ quốc tế và kinh tế toàn cầu. 

Với những góc nhìn khác nhau, mỗi diễn giả đều đưa ra quan điểm và lập luận trong vai trò của riêng mình khi là một nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu chính trị - quan hệ quốc tế hay một nhà kinh tế học. Từ đó, hiện tượng Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu - EU) được đưa ra “mổ xẻ” theo nhiều góc cạnh.

Việt Nam còn cách xa “con sóng” Brexit

Tại toạ đàm, các diễn giả đều chia sẻ quan điểm về tác động của Brexit tới Việt Nam không nhiều, chủ yếu là gián tiếp và ngắn hạn, do quan hệ thương mại Việt Nam - Anh không lớn cả về lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu, đầu tư, lĩnh vực đầu tư. Cụ thể, xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm chưa tới 3%, nhập khẩu chiếm 0.4% tổng lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Tính tới tháng 6 năm nay, Anh chỉ có 266 dự án với vốn 3,6 tỷ USD vào Việt Nam (chiếm 1,2 % tổng FDI vào Việt Nam).

toa dam ve tac dong cua brexit trong quan he quoc te va kinh te the gioi
Nội dung thú vị và hấp dẫn của Toạ đàm thu hút nhiều cán bộ nhân viên trong ngành Ngoại giao. (Ảnh:  Minh Châu/TGVN)

Theo đó, các quan hệ đối tác giữa Việt Nam với EU và Anh đều ko ảnh hưởng gì do đã có quan hệ đối tác chiến lược với cả hai. Brexit nếu có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam chỉ chủ yếu qua các kênh thị trường ngoại hối và thị trường tài sản. Thậm chí, Brexit có khi còn mở ra cơ hội cho ngoại giao, thương mại Việt Nam vào Anh nhiều hơn. Vì vậy, sẽ là bi quan nếu coi đây là một bước lùi trong toàn cầu hoá như dư luận đang đồn đoán.

Về hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với EU (EVFTA), nếu Brexit xảy ra với tiến trình hoàn tất khoảng 2 năm thì quá trình thực hiện EVFTA đã đàm phán xong. Do vậy, kết quả cũng không có ảnh hưởng nhiều dù có khả năng, Việt Nam phải đàm phán lại với Anh trong một số vấn đề. 

Tác động về vấn đề tài chính và nợ công có khả năng xảy ra nhưng có thể lường trước được. Cụ thể, biến động tỷ giá ảnh hưởng tiêu cực đến nợ công của Việt Nam do nợ công chủ yếu bằng USD, Yen và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu USD, Yen tăng giá hậu Brexit.

EU đang trong giai đoạn khó khăn nhất

Tại tọa đàm, các cán bộ nghiên cứu, ngoại giao đã được các diễn giả giới thiệu tổng quan về hiện tượng Brexit - với những nguyên nhân sâu xa từ lịch sử, thể chế và hiện trạng nước Anh, nhờ vậy hiểu được lý do vì sao xảy ra hiện tượng Brexit.

Trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay của kinh tế thế giới và của EU, khi đảng Bảo thủ lên cầm quyền (từ 2010), xu hướng trên càng tăng lên, số người muốn tách khỏi EU ngày càng lớn, dẫn tới cuộc trưng cầu ý dân về Brexit.

Một nguyên nhân khác đến từ nội bộ nước Anh. Với tư tưởng bảo thủ và thực dụng của người Anh, sự hoài nghi, dè chừng châu Âu ở Anh rất lớn. Người Anh không tham gia đồng tiền chung châu Âu, Schengen,… cũng vì lý do trên. 

