Trái đất sẽ trở thành một nhà kính khổng lồ “trong vài chục năm nữa”

Các nhà khoa học cảnh báo các nước cần cấp tốc chuyển sang nền kinh tế xanh bởi ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch sẽ đẩy Trái đất vào nguy hiểm về lâu dài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trai dat se tro thanh mot nha kinh khong lo trong vai chuc nam nua Băng biển sẽ biến mất trong vài năm nữa
trai dat se tro thanh mot nha kinh khong lo trong vai chuc nam nua ​WB cảnh báo tình trạng di dân tăng do sự ấm lên của Trái đất

Nếu băng ở các cực tiếp tục tan, rừng bị chặt phá và khí nhà kính gia tăng sau mỗi năm như hiện nay, Trái đất sẽ chuyển tiếp sang một giai đoạn mới.

“Khí hậu sẽ nóng hơn 4-5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và mực nước biển dâng cao 10-60m so với hiện nay”, các nhà khoa học cảnh báo vào ngày 6/8.

Điều đó “sẽ tới chỉ trong vòng vài chục năm nữa”, các nhà khoa học nhận định.

Báo cáo được công bố trong lúc nắng nóng kinh hoàng đang hoành hành tại châu Âu và nhiều nơi trên thế giới. Nắng nóng dẫn đến cháy rừng ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ... làm tan chảy sông băng trên dãy núi Kebnekaise, Thụy Điển. Ảnh chụp từ vệ tinh Copernicus cho thấy đợt nắng nóng thiêu đốt mùa Hè 2018 làm biến đổi thảm thực vật châu Âu giữa tháng 6 và tháng 7.

Khi Trái đất trở thành nhà kính

Trạng thái nhà kính là hiện tượng Trái đất nóng lên do giữ nhiệt từ Mặt trời thay vì phân tán nhiệt trở lại không gian bên ngoài, tương tự với nhà kính trồng cây.

“Trái đất trong trạng thái nhà kính là không thể kiểm soát được và gây nguy hiểm tới nhiều người”, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Copenhagen, Đại học Quốc gia Australia và Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam tại Đức.

Nước ở các hệ thống sông ngòi dâng cao, bão hoành hành tại vùng ven biển và những rặng san hô đối diện với nguy cơ biến mất. Tất cả những điều này có thể diễn ra vào cuối thế kỷ 21 hoặc thậm chí có thể sớm hơn.

trai dat se tro thanh mot nha kinh khong lo trong vai chuc nam nua
Tảng băng trôi 11 triệu tấn đe dọa ngôi làng tại Greenland. (Nguồn: CNN)

Cũng theo nghiên cứu trên, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ vượt mọi mức nhiệt của thời kỳ gian băng diễn ra trong 1,2 triệu năm qua. Gian băng là thời kỳ xen giữa các Kỷ Băng Hà khi nhiệt độ Trái đất ấm hơn làm tan băng ở các cực.

Băng tan dẫn đến nước biển dâng cao đột ngột, làm ngập lụt vùng duyên hải và ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người đang sống tại những khu vực này.

“Nhiều nơi trên Trái đất sẽ không thể sinh sống được nếu 'Nhà kính Trái đất' trở thành hiện thực”, đồng tác giả Johan Rockstrom, giám đốc điều hành Trung tâm Phục hồi Stockholm, khẳng định.

Ngưỡng cực hạn của Trái đất nằm ở đâu?

Giới nghiên cứu cho biết ngưỡng thay đổi sẽ đến khi nhiệt độ Trái đất cao hơn 2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp. Hiện tại, mức nhiệt toàn cầu đã tăng 1 độ C và hành tinh này sẽ tiếp tục nóng lên với tốc độ tăng 0,17 độ/thập kỷ.

“Sự nóng lên 2 độ C có thể sẽ kích hoạt các yếu tố quan trọng, khiến nhiệt độ có thể tăng cao hơn nữa và tiếp tục gây ra nhiều sự thay đổi khác. Giống như hiệu ứng domino, điều này sẽ khiến cho Trái đất ngày càng nóng hơn”, các nhà khoa học viết trong báo cáo.

Từng đợt nối tiếp nhau như vậy “có thể sẽ đưa Trái đất sang một trạng thái mới”, đồng tác giả Hans Joachim Schellnhuber, giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam, dự báo.

