Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Hội nghị tổng kết Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Ngoại giao năm 2022, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2023. (Ảnh: Anh Sơn) |
Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Ngoại giao, lãnh đạo các đơn vị có liên quan của Bộ Ngoại giao.
Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Cục Cơ Yếu - Công nghệ Thông tin cho biết thời gian vừa qua, công tác chuyển đổi số của Bộ luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ.
Đặc biệt, về thể chế, Bộ đã ban hành các kế hoạch liên quan đến công tác chuyển đổi số như “Kế hoạch chuyển đổi số tại Bộ Ngoại giao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”…
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao đã ban hành các quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng của Bộ, tổ chức nhiều Tọa đàm về nâng cao nhận thức và giải pháp phục vụ công tác chuyển đổi số của Bộ, và lồng ghép nhiều nội dung về chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số tại các khuôn khổ hợp tác đa phương, đồng thời đảm bảo an toàn an ninh hạ tầng số.
Phó Chánh Văn phòng Bộ Đỗ Hoàng Linh nhấn mạnh, điểm nhấn trong công tác chuyển đổi số của Bộ Ngoại giao trong năm 2022 là đã nâng cao được nhận thức và ý thức của cán bộ; cho rằng, thời gian tới cần sớm thúc đẩy chuyển những tư duy, nhận thức nêu trên thành các hành động cụ thể, xem chuyển đổi số là nhiệm vụ sống còn, không chỉ là công việc của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị mà là nhiệm vụ chính trị của Bộ.
Trong năm 2023, Phó Chánh Văn phòng nhấn mạnh, cần tập trung nghiên cứu, đầu tư ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo của Bộ Ngoại giao, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong triển khai ngoại giao số, ngoại giao công chúng để lắng nghe, tương tác hơn với người dân, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm trong nước và quốc tế về xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống, ứng dụng chuyển đổi số.
Về xây dựng văn hóa số, ông Linh cũng nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng của quá trình chuyển đổi số, với yếu tố quyết định là sự quyết tâm và gương mẫu của lãnh đạo các cấp trong việc đi đầu ứng dụng công nghệ song song với việc xây dựng quy chế, quy trình và chế tài hiệu quả.
Ngoài ra, đại diện các đơn vị như Vụ Chính sách Đối ngoại, Cục Lãnh sự, Vụ Tổ chức Cán bộ, Cục Quản trị Tài vụ, Cục Lễ tân Nhà nước, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Văn phòng Đảng ủy - Đoàn thể, Cục Cơ yếu - Công nghệ Thông tin, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Châu Mỹ, Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương…. đã báo cáo về việc triển khai các nhiệm vụ liên quan tới ngoại giao số và chuyển đổi số của đơn vị trong năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023.
Các đơn vị thống nhất cho rằng cần quyết liệt triển khai các nội dung như ngoại giao số; chữ ký số; xây dựng, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai chuyển đổi số, bao gồm khung cấu trúc dữ liệu số; và bảo đảm an toàn an ninh mạng, lập thêm các đầu mối CNTT tại các đơn vị theo chủ đề liên quan…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hoan nghênh tinh thần quyết tâm và nỗ lực của các đơn vị trong việc thúc đẩy chuyển đổi số của Bộ Ngoại giao; khẳng định Ban cán sự đảng và Lãnh đạo Bộ luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyển đổi số của Bộ, song đề nghị các đơn vị cần nỗ lực hơn nữa.
Thứ trưởng cho rằng công tác chuyển đổi số của Bộ có bước chuyển, ý kiến của các đơn vị tại Hội nghị đã thể hiện rõ sự quyết tâm và sự bắt tay vào cuộc. Các kế hoạch, nhiệm vụ đề ra trong năm 2022 đã cơ bản được thực hiện, tuy nhiên thực tế là kết quả vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng.
Vì vậy, trong thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị cần tiếp tục tăng cường tư duy, nhận thức về chuyển đổi số, đẩy mạnh công tác tuyên truyền kết hợp cùng công tác thanh, kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của từng đơn vị.
Thứ trưởng nhấn mạnh cần tích cực, bám sát triển khai các nhiệm vụ năm 2023 của Ban Chỉ đạo chuyển đối số quốc gia, trong đó có việc tích cực hưởng ứng triển khai chủ đề năm 2023 về “dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”.
Đối với dịch vụ công trực tuyến của Bộ, Thứ trưởng nhấn mạnh phải bám sát thực hiện theo kế hoạch đề ra và các yêu cầu của Chính phủ về cấp độ của dịch vụ công; và đề nghị các đơn vị cần ưu tiên cao, tiếp tục đưa các dịch vụ công còn lại của Bộ lên cấp độ 3, cấp độ 4.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng chỉ đạo các dự án đầu tư công đã đăng ký phải quyết tâm hoàn thành, đảm bảo tiến độ đề ra; nghiên cứu xây dựng triển khai hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của Bộ, đồng thời tiếp tục phát huy tinh thần chủ động trong công việc để tạo bước chuyển mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số của Bộ thời gian tới.
| Tọa đàm về giải pháp chuyển đổi số cho Bộ Ngoại giao với Tập đoàn Viettel Triển khai chương trình công tác của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Bộ Ngoại giao, ngày 29/11, Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Viettel ... |
| Năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết tâm tạo ra sự thay đổi cơ bản về dữ liệu Việt Nam nhằm thúc đẩy ... |
| Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, chuyển đổi số giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, ... |
| Chuyển đổi số là chìa khóa đưa thông tin đối ngoại ra toàn cầu Theo Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ TT&TT) Phạm Anh Tuấn, chuyển đổi số chính là chìa khóa để thông tin tích cực ... |
| Thanh niên hành động thực hiện chuyển đổi số Quốc gia Công cuộc chuyển đổi số quốc gia là việc cần, việc khó mà đoàn viên, thanh niên phải là lực lượng xung phong đi đầu. |
| Năm 2022, ngành bán lẻ phục hồi ấn tượng, xu hướng đa kênh 'lên ngôi' Kết quả khảo sát trên 15.000 nhà bán lẻ là khách hàng của Nền tảng quản lý và bán hàng Sapo cho thấy, tình hình ... |