Trận thắng lớn của quân đội Iraq

Ngày 27/12, quân đội Iraq tuyên bố chiến thắng vang dội trước các chiến binh IS ở một tỉnh phía Tây Baghdad, Iraq.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tra n tha ng lo n cu a quan doi iraq

Một sĩ quan thuộc lực lượng quân đội Iraq giương cao lá cờ tổ quốc, khẳng định chiến thắng ở Ramadi, ngày 27/12. (Nguồn: Reuters)

Đây là có thể nói là “pha ghi bàn” lớn đầu tiên của lực lượng quân đội Iraq do Mỹ đào tạo, huấn luyện kể từ khi thất bại trước các cuộc tấn công của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cách đây 18 tháng.

Thay đổi thế trận

Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, nằm ở miền Tây Iraq, là nơi sinh sống của nhiều người Hồi giáo dòng Sunni. Đây cũng là “chiến lợi phẩm” lớn nhất mà IS chiếm được từ hồi tháng 5/2015, khiến quân đội chính phủ Iraq phải chấp nhận thất bại, rút chạy và thay đổi quan điểm về chiến lược không kích dồn dập chống IS.

Sau nhiều tuần vây quanh thành phố, quân đội Iraq đã phát động chiến dịch giành lại Ramadi vào tuần trước và thực hiện một cuộc tổng tiến công, chiếm được trung tâm hành chính của tỉnh vào ngày 27/12.

“Điều này có nghĩa là chúng tôi đã đánh bại IS ở Ramadi. Bước tiếp theo là quét sạch các hang ổ của chúng ở đây hoặc trong thành phố”, Người phát ngôn của quân đội Iraq, ông Sabah al-Numani, tuyên bố.

Truyền hình Iraq phát sóng cảnh quân đội, xe Humvee và xe tăng chạy trên các con phố Ramadi giữa những đống đổ nát và các ngôi nhà bị sập. Lễ mừng chiến thắng quan trọng này được tổ chức nhiều nơi ở Iraq. Trong đêm, người dân nhảy múa trên phố và vẫy cờ Iraq từ trong xe ô tô. Có thể thấy rất rõ, chiến thắng này có ý nghĩa tinh thần lớn lao nhường nào đối với họ.

Hiện Chính quyền Iraq vẫn chưa công bố số thương vong trong trận chiến. Chính phủ cho biết, hầu hết người dân đã được sơ tán trước khi cuộc tấn công bắt đầu. Bên cạnh đó, thành viên Hội đồng địa phương của tỉnh Anbar Falih al-Essawi kêu gọi Chính phủ Iraq nhanh chóng khôi phục lại cơ sở hạ tầng và các dịch vụ giúp người dân Ramadi sớm tái định cư trở lại.

“Không thể thuyết phục các gia đình trở về một nơi thiếu các dịch vụ cho nhu cầu cơ bản của con người”, ông Falih al-Essawi nhấn mạnh.

Hồi tháng 6/2014, nhóm khủng bố cực đoan IS đã xâm chiếm một phần ba lãnh thổ Iraq và tuyên bố một “đế chế” cai trị toàn bộ người Hồi giáo trên lãnh thổ Iraq và Syria, đồng thời thực hiện các vụ giết người hàng loạt và áp đặt lên người dân một bộ luật đạo Hồi hà khắc.

Sau khi quân đội Iraq bị sụp đổ, yếu thế và lần lượt rút khỏi các thành phố lớn, bỏ lại nhiều thiết bị, phương tiện vũ khí của Mỹ cũng cấp, IS có cơ hội để bành trướng lãnh thổ, chiếm đóng thêm nhiều địa bàn, bao gồm cả Ramadi.

Kể từ đó, cuộc chiến chống IS ở cả Iraq và Syria chủ yếu đều phải dựa vào các cường quốc toàn cầu và khu vực, với các đồng minh cạnh tranh lẫn nhau trên chiến trường trong các cuộc nội chiến phức tạp nhiều phe phái.

Hiện liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đang tiến hành một chiến dịch không kích chống IS. Việc hỗ trợ quân đội Iraq khôi phục lại sức mạnh để có thể tự chiếm giữ và bảo vệ lãnh thổ của mình được xem một trong những thách thức lớn nhất của Mỹ và các nước phương Tây.

Tuy nhiên, chiến thắng tại Ramadi của lực lượng quân đội Iraq trước IS đã thực sự làm thay đổi thế trận, vực dậy uy tín của Chính phủ và mở ra hi vọng về khả năng chiến thắng tổ chức khủng bố tàn bạo nhất thế kỷ 21 này.

Đòn bẩy tinh thần

Ramadi là thành phố lớn đầu tiên quân đội Chính phủ chiếm lại được mà không phải dựa vào lực lượng dân quân người Shiite. Điều này cũng giúp tránh tạo ra những căng thẳng sắc tộc với dân cư thành phố chủ yếu là người Sunni.

Thủ tướng Chính phủ Iraq Haider al-Abadi (một người Shiite) cho biết Ramadi sẽ được bàn giao cho cảnh sát địa phương và tộc người Sunni một khi thành phố đã hoàn toàn không còn phiến quân IS. Đây được coi là một chiến thắng của sự đoàn kết cộng đồng người Hồi giáo tại nơi này nhằm tiêu diệt kẻ thù chung - IS.

“Chúng tôi đã đào tạo hàng trăm binh lính tại địa phương nhằm bảo vệ an ninh khu vực. Người dân sẽ cảm thấy yên tâm, dễ chấp nhận hơn khi thấy chính dân địa phương chịu trách nhiệm về an ninh. Hơn nữa, việc này cũng giúp thuyết phục những người di cư trở lại quê hương”, Thiếu tướng Yahya Rasool, phát ngôn viên của bộ chỉ huy tác chiến quân đội Iraq khẳng định

Chiến lược này cũng được Mỹ từng sử dụng thành công vào năm 2006-2007 khi chống lại một lực lượng tiền thân của IS. Khi đó Washington cũng dùng sự ủng hộ của các cư dân Sunni địa phương và trang bị vũ khí hiện đại cho họ để chống lại phiến quân. Tỉnh Anbar, bao gồm Ramadi, là một trong những chiến trường lớn trong trong cuộc chiến tranh tại Iraq của Mỹ giai đoạn 2003 - 2011.

Chính phủ Iraq cho biết, mục tiêu tiếp theo, sau Ramadi, sẽ là thành phố Mosul, nơi có số dân đông nhất đang chịu sự kiểm soát của IS (dân số trước chiến tranh khoảng 2 triệu người).

Chính quyền Mỹ từng hy vọng Baghdad sẽ phát động một cuộc tấn công vào thành phố Mosul trong năm 2015, nhưng hy vọng này bị dập tắt khi quân IS chiếm được Ramadi hồi tháng 5.

Nhiều người hi vọng rằng, sự kiện chiếm lại Ramadi sẽ là “đòn bẩy” tâm lý giúp lực lượng quân đội Iraq lấy lại tinh thần và tiếp tục giành lợi thế tại Mosul. Một khi các chiến binh IS bị đánh bật khỏi thành phố Mosul, giấc mơ “đế chế” của IS sẽ vỡ vụn, đồng thời IS cũng sẽ mất đi một nguồn tài chính lớn từ dầu mỏ và thuế địa phương.

Trang Trần (theo Reuters)

Đọc thêm

Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Ngày 2/5, Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, sau khi Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhất hôm 1/5.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch ...
Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin cho tôi hỏi nếu tài xế mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền? - Độc giả Hoài An
Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang kéo vận mệnh của khu vực đi xuống, trong khi các quốc gia phía Nam đang trở thành người dẫn đầu ...
Lưu ý cách đăng ký thi lớp 10 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Lưu ý cách đăng ký thi lớp 10 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

15h ngày hôm nay (3/5), Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh sẽ mở cổng đăng ký dự thi vào lớp 10.
iPhone 16 tiếp tục lộ diện kích thước màn hình

iPhone 16 tiếp tục lộ diện kích thước màn hình

Kích thước màn hình iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max sẽ được gia tăng lên lần lượt 6,3 inch và 6,9 inch.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Phiên bản di động