Nhỏ Bình thường Lớn

Tổng thống Nga: Khủng hoảng năng lượng là tại châu Âu, muốn giải quyết, họ chỉ cần bật vòi khí đốt là xong

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, ông không liên quan gì đến cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, nhưng ông “biết lý do” dẫn đến tình trạng khó khăn hiện nay của họ.
Tổng thống Nga: Muốn hết khủng hoảng năng lượng, châu Âu chỉ cần bật vòi khí đốt là xong. (nguồn: Reuters)
Tổng thống Nga tuyên bố, ông và chiến dịch quân sự tại Ukraine không liên quan cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành ở châu Âu. Trong ảnh: Ông Putin tham dự phiên họp toàn thể của Diễn đàn quốc tế Tuần lễ Năng lượng Nga tại Moscow, ngày 12/10. (nguồn: Sputnik)

Tổng thống Nga Putin hôm thứ Tư (12/10) tuyên bố, ông và chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine không liên quan gì đến cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành ở châu Âu, khi các quốc gia phương Tây đang ráo riết chuẩn bị cho một mùa Đông lạnh giá.

Ông Putin biết nguyên nhân cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu?

"Quả bóng đang ở phía Liên minh châu Âu (EU). Nếu họ muốn, họ có thể bật vòi và thế là xong", Tổng thống Putin đã nói như vậy khi đề cập hệ thống Đường ống Dòng chảy Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) trong một diễn đàn quốc tế tại "Tuần lễ Năng lượng Nga" (12-14/10).

“Chúng tôi không hạn chế bất kỳ ai hay bất cứ điều gì và sẵn sàng cung cấp thêm khối lượng khí đốt vào mùa Thu và cả mùa Đông", ông nói thêm.

Động thái mới nhất của Tổng thống Putin là tuyên bố Nga sẽ chuyển hướng cung cấp khí đốt tự nhiên cho các đường ống Nord Stream, vừa bị sự cố, đến Biển Đen và thành lập một trung tâm khí đốt châu Âu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bình luận của ông Putin được đưa ra khi châu Âu đang phải vật lộn tìm cách phân bổ nhu cầu năng lượng liên tục trong những tháng mùa Đông vì nguồn cung cấp năng lượng trở nên quá “mong manh”, kể từ khi chiến dịch quân sự của Nga triển khai tại Ukraine gần 8 tháng trước.

Hiện tại, EU không chỉ cam kết cắt giảm 90% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào cuối năm để phản đối chiến dịch quân sự của Moscow. Các quốc gia EU cũng đang tìm cách thực hiện giới hạn giá trần đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga, nhằm khuyến khích các quốc gia châu Âu hạn chế thấp hơn nữa mức tiêu thụ dầu Nga.

Trong khi đó, Moscow bị cáo buộc thường xuyên cắt nguồn cung cấp khí đốt tới các quốc gia châu Âu, dưới chiêu bài các vấn đề liên quan cơ khí và kỹ thuật, làm ảnh hưởng tới kho năng lượng dự trữ của các thành viên EU.

Mới đây, Kiev cũng tuyên bố phải ngừng xuất khẩu điện vào đầu tuần này sau khi Nga phóng khoảng 85 tên lửa trên khắp Ukraine, nhằm vào cơ sở hạ tầng điện của nước này.

Tin liên quan
Khủng hoảng năng lượng đang sắp xếp lại thứ hạng mới ở châu Âu? Khủng hoảng năng lượng đang sắp xếp lại thứ hạng mới ở châu Âu?

Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa dừng tại đây, khi mối lo ngại về giá khí đốt tiếp tục bị đẩy cao hơn sau khi các quốc gia thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày.

Theo giới phân tích, động thái này sẽ khôi phục thị trường dầu mỏ cho các quốc gia như Saudi Arabia, UAE và Nga, nhưng dự kiến sẽ khiến giá dầu tăng lên vào tháng 11 khi lượng dự trữ giảm dần.

Bình luận về tình trạng khủng hoảng năng lượng tại châu Âu, Tổng thống Nga Putin chỉ ra rằng, chi phí năng lượng cao và lượng dự trữ thấp là do phương Tây quyết tâm cắt giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia sản xuất dầu và tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh hơn.

"Chúng tôi đã nói nhiều lần, kể cả tại diễn đàn Tuần lễ Năng lượng Nga, về nguyên nhân và bản chất của cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên thị trường châu Âu, bao gồm cả sự nhiệt tình quá mức của họ đối với các nguồn năng lượng tái tạo", ông Putin nói.

Người đứng đầu Điện Kremlin phân tích, ông ủng hộ việc "khám phá" các nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều và hydro nhưng hiện tại người tiêu dùng chưa sẵn sàng. “Chúng ta còn cần phải tính đến khối lượng tiêu thụ hiện tại, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu về nguồn năng lượng và mức độ phát triển công nghệ".

Tổng thống Nga đã đặt câu hỏi về sự "nhiệt tình" của các nhà lãnh đạo phương Tây để xoa dịu "các chính sách đối nội theo chủ nghĩa dân túy". "Nào, ai làm điều đó? Đấy là những gì họ đã làm - và thực tế là kết quả", ông nói thêm.

Giải pháp "kích giá dầu tăng mạnh hơn, gây thêm vấn đề về nguồn cung"?

Trong khi đó, bình luận về cuộc khủng hoảng năng lượng, trang mạng German-foreign-policy.com về chính sách đối ngoại của Đức mới đây thẳng thắn nhận định, kế hoạch của EU nhằm giới hạn giá dầu của Nga đang đe dọa kích hoạt việc giá dầu tăng mạnh hơn và thậm chí có thể gây ra các vấn đề về nguồn cung.

