Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ Toạ đàm về vai trò của Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc (ILC) trong pháp điển và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế. (Ảnh: Anh Sơn) |
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, vai trò của luật pháp quốc tế trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và vai trò của ILC trong việc pháp điển và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế.
Từ năm 2017 đến nay, ILC có sự tham gia, đóng góp của chuyên gia pháp lý Việt Nam là Đại sứ Nguyễn Hồng Thao.
Sự tham gia của thành viên Việt Nam trong ILC thể hiện chủ trương của Việt Nam về đẩy mạnh và nâng tầm ngoại giao đa phương, chủ động, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thế chế đa phương minh bạch, công bằng và dân chủ.
Trong khuôn khổ Tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao có bài tham luận về vai trò của ILC trong pháp điển và phát triển tiến bộ của luật pháp quốc tế, giai đoạn 2017-2022 và những đóng góp của thành viên Việt Nam trong ILC.
Tham dự và phát biểu tại Tọa đàm còn có Tiến sỹ Ki-Gab Park (Hàn Quốc), nguyên thành viên ILC, nhiệm kỳ 2012-2017, 2017-2022, hiện là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Đại học Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
Tiến sỹ Ki-Gab Park (Hàn Quốc) trao đổi tại Toạ đàm. (Ảnh: Anh Sơn) |
Giáo sư Park đã chia sẻ về các trường phái luật của các nước châu Á, châu Âu thể hiện trong thảo luận các chủ đề tại ILC.
Tại Tọa đàm, các đại biểu cũng nghe các chuyên gia pháp lý trong nước trình bày nhiều bài nghiên cứu về các chủ đề luật pháp quốc tế đang được quan tâm như vấn đề thừa kế trách nhiệm quốc gia, mực nước biển dâng, bảo vệ môi trường và nguồn của luật quốc tế.
Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia pháp lý tại các bộ, ngành, các trường đại học và các viện nghiên cứu. Các đại biểu tham dự hội nghị đã sôi nổi thảo luận về các chủ đề luật pháp quốc tế.
Phát biểu bế mạc Tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hoàng Anh, Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam đánh giá cao các bài tham luận của các diễn giả cũng như các ý kiến đóng góp của các đại biểu dự Tọa đàm.
Tọa đàm sẽ góp phần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu luật pháp quốc tế tại các trường, các viện nghiên cứu cũng như thực hành luật pháp quốc tế tại Việt Nam, góp phần pháp điển và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế.
Toàn cảnh Toạ đàm về vai trò của Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc (ILC) trong pháp điển và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế. (Ảnh: Anh Sơn) |
Tọa đàm đã thành công tốt đẹp, là cơ hội để các chuyên gia pháp lý của Việt Nam và quốc tế trao đổi về các chủ đề luật pháp quốc tế, đặc biệt những chủ đề đã và được thảo luận trong ILC.
Tọa đàm cũng thúc đẩy hơn nữa việc kết nối giữa các chuyên gia pháp lý trong nước và quốc tế, thúc đẩy các nghiên cứu về luật pháp quốc tế tại Việt Nam, qua đó nâng cao hơn nữa đóng góp của thành viên Việt Nam trong ILC trong thời gian tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Hàn Quốc, bàn về các biện pháp răn đe mở rộng trước Triều Tiên Ngày 30/1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đến Seoul để hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Lee Jong-sup về các ... |
Pháp tiếp tục quan ngại về Đạo luật giảm lạm phát của Mỹ Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ‘minh bạch’ trong việc trợ cấp và ... |
Việt Nam nêu bật tầm quan trọng của việc tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế Ngày 21/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, phiên họp định kỳ hằng năm của Ủy ban đặc biệt ... |
Biển Đông: Đức nêu cao luật pháp quốc tế, Australia tiếp nối Mỹ muốn chung hành động với Philippines Mới đây, các quan chức Đức và Australia đã lên tiếng về tình hình Biển Đông sau sự cố liên quan tia laser cấp độ ... |
Biển Đông: Mỹ tuyên bố ủng hộ COC ràng buộc về pháp lý, nói yêu sách phải dựa trên luật pháp quốc tế Mỹ mới đây khẳng định ủng hộ ASEAN và Trung Quốc đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mang tính ràng ... |