TIN LIÊN QUAN | |
Tàu thăm dò Mặt Trăng của Ấn Độ gửi những hình ảnh đầu tiên về Trái Đất | |
Quả cầu lửa từ trên trời rơi xuống giữa cánh đồng lúa ở Ấn Độ |
Tháng 10/2018, Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước có biện pháp giới hạn nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp nhằm giảm nhẹ tình trạng nước biển dâng, lũ lụt cũng như tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia cần cắt giảm 45% lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2030 so với mức của năm 2010. |
Cụ thể trên toàn cầu, nhiệt độ trong tháng 7 năm nay cao hơn 0,04 độ C so với tháng nóng kỷ lục trước đây là tháng 7/2016. Tuy nhiên, mức kỷ lục mới được thiết lập này đáng chú ý hơn bởi năm 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử do Trái Đất chịu tác động của hiện tượng thời tiết El Nino làm tăng nhiệt độ toàn cầu, bên cạnh nguyên nhân từ các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính được xả vào bầu khí quyển do hoạt động tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Trên toàn châu Âu, trong đợt nắng nóng trong tháng 7 vừa qua, nhiều mức kỷ lục đã được thiết lập, thậm chí tại các khu vực như Bắc Cực cũng ghi nhận nhiệt độ tăng cao bất thường.
Theo báo cáo của Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus, nhiệt độ trung bình trong tháng 7/2019 tăng cao nhất so với các mốc từ năm 1981 đến 2010 ở khu vực Alaska, Greenland, Siberia, Trung Á, Iran và một vùng rộng lớn ở Nam Cực. Nhiệt độ tại phần lớn lục địa châu Phi và châu Đại Dương đều tăng cao hơn so với mức trung bình.
Trong một tuyên bố, người đứng đầu Cơ quan trên, Jean-Noel Thepaut nói: "Theo dữ liệu của chúng tôi, tháng 7 vừa qua là tháng nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu. Kỷ lục này sẽ bị phá trong tương lai trong bối cảnh tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn tiếp diễn trên thế giới".
Trong một thông cáo báo chí, Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus cho biết mức độ chênh lệnh nhiệt tăng trên là rất nhỏ, trong khi các mạng lưới giám sát thời tiết dựa vào vệ tinh như Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) có thể ghi nhận nhiệt độ trong tháng 7/2019 bằng hoặc thấp hơn một chút so với nhiệt độ kỷ lục được ghi nhận vào tháng 7/2016.
Nhiều thành phố lớn trên thế giới sẽ đối mặt với thời tiết ‘chưa từng thấy’ Các nhà nghiên cứu cảnh báo năm 2050 hơn 20% số thành phố lớn trên thế giới sẽ đối mặt với các điều kiện thời ... |
Một tiểu hành tinh nặng 55 triệu tấn có thể va chạm với Trái đất Vào tháng Mười tới, các nhà khoa học cảnh báo một vụ va chạm có thể xảy ra giữa Trái Đất và một tiểu hành ... |
Có một nơi trên trái đất suốt 2 triệu năm không có mưa Cảnh vật ở thung lũng khô tại Nam Cực như miền đất chết không tồn tại sự sống. Suốt 2 triệu năm, nơi này chưa ... |
Bảo vệ Đại dương thế giới: Vì tương lai loài người TGVN. Ngày 8/6 hằng năm được Liên hợp quốc (LHQ) chọn làm Ngày Đại dương Thế giới (World Oceans Day) nhằm nhắc nhở con người ... |