Những tháng gần đây, trong các ngành công nghiệp tại châu Âu đã xuất hiện nhiều ý kiến hoài nghi rằng liệu quy định về giới hạn giá dầu của Nga do EU và G7 áp đặt có hiệu quả như mong muốn hay không; liệu quy định này có gây thiệt hại cho phương Tây nhiều hơn cho Nga không?

Trong thực tế, tình hình rất phức tạp. Cho đến nay, không có quốc gia nào ngoài EU và G7 đồng ý áp đặt mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga. Moscow tuyên bố rõ ràng, sẽ không chấp nhận quy định này và sẽ không bán dầu cho các quốc gia tìm cách thực thi hoặc tuân thủ kế hoạch này.

Theo số liệu gần đây nhất, Nga đã xuất khẩu khoảng 1,15 triệu thùng dầu mỗi ngày từ khu vực Viễn Đông sang các nước châu Á, trong đó chủ yếu là sang Trung Quốc và Ấn Độ. Khối lượng dầu này chủ yếu được vận chuyển bởi đội tàu của Nga và các nước châu Á, vốn không bị ảnh hưởng bởi giới hạn giá trần của EU. Ngoài ra, Nga cũng xuất khẩu khoảng 4,45 triệu thùng mỗi ngày từ các cảng ở Bắc Cực, trên biển Baltic hoặc biển Đen, với đội tàu vận chuyển chủ yếu từ các quốc gia EU.

Theo quy định của EU, nếu Moscow không tuân thủ giới hạn giá dầu, khối lượng dầu này sẽ không còn được tiếp tục chuyên chở bằng các tàu chở dầu của EU. Điều này có nghĩa là thị trường thế giới sẽ thiếu đi một lượng lớn dầu từ Nga. Khi đó, giá dầu mỏ sẽ tăng rất nhanh và rất có thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Ngoài dầu thô, dầu diesel thành phẩm cũng là một vấn đề vì Nga là quốc gia xuất khẩu khối lượng dầu diesel rất lớn. Các chuyên gia trong ngành dầu mỏ cảnh báo, EU không có giải pháp thay thế thực sự hữu hiệu nào đối với dầu diesel của Nga và sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung.

Nếu Nga từ chối chấp nhận giới hạn giá dầu của EU, một lựa chọn thay thế đó là việc nước này sẽ tìm kiếm đội tàu chở dầu và các dịch vụ kèm theo từ các quốc gia khác ngoài EU và thậm chí cả trong EU.

Điều này không dễ dàng nhưng vẫn có thể thực hiện được một phần. Ví dụ, tàu chở dầu của EU có thể đổi sang cờ khác không phải cờ các nước EU và vẫn chở dầu của Nga. Điều này đã xảy ra trong thực tế tại CH Cyprus. EU đang cố gắng bịt lỗ hổng này và cấm tất cả các tàu chở dầu của EU thay cờ không phải cờ EU.

Giới công nghiệp cho rằng, các biện pháp trừng phạt của EU chưa chắc đã mang lại kết quả tốt. Các chủ tàu cũng như công ty bảo hiểm tàu biển từ các nước EU và Vương quốc Anh đã đưa ra cảnh báo rằng, mức trần giá dầu mà EU áp đặt sẽ tạo động lực cho các quốc gia không thuộc phương Tây xây dựng đội tàu chở dầu mới và thiết lập cung cấp dịch vụ tài chính, bảo hiểm cho ngành vận tải biển.

Điều này sẽ làm giảm vị trí thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp phương Tây. Sự cạnh tranh mới từ Nga và châu Á nảy sinh từ mức trần giá dầu do EU áp đặt, sẽ gây ra hậu quả lớn đè nặng lên các doanh nghiệp EU trong thời gian dài.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/10: Tỷ giá USD, Euro, Yen Nhật, Bảng Anh...Lạm phát tại Mỹ ‘nóng’ hơn dự kiến, đồng bạc xanh đảo chiều giảm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/10: Tỷ giá USD, Euro, Yen Nhật, Bảng Anh...Lạm phát tại Mỹ ‘nóng’ hơn dự kiến, đồng bạc xanh đảo chiều giảm

Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/10, tỷ giá USD, Euro, CAD, Bảng Anh, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái... Lạm phát tại ...

Giá tiêu hôm nay 14/10, thị trường tụt dốc, bị ‘dìm giá’, nỗi lo gây hệ lụy nguy hiểm đến ngành hồ tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay 14/10, thị trường tụt dốc, bị ‘dìm giá’, nỗi lo gây hệ lụy nguy hiểm đến ngành hồ tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định tại một số địa phương, giao dịch từ 60.000 - 62.500 đ/kg.

Giá cà phê hôm nay 14/10: Giá robusta có thể gặp kịch bản xấu, arabica còn xấu hơn; Cà phê Việt lập kỷ lục mới

Giá cà phê hôm nay 14/10: Giá robusta có thể gặp kịch bản xấu, arabica còn xấu hơn; Cà phê Việt lập kỷ lục mới

Đồng USD liên tục tăng giá khi giới đầu tư tìm nơi trú ẩn vì quan ngại 1 viễn cảnh suy thoái toàn cầu do ...

Giá vàng hôm nay 14/10: Giá vàng lại gặp 'sóng gió', thất thế trước USD, khó gom đủ động lực để đảo chiều?

Giá vàng hôm nay 14/10: Giá vàng lại gặp 'sóng gió', thất thế trước USD, khó gom đủ động lực để đảo chiều?

Giá vàng hôm nay 14/10 giảm mạnh khi CPI của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 9. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay giá ...

(theo Foxbusiness)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc