Ngày 6/7, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tọa lạc tại số 81 Tân Nhuệ, phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan thử nghiệm. |
Thiết kế kiến trúc của tòa nhà Bảo tàng được lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ những ký ức của các thành viên gia đình Đại tướng với nhiều kỷ niệm sâu sắc mà Đại tướng và gia đình đã trải qua từ năm 1958 đến 1986. |
Hệ thống trưng bày của Bảo tàng gồm 8 chủ đề chính: quê hương-cách mạng miền Trung; Việt Bắc, xây dựng quân đội; xây dựng hoà bình ở miền Bắc; cách mạng miền Nam; ngày 6/7; tấm lòng những người ở lại; gia đình-hành trình tiếp nối. Ngoài ra còn các tiểu đề về Bình Trị Thiên khói lửa, nông nghiệp, đối ngoại, văn hoá văn nghệ, thể thao, “ông tướng du kích”. |
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh. Cái tên Nguyễn Chí Thanh là do Bác Hồ đặt cho nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Vịnh khi lần đầu được gặp Bác tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 8/1945. |
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 1/1/1914 trong một gia đình nông dân ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). |
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, trải qua lao động vất vả, được chứng kiến bao nỗi đau thương của quê hương, đất nước, người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Vịnh nung nấu hoài bão cứu nước, đó là động cơ thôi thúc đồng chí sớm tham gia hoạt động cách mạng, chấp nhận gian khổ, hy sinh cứu dân, cứu nước. |
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nổi danh với tài thao lược, là một người cộng sản kiên trung, mẫu mực, một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc; nhà lãnh đạo tài ba, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Đại tướng được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh hạng Nhất và Huân chương Quân công hạng Nhất. |
Chia sẻ cảm nghĩ về không gian và ý nghĩa của Bảo tàng, sử gia Dương Trung Quốc cho hay, đây không phải là Bảo tàng tư nhân bình thường, mà là Bảo tàng của cả một thời đại hào hùng, ghi dấu ấn một nhân vật vĩ đại gắn bó với vận mệnh dân tộc. Bảo tàng sẽ là không gian học hỏi và nguồn tư liệu quý báu dành cho rất nhiều thế hệ người dân Việt Nam, giúp chúng ta thấm nhuần hơn nữa lòng tự hào và tinh thần yêu nước. |
Nơi đây lưu giữ và trưng bày hơn 300 ảnh, 220 hiện vật, hơn 150 tài liệu giấy, 23 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động Cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; 2 không gian tái hiện lại phòng làm việc trước đây của Đại tướng ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc tại Trung ương Cục miền Nam; trên 100 đầu sách do Đại tướng viết và các tác giả viết về Đại tướng; hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng. |
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đã có Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, địa chỉ tại số 144, Đặng Thái Thân, thành phố Huế, mở cửa đón khách tham quan từ ngày 06/07/2022. Tại Hà Nội, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dự kiến được chính thức khánh thành vào dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914-1/1/2024). |
Một số hình ảnh tại Bảo tàng:
| Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp ước tài chính toàn cầu mới: Chia sẻ tầm nhìn chung tăng trưởng bền vững Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định, việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị thượng đỉnh ... |
| Quyết tâm tăng trưởng xanh, đồng hành cùng hai đối tác EU quan trọng Chuyến công tác châu Âu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội ... |
| Chi hội Nhà báo Báo Thế giới & Việt Nam tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023-2025 Trong không khí phấn khởi hướng tới kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023), chiều ngày 5/6, tại Tòa soạn, ... |
| Báo chí xung kích trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Báo chí có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Những năm qua, các cơ quan báo chí của chúng ta đã chủ ... |
| Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6): Nghĩ về báo chí hiện đại và quản trị công Kỷ nguyên số cũng đồng thời tạo ra những đối thủ cho thiết chế báo chí. Đáng kể nhất là sự cạnh tranh đến từ ... |