Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Nguồn: Ukrinform) |
Các biện pháp trừng phạt, vốn được áp đặt vô thời hạn, bao gồm phong tỏa tài sản, cấm các hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như ngăn chặn việc rút vốn khỏi Ukraine. Sắc lệnh có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Lệnh trừng phạt cũng tác động tới người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, Thủ tướng Mikhail Mishustin, Ngoại trưởng Sergey Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, các phó thủ tướng và bộ trưởng, cũng như các quan chức khác của Nga.
Cùng ngày, cáo buộc Moscow đang châm ngòi cuộc khủng hoảng ngũ cốc toàn cầu, ông Zelensky kêu gọi loại Nga khỏi Tổ chức Lương nông (FAO) của Liên hợp quốc.
Phát biểu trực tuyến với phái đoàn dự một hội nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Paris, ông Zelensky nhấn mạnh: "Không cần thêm bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc kéo dài tư cách thành viên của Nga trong FAO".
Hoạt động tại 130 quốc gia trên toàn thế giới, sứ mệnh của FAO là "đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả".
Các cảng ở Biển Đen của Ukraine thường xuất khẩu hàng triệu tấn ngũ cốc mỗi năm nhưng đã bị phong tỏa kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng 2.
Tuy nhiên, Nga nói rằng việc thiếu các chuyến hàng ngũ cốc là do các lệnh trừng phạt của phương Tây và do chính Kiev.
Bên cạnh đó, Moscow cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng, lượng ngũ cốc bị mắc kẹt ở các cảng biển Ukraine làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, "tỷ lệ ngũ dự trữ ở Ukraine quá nhỏ để có thể gây tác động đến diễn biến cuộc khủng hoảng lương thực vốn dĩ đã bùng phát. Không phải cuộc khủng hoảng Ukraine gây ra hoặc đẩy nhanh cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng có ý kiến tương tự, khi cho rằng "tình hình hiện tại liên quan tới ngũ cốc Ukraine không dính dáng gì tới cuộc khủng hoảng lương thực".