Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Hoài Sa
Vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện đã cho thấy sự bành trướng và thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tại sao Nga nằm trong tầm ngắm của IS?
Hình ảnh những kẻ khủng bố được camera an ninh ghi lại trong vụ tấn công đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall ở Moscow, Nga ngày 22/3. (Nguồn: Sky News)

Mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Trung Á và các vùng của Nga

Theo tờ Le Monde, việc Taliban quay trở lại Kabul vào mùa Hè năm 2021 đã thu hẹp phạm vi hoạt động của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, việc tổ chức thánh chiến quốc tế này thừa nhận đứng sau vụ tấn công đẫm máu tối 22/3 ở Nga đã cho thấy chi nhánh của IS đã tản sang khu vực Trung Á và các vùng của Nga.

Việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Khorasan (IS-K), chi nhánh của tổ chức thánh chiến Afghanistan, sử dụng mạng nhắn tin mã hóa Telegram để nhận trách nhiệm về vụ tấn công ở ngoại ô Moscow dường như không phải là điều ngạc nhiên đối với cơ quan tình báo phương Tây.

Được thành lập năm 2015 bởi các cựu thành viên Taliban ở Pakistan, IS-K là hiện thân của chiến lược khu vực hóa mà tổ chức thánh chiến quốc tế đã theo đuổi kể từ khi mất căn cứ ở Iraq và Syria. Việc tái cơ cấu của nhóm này được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự bất ổn thường xuyên tại khu vực Afghanistan-Pakistan.

Theo một báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) đệ trình Hội đồng Bảo an (HĐBA) vào tháng 7/2021, quân số của IS ở Afghanistan ước tính “từ 500 đến vài nghìn chiến binh”. Sự hiện diện của nhóm này trong khu vực, dưới cái tên Nhà nước Hồi giáo ở Khorasan (chỉ một khu vực gồm một phần Nam Á, Iran và Trung Á) đã được ghi nhận từ năm 2015.

Báo cáo của LHQ cũng nhận định, nếu sự trở lại nắm quyền của Taliban ở Afghanistan vào giữa năm 2021 đã làm giảm phạm vi hoạt động thánh chiến ở Afghanistan, nhưng không giảm năng lực hành động, thì kể từ đó, IS-K đã được tái thiết từ các căn cứ ở các quốc gia Trung Á còn lại.

Ngày 15/10/2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng đưa ra cảnh báo về “tham vọng và sức mạnh của IS ở Afghanistan” với những kinh nghiệm chiến đấu mà các thành viên của nhóm này có được ở Iraq và Syria.

Ông Putin nhấn mạnh: “Các thủ lĩnh IS đang chuẩn bị kế hoạch mở rộng ảnh hưởng ở các quốc gia Trung Á và các vùng của Nga bằng cách khơi dậy các xung đột sắc tộc và hận thù tôn giáo”.

IS-K ban đầu dựa vào các phiến quân đã đoạn tuyệt với Taliban và các nhóm cực đoan khác hoạt động rải rác biên giới Afghanistan-Pakistan. Với khẩu hiệu mới, những phần tử khủng bố đã tìm cách kiểm soát các vùng lãnh thổ nhỏ ở địa phương.

Thêm vào đó là sự tiếp viện từ các phần tử Taliban ở Pakistan bị quân đội Islamabad đánh đuổi ra khỏi các khu vực bộ lạc, IS-K đã thiết lập được một đầu cầu quan trọng ở huyện miền núi Achin, thuộc tỉnh Nangarhar phía Đông Afghanistan. Đây là nơi duy nhất tổ chức này có thể trụ vững để mở rộng hoạt động sang tỉnh giáp ranh Kunar, trước khi giành được chỗ đứng ở khu vực biên giới với các nước Trung Á.

Ngày 19/5/2019, các phần tử IS-K tấn công một nhà tù gần Dushanbe, thủ đô của Tajikistan, cùng với một cuộc nổi loạn nội bộ. Vụ việc đã cảnh báo cộng đồng quốc tế về sự hiện diện của tổ chức này trong khu vực.

Các chiến dịch của Mỹ đã làm giảm đáng kể số lượng IS-K, nhưng sau khi phương Tây rút khỏi Afghanistan vào năm 2021, nhóm này đã tập hợp lại và phát triển. Taliban hiện thường xuyên tham gia chiến đấu chống lại IS-K vì tổ chức này đe dọa khả năng cai trị của họ.

