Tổng thống Putin: Tuyên bố quyền đáp trả nếu phương Tây để bị cuốn vào xung đột, bênh vực ông Trump, thái độ đáng chú ý với Hàn Quốc

Bảo Minh
Ngày 5/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc gặp với những người đứng đầu các cơ quan truyền thông nước này và quốc tế bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, kéo dài hơn 3 giờ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Putin 'trải lòng': Tuyên bố quyền đáp trả nếu phương Tây để bị 'cuốn' vào xung đột, bênh vực ông Trump, thái độ đáng chú ý với Hàn Quốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với lãnh đạo các cơ quan truyền thông lớn ngày 5/6. (Nguồn: TASS)

Đây là cuộc gặp thường niên được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg. Tuy nhiên, đây là cuộc gặp đầu tiên theo hình thức này kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022.

Tin liên quan
Tin thế giới 4/6: Dứt một ràng buộc, Hàn Quốc tuyên bố hành động gần biên giới Triều Tiên, Iran dọa trả đũa IAEA, Ngoại trưởng Cuba thăm Trung Quốc Tin thế giới 4/6: Dứt một ràng buộc, Hàn Quốc tuyên bố hành động gần biên giới Triều Tiên, Iran dọa trả đũa IAEA, Ngoại trưởng Cuba thăm Trung Quốc

Trong cuộc gặp, nhà lãnh đạo đã trả lời nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, tình hình Ukraine và các vấn đề khu vực.

Về vấn đề Ukraine, Tổng thống Putin cho biết, nếu Nga nhận thấy các nước phương Tây bị lôi kéo vào cuộc xung đột chống lại Moscow thì đó là hành động tham gia trực tiếp và đất quốc gia của ông có quyền hành động đáp trả, song cảnh báo, "điều này sẽ dẫn đến những vấn đề rất nghiêm trọng".

Khẳng định Nga luôn sẵn sàng đàm phán nhưng đây phải là mong muốn chung của các bên mới có thể thực hiện được, nhà lãnh đạo hy vọng Moscow và phương Tây cũng như các nước khác trên thế giới nói chung sẽ dần tiến tới hòa bình thay vì leo thang không ngừng.

Theo ông Putin, Nga không có tham vọng đế quốc, đồng thời bác bỏ thông tin rằng Moscow có kế hoạch tấn công Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đối với các biện pháp trừng phạt Nga, ông chủ Điện Kremlin cho rằng, phương Tây đã lên kế hoạch làm suy yếu nền kinh tế nước này trong thời gian từ 3-6 tháng nhưng điều này không thực hiện được, trong khi Moscow đã đạt mục tiêu lọt vào Top 4 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Nga sẽ duy trì tốc độ phát triển và bắt đầu tự sản xuất mọi thứ nước này cần và "đó chỉ là vấn đề thời gian".

Với Mỹ, Nga sẽ không thay đổi gì trong quan hệ song phương bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.

Nhà lãnh đạo cũng chỉ trích rằng, phán quyết của Tòa án Tối cao Manhattan đối với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump "đơn giản là hành vi lợi dụng hệ thống tư pháp” để phục vụ “cuộc đấu tranh chính trị nội bộ”.

Với Italy, Tổng thống Nga hy vọng sẽ nhanh chóng khôi phục mối quan hệ giữa hai nước sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine kết thúc.

Ông nói rõ: “Chúng tôi rất hy vọng rằng cuối cùng, có lẽ sau khi tình hình Ukraine được giải quyết bằng cách nào đó, chúng tôi sẽ có thể khôi phục quan hệ với Italy và thậm chí có thể nhanh hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác".

Theo ông Putin, quan điểm của chính phủ Italy "bị hạn chế hơn so với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác”."

Tương tự, đối với Hàn Quốc, đồng minh châu Đông Bắc Á của Mỹ, Tổng thống Putin nhận định: "Chúng tôi không thấy bất kỳ lập trường bài Nga nào khi làm việc với chính phủ ở Seoul. Không có bất kỳ nguồn cung cấp vũ khí nào cho khu vực xung đột. Chúng tôi đánh giá cao điều đó".

Nhà lãnh đạo kỳ vọng mối quan hệ với Seoul sẽ được duy trì, ít nhất một phần, để khôi phục trở lại chiều sâu như trước trong tương lai.

Bình luận này thu hút sự chú ý vì ông Putin đã thể hiện thái độ tích cực với Hàn Quốc và công khai nói về khả năng cải thiện quan hệ với quốc gia Đông Bắc Á, sau sự lạnh nhạt kể từ khi Seoul tham gia động thái do Mỹ dẫn đầu nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Moscow vì xung đột ở Ukraine.