Các chuyên gia lo ngại những hiện tượng như cháy rừng sẽ xảy ra tràn lan do Trái đất nóng, khô hạn. Điều này có thể sẽ làm gia tăng khối lượng CO2 tích tụ, tiếp tục dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.

trai dat se tro thanh mot nha kinh khong lo trong vai chuc nam nua
Nhân viên cứu hỏa trong trận cháy dữ dội gần thủ đô Athens, Hy Lạp vào ngày 23/7. (Nguồn: Reuters)

Con đường tìm ra điểm cực hạn của Trái đất

Nghiên cứu mang tên Perspective (Viễn cảnh) được tiến hành dựa trên các nghiên cứu trước đây về ngưỡng giới hạn của Trái đất.

Các nhà khoa học nghiên cứu điều kiện môi trường trong quá khứ, chẳng hạn như trong kỷ Pliocene cách đây 5 triệu năm, mật độ khí CO2 là 400 ppm, tương tự hiện nay. Trong thời kỳ khủng long thống trị Cretaceous cách đây 100 triệu năm, mức độ CO2 thậm chí còn cao hơn, đạt 1.000 ppm, chủ yếu do hoạt động của núi lửa.

Các tác giả nghiên cứu “đối chiếu những ý tưởng, lý thuyết từng được công bố trước đây để trình bày cơ chế của điểm cực hạn”, Martin Siegert, đồng giám đốc Viện Grantham thuộc Học viện Hoàng gia London không tham gia vào nghiên cứu, cho biết.

Siegert cũng đánh giá việc cho rằng 2 độ C là ngưỡng cực hạn "một đi không trở lại" của Trái đất là điểm mới của nghiên cứu này.

Nếu ngừng thải khí nhà kính, Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên

Theo các nhà nghiên cứu, con người cần ngay lập tức thay đổi lối sống để có thể trở thành những chủ nhân tốt hơn của Trái đất.

trai dat se tro thanh mot nha kinh khong lo trong vai chuc nam nua
Gần 40% diện tích thành phố Jakarta, Indonesia hiện nằm dưới mực nước biển. (Nguồn: Reuters)

Nhiên liệu hóa thạch cần phải được thay thế bằng các nguồn năng lượng không phát thải khí nhà kính hoặc chỉ thải ra một lượng thấp. Con người cần nghĩ các biện pháp để hấp thụ lượng carbon thải ra, cụ thể như trồng nhiều cây hơn và ngăn chặn phá rừng.

Phương pháp canh tác, quản lý đất hiệu quả, bảo tồn đất liền và bờ biển, đồng thời tận dụng các công nghệ thu nạp carbon cũng là những điều con người có thể làm.

Tuy nhiên, xu hướng ấm lên hiện tại sẽ tiếp tục gây ra các sự thay đổi như tan băng ở cực và mất rừng. Lượng tuyết bao phủ Bắc bán cầu cũng sẽ biến mất. Nói cách khác, kể cả nếu chúng ta ngừng phát thải khí nhà kính, sự nóng lên toàn cầu vẫn tiếp diễn.

Trong bối cảnh đó, các nhà nghiên cứu cảnh báo Trái đất chưa chắc có thể duy trì sự ổn định.

“Điều chúng tôi chưa biết là liệu hệ khí hậu có thể an toàn ‘hạ cánh’ ở gần mức tăng nhiệt 2 độ C so với thời tiền công nghiệp như Thỏa thuận Paris đã vạch ra hay không”, ông Schellnhuber nói.

trai dat se tro thanh mot nha kinh khong lo trong vai chuc nam nua Nông nghiệp có thể khống chế ngay lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Ngành nông nghiệp toàn cầu có thể giúp kiềm chế ngay lập tức lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất ấm ...

trai dat se tro thanh mot nha kinh khong lo trong vai chuc nam nua Cảnh báo hậu quả nặng nề của nước biển dâng vào năm 2050

Nước biển dâng do tình trạng ấm lên của Trái đất sẽ làm tăng đáng kể tần suất lũ lụt ở các vùng duyên hải, ...

trai dat se tro thanh mot nha kinh khong lo trong vai chuc nam nua Trái đất ấm lên gây bất lợi cho sức khỏe như thế nào?

Mùa xuân đã đến sớm hơn mọi năm một chút và các chuyên gia Mỹ cảnh báo sự ấm lên của hành tinh có thể ...

(theo Zing.vn)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Phiên bản di động