Ngày 6/9/2022, IS-K đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công liều chết nhằm vào Đại sứ quán Nga ở Kabul, khiến hai nhân viên Nga và 4 người Afghanistan thiệt mạng. Một nhà ngoại giao LHQ làm việc ở Kabul nhận định rằng IS nhắm vào Nga với ý định phá vỡ mối quan hệ giữa chế độ Taliban và một trong những nước ủng hộ chế độ này trong cộng đồng quốc tế. Mặc dù Nga chưa công nhận chế độ Taliban, nhưng Moscow từng có nhiều tuyên bố ủng hộ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhắm vào chế độ này. Nhà ngoại giao này cũng đánh giá, lãnh thổ Nga dễ để IS tiếp cận hơn là châu Âu hay Mỹ.

Theo các cơ quan tình báo phương Tây, nếu khả năng triển khai của IS trên đất châu Âu trong nhiều năm qua vẫn được coi là hạn chế, thì sự phát triển của IS-K đã làm thay đổi tình hình. Tháng 7/2023, cảnh sát Đức, Hà Lan và Bỉ đã bắt giữ các thành viên của một nhóm khủng bố đang lên kế hoạch tấn công ở Đức. Theo cảnh sát, tất cả các phần tử đều đến từ Trung Á gồm Turkmenistan, Tajikistan và Kyrgyzstan và đều có mối liên hệ với các nhân vật cốt cán của IS-K.

Hiện tại, IS-K đã chứng minh khả năng có thể tấn công trong phạm vi ảnh hưởng ở khu vực Trung Á và các vùng của Nga.

Mảnh đất màu mỡ cho các cuộc tấn công bất ngờ?

Chỉ vài giờ sau khi diễn ra vụ xả súng điên cuồng khiến khiến 137 người thiệt mạng, nhiều người bị thương tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3, IS đã đăng bài lên Telegram nhận trách nhiệm.

IS nói rằng cuộc tấn công được thực hiện bởi chi nhánh Afghanistan hay Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (IS-K) - nhóm đứng sau vụ đánh bom kép ở Iran hồi tháng 1 vừa qua khiến 94 người thiệt mạng tại buổi lễ tưởng niệm Tướng Qassem Soleimani, cựu chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Quds.

Trả lời Arab News, ông Luke Coffey, thành viên cấp cao thuộc Viện Hudson (Mỹ) chỉ ra rằng đây không phải lần đầu tiên IS-K tấn công các mục tiêu của Nga. Ví dụ như IS-K từng đứng sau vụ tấn công vào Đại sứ quán Nga ở Kabul hồi tháng 9/2022. Chuyên gia này cũng tin rằng IS-K có lẽ không hài lòng với mối quan hệ tốt giữa Moscow và Taliban.

IS và các chi nhánh của tổ chức này trước đây từng nhận trách nhiệm về các vụ tấn công bất ngờ mà chúng không trực tiếp nhúng tay vào, dẫn đến một số hoài nghi ban đầu về vai trò của lực lượng này trong vụ tấn công ở Moscow. Tuy nhiên, tình báo Mỹ sau đó đã xác nhận tính xác thực của tuyên bố này.

Trên thực tế, Mỹ đã đưa ra cảnh báo cho công dân của mình ở Nga ngay từ ngày 7/3. Cảnh báo nêu rõ: “Các báo cáo cho thấy những kẻ cực đoan sắp có kế hoạch nhắm mục tiêu vào các cuộc tụ tập đông người ở Moscow, bao gồm cả các buổi hòa nhạc”.

Tướng Michael Kurilla, Tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm tại Trung Đông của Mỹ (CENTCOM), đã phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 7/3 rằng “nguy cơ các cuộc tấn công xuất phát từ Afghanistan đang gia tăng”.

“Tôi đánh giá IS-K vẫn có khả năng và ý chí để tấn công các lợi ích của Mỹ và phương Tây ở nước ngoài chỉ trong vòng 6 tháng nữa mà không có hoặc có rất ít cảnh báo... IS hiện đang phát triển mạnh không chỉ ở Afghanistan mà còn ở bên ngoài nước này. Giờ đây, tổ chức này sở hữu khả năng thực hiện các cuộc tấn công ở châu Âu và châu Á, với các chiến binh được bố trí dọc biên giới với Tajikistan”, ông Michael Kurilla nhấn mạnh.

Trong bối cảnh bộ máy an ninh và cơ sở hạ tầng quốc phòng của Nga đang tập trung chủ yếu vào xung đột với Ukraine, các nhóm cực đoan như IS dường như đã cảm nhận được cơ hội để quay trở lại và âm mưu thực hiện các vụ tấn công táo bạo.