Về vấn đề Triều Tiên, ông Putin tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, đối với một đồng minh Đông Bắc Á khác của Mỹ là Nhật Bản, nhà lãnh đạo không dành bình luận tích cực khi nói rằng, đối thoại Nga-Nhật sẽ có thể diễn ra sau khi Tokyo thay đổi lập trường về Ukraine.

Ông Putin nói: “Hiện không có điều kiện nào để tiếp tục đối thoại giữa Nga và Nhật Bản về hiệp ước hòa bình. Chúng tôi không từ chối nối lại, nhưng chỉ khi các điều kiện cần thiết được tạo ra và trước hết là từ phía Nhật Bản”.

Theo ông, Nga, khác Nhật Bản, không làm làm phức tạp cuộc đối thoại song phương và lưu ý “sự tham gia của Tokyo vào cuộc khủng hoảng Ukraine”.

Về cuộc xung đột Israel-Palestine, Tổng thống Putin cho rằng, các bên liên quan ở Trung Đông nên đóng vai trò quyết định và Nga có thể đóng góp vào nỗ lực giải quyết vấn đề này.

Tin thế giới 5/6: Chiến sự đang 'nóng', Ukraine hành động lớn ở thủ đô; Israel dọa hành động mạnh; chiến thắng nhọc nhằn của Thủ tướng Ấn Độ Modi

Tin thế giới 5/6: Chiến sự đang 'nóng', Ukraine hành động lớn ở thủ đô; Israel dọa hành động mạnh; chiến thắng nhọc nhằn của Thủ tướng Ấn Độ Modi

Kết quả bầu cử Ấn Độ, xung đột Nga-Ukraine và Dải Gaza, tranh luận trực tiếp trong cuộc bầu cử Anh, tình hình Bán đảo ...

Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí 225 triệu USD cho Ukraine

Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí 225 triệu USD cho Ukraine

Một số nguồn tin ngày 5/6 tiết lộ Nhà Trắng sẽ công bố gói viện trợ vũ khí mới trị giá 225 triệu USD dành ...

Thủ tướng Slovakia xuất hiện, khẳng định nguyên nhân bị ám sát là do quan điểm khác biệt về Ukraine

Thủ tướng Slovakia xuất hiện, khẳng định nguyên nhân bị ám sát là do quan điểm khác biệt về Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 5/6 cho rằng ông bị ám sát vì có quan điểm về Ukraine đi ngược với xu hướng chính ...

Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán gia nhập EU

Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán gia nhập EU

Ngày 5/6, Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Czech Martin Dvorak khởi xướng lá thư chung kêu gọi Bỉ trên cương vị Chủ ...

Trường học ở Gaza bị tấn công khiến ít nhất 30 người thiệt mạng, quân đội Israel ra tuyên bố

Trường học ở Gaza bị tấn công khiến ít nhất 30 người thiệt mạng, quân đội Israel ra tuyên bố

Ngày 6/6, quân đội Israel tuyên bố đã tiến hành một cuộc không kích đẫm máu nhằm vào một trường học của Liên hợp quốc ...

(theo TASS, AFP, Yonhap)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo ở Malaysia: mô hình tham khảo cho Việt Nam

Công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo ở Malaysia: mô hình tham khảo cho Việt Nam

Trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia đã có bước tiến ấn tượng trong lĩnh vực AI và bán dẫn, vươn lên đứng thứ hai sau Singapore và bỏ xa ...
Phần Lan ca ngợi việc thông qua hiệp định quốc phòng với Mỹ là 'thời khắc lịch sử'

Phần Lan ca ngợi việc thông qua hiệp định quốc phòng với Mỹ là 'thời khắc lịch sử'

Phần Lan thông qua Hiệp định hợp tác quốc phòng (DCA) với Mỹ, cho phép Washington tăng cường hiện diện quân đội và lưu trữ các thiết bị quốc phòng.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và ...
Đồn đoán việc Nhật Bản thúc đẩy đăng cai hội nghị Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ

Đồn đoán việc Nhật Bản thúc đẩy đăng cai hội nghị Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ

Nhật Bản có thể đăng cai hội nghị Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ (Quad - gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) vào cuối tháng này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-sik

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-sik

Sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-sik.
Giáo sư Thạch Nguyễn: 'Việt Nam có vị trí đáng tự hào trong lĩnh vực tim mạch can thiệp'

Giáo sư Thạch Nguyễn: 'Việt Nam có vị trí đáng tự hào trong lĩnh vực tim mạch can thiệp'

GS. Thạch Nguyễn là Giám đốc nghiên cứu tim mạch của Bệnh viện Methodist, Merrillville Indiana.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Phiên bản di động