TIN LIÊN QUAN | |
Nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện Nga - Ukraine | |
Nga: Ukraine chuẩn bị vụ khiêu khích vũ khí hóa học tại miền Đông |
Bên cạnh đó, ông Peskov cũng cho rằng, vụ đụng đột không cần một cuộc hội đàm trực tiếp giữa Tổng thống hai nước bởi lực lượng biên phòng Nga đã "dẹp yên những đối tượng vi phạm lãnh thổ Nga".
Ông Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vài ngày tới sẽ đưa ra lập trường chính thức về vụ đụng độ trên eo biển Kerch. Theo Người Phát ngôn này, cần đánh giá đúng đắn những hành động "khiêu khích" nguy hiểm như vậy.
Liên quan đến vụ đụng độ giữa tàu chiến hai nước trên eo biển Kerch, Giám đốc Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) Vacily Grisak xác nhận thông tin Nga đưa ra về sự có mặt của 2 nhân viên phản gián của SBU trên một trong các tàu chiến của Hải quân Ukraine bị Nga bắt giữ.
Tiếp tục phản ứng của các nước về vụ đụng độ giữa Nga và Ukraine trên eo biển Kerch, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen ngày 27/11 tuyên bố, Nga và Ukraine cần hạ nhiệt căng thẳng trên biển Azov. Quan chức này cũng kêu gọi trả tự do cho các tàu và thủy thủ đoàn bị bắt giữ.
Các nước lên tiếng kêu gọi Nga - Ukraine nỗ lực giảm căng thẳng. (Nguồn: TASS) |
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đề nghị Nga và Ukraine tìm kiếm giải pháp trong khuôn khổ bộ tứ Normandy (Nga,Ukraine, Đức, Pháp). Ông cho rằng, châu Âu cần nỗ lực để giảm căng thẳng và không để xuất hiện một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn đối với an ninh châu Âu.
Trước đó ngày 26/11 tại Berlin đã diễn ra cuộc gặp cấp chuyên gia trong nhóm bộ tứ Normandy về vụ đụng độ trên eo biển Kerch.
Ngày 27/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan bày tỏ muốn thấy hòa bình trên Biển Đen, kêu gọi Nga và Ukraine giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl tuyên bố tình hình trên eo biển Kerch cần giải quyết thông qua đàm phán. Phương Tây cần tìm cơ hội đối thoại với Nga, như trong khuôn khổ Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE).
Trong khi đó, Nhật Bản bày tỏ quan ngại cũng như cho biết đang theo dõi chặt chẽ tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine, kêu gọi các bên kiềm chế và giảm căng thẳng.
Về phía Liên hợp quốc, Tổng thư ký Antonio Guterres trong một tuyên bố đã kêu gọi hai bên “ngay lập tức có những động thái nhằm giải quyết ổn thỏa vụ việc, giảm căng thẳng bằng mọi biện pháp hòa bình và tuân thủ Hiến chương LHQ”.
Ông Guterres nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng “mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan” theo luật pháp quốc tế. Tổng thư ký LHQ cũng khẳng định chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine phải được tôn trọng đầy đủ.
Nga: Ukraine chuẩn bị vụ khiêu khích vũ khí hóa học tại miền Đông Ngày 26/11, Đại diện thường trực Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Aleksandr Lukashevich bày tỏ lo ngại việc ... |
"Ukraine không cần mối quan hệ với Nga" Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin tuyên bố rằng, nước này không cần có quan hệ ngoại giao với Nga, nhưng Kiev vẫn chưa sẵn sàng ... |
Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine Ngày 26/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert ra tuyên bố cho biết, Ngoại trưởng Mike Pompeo tái khẳng định sự ủng ... |