Chuyên gia Luke Coffey phân tích: “Không còn nghi ngờ gì nữa, IS đang lợi dụng sự xao nhãng của Nga ở Ukraine”. Vị chuyên gia này cho rằng xung đột với Ukraine hơn 2 năm qua đang thu hút phần lớn sự chú ý và nguồn lực của các cơ quan tình báo, lực lượng vũ trang, cơ quan an ninh và thậm chí cả cơ quan thực thi pháp luật của Nga. IS có thể đã nhìn thấy cơ hội tấn công trong bối cảnh Nga đang phân tâm.

Ông Luke Coffey chỉ ra rằng trong quá khứ, các nhánh của IS như Al-Naba đã có những bài viết về xung đột giữa Nga và Ukraine, thậm chí cho đó là cơ hội dành cho họ.

Đồng tình với quan điểm này, nhà phân tích chính trị và chuyên gia về khủng bố và các tổ chức cực đoan Hani Nasira tin rằng xung đột Nga-Ukraine đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các cuộc tấn công bất ngờ vào một khu vực đang bị phân tâm.

Chuyên gia Hani Nasira nhấn mạnh: “Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu, IS-K đã tăng số lượng chiến binh tham gia bằng cách đi từ trung tâm hoạt động ban đầu ở Syria về nước của họ để tái khởi động các hoạt động ở Bắc Caucasus và các nước Trung Á, chẳng hạn như Uzbekistan và Tajikistan”.

Nga dường như cũng đặc biệt quan tâm đến IS-K vì như họ tuyên bố, quân đội Nga có nhiều thành tích về tiêu diệt các phần tử khủng bố ở Chechnya, Syria và Afghanistan. Chính vì vậy, Nga đã nhiều lần trở thành mục tiêu của các nhóm cực đoan trong 2 thập kỷ qua, trong đó phải kể đến cuộc bao vây nhà hát Nord Ost năm 2002 hay vụ thảm sát Beslan năm 2004.

Có thể thấy, trong bối cảnh bộ máy quốc phòng còn bị chi phối bởi xung đột ở Ukraine, Nga còn đang phải đối mặt với cuộc chiến chống khủng bố cực đoan với các cuộc tấn công ngày càng táo bạo với âm mưu gây bất ổn ở khu vực này.

Vụ tấn công ở Moscow: Nga bắt giữ 2 nghi phạm, nhiều đối tượng bỏ trốn

Vụ tấn công ở Moscow: Nga bắt giữ 2 nghi phạm, nhiều đối tượng bỏ trốn

Trên Telegram ngày 23/3, nghị sĩ Alexander Khinshtein cho biết 2 người bị tình nghi thực hiện vụ tấn công đẫm máu vụ tấn công ...

Đại sứ Nga tại Mỹ khẳng định vụ tấn công khủng bố không làm thay đổi chính sách đối ngoại của Moscow

Đại sứ Nga tại Mỹ khẳng định vụ tấn công khủng bố không làm thay đổi chính sách đối ngoại của Moscow

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov khẳng định các vụ tấn công khủng bố và chiến tranh hỗn hợp của phương Tây sẽ không ...

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp 'trông người lại ngẫm đến ta', ra quyết định khẩn

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Hé lộ thân phận một nghi phạm; Pháp 'trông người lại ngẫm đến ta', ra quyết định khẩn

Ngày 24/3, Ủy ban Điều tra Nga (IC) xác nhận trên kênh Telegram rằng, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ...

Giới chức Mỹ nói về mối đe dọa IS ở Iraq sau vụ Nga bị tấn công khủng bố

Giới chức Mỹ nói về mối đe dọa IS ở Iraq sau vụ Nga bị tấn công khủng bố

Ngày 24/3, Đại sứ Mỹ tại Iraq Alina Romanowski nhận định tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn là mối ...

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Ai là thủ phạm thực sự của vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Moscow hiện tại vẫn chưa ngã ngũ. Khi chính lực ...

(theo Le Monde, eurasiareview, Arab News)

Đọc thêm

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Nhiệt độ cao kỷ lục bao trùm Philippines, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ do El Nino, khiến mùa nóng năm nay trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/4/2024.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới ...
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Sáng ngày 26/4/2024, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã có buổi gặp mặt và trò chuyện cùng Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, ...
Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày 25/4.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người ly tán.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động