Nhìn từ quá trình vận động, có thể thấy bản thân ông Cameron và sự vận động của phe ủng hộ ông không đi tới được những người dân trực tiếp đi bầu trong khi lực lượng đối lập có chiến dịch vận động rất mạnh với nhiều khẩu hiệu: “Tiền người Anh phải cho người Anh”, “giành chính quyền từ tay Brussels”, cảnh báo về vấn nạn nhập cư…

Trong bối cảnh EU đang trong giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử, cùng lúc đối đầu nhiều khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài, qua phân tích của các diễn giả, người nghe thấy rõ những lỗ hổng trong quan hệ nội bộ EU (như áp đặt chính sách, lấn mất chủ quyền), khiếm khuyết trong thể chế (như hành chính, quan liêu, chi phí khổng lồ, bộ máy cồng kềnh, nhiều chính sách xa rời cuộc sống…).

Về việc Anh ở lại EU, theo tranh luận tại Tọa đàm, dù ít khả năng nhưng không phải là nước Anh không có “cửa”. Với những người vẫn mong Anh ở lại, họ có thể hy vọng vào việc Quốc hội Anh không đồng ý thông qua đạo luật Anh ra khỏi EU vì một lý do nào đó như an ninh, lợi ích quốc gia… Hoặc khi 2/3 nghị sỹ thuộc Chính phủ mới yêu cầu, họ vẫn có khả năng phủ quyết Brexit. Như vậy, dù vẫn có khả năng ở lại EU nhưng việc này với nước Anh khá khó khăn, chỉ chiếm khoảng 5% (so với 95% khả năng rời EU), các diễn giả nhận định. 

Ngoài ra, về cơ bản, hiệu ứng domino về việc các nước thành viên cũng theo đó tách khỏi EU có thể không xảy ra như lúc đầu nhiều người lo ngại do các nước thành viên vẫn ủng hộ ở lại.

"Thất bại của đồng Euro" và kịch bản nào cho Anh

Ở góc cạnh kinh tế, TS. Nguyễn Đức Thành đưa ra những đánh giá nhanh về tác động của cuộc trưng cầu dân ý và hiện tượng Brexit tới kinh tế quốc tế.

Ngoài những tác động ngắn hạn, tức thì tới thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường ngoại hối, tài sản,… ông Thành nêu ra những khó khăn mà cả Anh và EU đang gặp phải trong vấn đề đồng tiền chung, nhập cư, thương mại, đầu tư FDI, khu vực công, tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, đồng tiền chung có nguy cơ thất bại do vấn đề hành chính, khó khăn cho các nước tham gia khi thị trường chưa chín muồi, chưa thống nhất. Đây cũng là lý do của việc Anh không muốn gia nhập EU. Vì đồng Euro sẽ khiến cho những nước trong EU rất “liểng xiểng” trong điều hành vĩ mô. Về mặt kinh tế học, ông Thành đánh giá Anh đã rất tỉnh táo do ở ngoài vòng rối ren này.

Bên cạnh đó, thị trường lao động từ Đông sang Tây đều được hưởng lợi. Lao động di cư rẻ khiến Anh, Đức đều hưởng lợi - tuy người Anh cảm thấy bị ảnh hưởng về mặt chính trị. Vấn đề Schengen và thị trường lao động cũng tương tự.

Dòng nhập cư vào Anh ồ ạt gây đảo lộn về xã hội, người Anh bị cạnh tranh. Thực ra, điều này gây ra sự khó chịu về ngắn hạn (người dân bị cạnh tranh khó chịu (công việc, lương,...) nhưng lợi về lâu dài cho nền kinh tế và giá cả hàng hoá khi lao động rẻ được tiếp nhận. Nếu tách ra khỏi EU, lương của người Anh có thể tăng, việc làm tăng, nhưng “sự thích thú ngắn hạn” này sẽ khiến nền kinh tế đi xuống thì rồi họ cũng sẽ mất việc về lâu dài. Đầu tư trực tiếp từ EU vào Anh đang giảm dần. Do là cửa ngõ tiếp nhận FDI vào EU, nếu Brexit, các nước sẽ e ngại hơn khi đầu tư vào Anh.

Về mặt lâu dài, nước Anh là nước có lịch sử và truyền thống tôn trọng nền dân chủ về nguyên tắc, do vậy, khả năng tuân thủ Brexit rất cao. Sẽ có ba kịch bản tương lai cho Anh là: Kịch bản Na Uy (tham dự vào Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA), vẫn có thị trường thống nhất với EU thì thương mại không bị tác động nhiều) vấp phải khó khăn về động thái EU “dỗi”, muốn Anh ra sớm; Kịch bản Thuỵ sỹ (nước Anh không thuộc EEA nhưng vẫn đàm phán các hiệp định song phương với các đối tác EU) có thể ảnh hưởng đến thương mại hai bên; Và, kịch bản WTO (thất bại trong mọi FTA với EU, chỉ được áp dụng MFN trong WTO. Tuy nhiên, Anh vẫn có cơ hội đàm phán riêng với các nước).

Về mặt kinh tế, tác động của Brexit tới đầu tư trực tiếp nước ngoài của Anh không lớn. Thậm chí, việc mất vị thế trung tâm tài chính của Anh không chỉ anh hưởng tới nước này mà còn ảnh hưởng tới EU nhiều hơn do hành chính của EU đã mặc định ngôn ngữ là tiếng Anh.

"Quyết định sai lầm"

Các đại biểu tham dự Tọa đàm khá thích thú với ví von của Tiến sỹ Đỗ Sơn Hải khi ông nói về bàn luận Brexit giống như “làm đám ma cho người đang sống, xác còn ở lại, linh hồn đã về với Chúa”.

Thực vậy, bàn sâu về nước Anh là liều lĩnh ở thời điểm hiện tại vì chưa có điều gì chắc chắn để kết luận. Anh là nước dân chủ, trọng thương. Nước Anh ra đi sẽ để lại lỗ hổng lớn trong EU. Đó là chưa kể, Anh là 1 trong 5 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nên vai trò nước này rất lớn. 

Dư luận thế giới và các nhà nghiên cứu đều có chung một câu hỏi liệu Brexit có tạo thành hiệu ứng domino toàn cầu hay không? Phải chăng Anh đã tạo ra tiền lệ trưng cầu ý dân để thể hiện nhu cầu chính trị? Những gì diễn ra tiếp theo sẽ trở thành một dư chấn rất lớn đối với Anh và cả thế giới. Và, "EU có còn là EU không?" Các nước hội nhập để làm gì khi chủ quyền bị bào mòn? Liên kết để làm gì khi thành tựu kinh tế chưa rõ ràng, có khi lợi ích chỉ thuộc về các nước giàu, các nước yếu thế luôn dò xét, cân nhắc khi muốn tham gia vào một thực thể nào đó?

Nhìn chung, mọi chuyện vẫn tiếp tục diễn ra nhưng thực sự không có gì đáng sợ. Tuy nhiên, không thể nói rằng, Brexit là một hiện tượng của đổi mới sáng tạo.

Kết thúc buổi Toạ đàm hấp dẫn, cả khán giả và các diễn giả đều cho rằng, vấn đề Brexit là đề tài rất đáng quan tâm và những gì thu được từ buổi tọa đàm là một nguồn kiến thức quý phục vụ cho công tác nghiên cứu đối ngoại.

toa dam ve tac dong cua brexit trong quan he quoc te va kinh te the gioi Bà Theresa May kêu gọi đất nước đoàn kết để đưa Anh rời EU

Ngày 11/7, bà May đưa ra tuyên bố trên sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành người đứng đầu đảng Bảo thủ ...

toa dam ve tac dong cua brexit trong quan he quoc te va kinh te the gioi Tổng thống Mỹ đưa ra quan điểm về Brexit

"Không ai có lợi trong các cuộc thương lượng bị kéo dài và đối đầu", ông Obama nhấn mạnh.

toa dam ve tac dong cua brexit trong quan he quoc te va kinh te the gioi Ấn Độ, Anh thăm dò khả năng ký FTA sau Brexit

Thông tin được Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết hôm 8/7.

Hạ Nhi

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động