Trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc biệt của Nhật Bản

Văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa cái mới và cái cũ tạo nên nét đặc trưng riêng biệt mà mỗi khi nhắc đến Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ ngay đến Kimono - quốc phục của xứ Phù Tang hay nghệ thuật là Trà đạo của người Nhật. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Hà Nội
trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Trao giải cho các luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản
trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Đêm hòa nhạc hữu nghị Việt - Nhật 2014

Kimono - quốc phục độc đáo của người Nhật

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc lại có một trang phục truyền thống riêng. Nếu nhắc đến áo dài, thế giới nghĩ về hình ảnh đằm thắm và thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Khi nói đến Kimono, mỗi chúng ta sẽ không thể không nghĩ về xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa dưới những cánh hoa anh đào mỏng manh.

Với bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và độc đáo của dân tộc, người dân Nhật Bản biết cách gìn giữ, dung hòa và phát huy những nét đẹp truyền thống trong sự phát triển chung ấy, đặc biệt là hình ảnh về bộ quốc phục Kimono. Có lẽ vì thế, chiếc Kimono của Nhật Bản thực sự đã tạo nên một câu chuyện thú vị bởi kiểu dáng độc đáo, cách mặc và quá trình để làm nên một bộ Kimono khá cầu kỳ.

trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Nhật Bản cùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phu nhân Nguyễn Thị Hiền đã có trải nghiệm cùng những người dân Nhật Bản: mặc áo Kimono - quốc phục của Nhật Bản để thấy những nét tương đồng giữa hai nền văn hóa Á Đông, tạo nên sự gắn kết hai nước như mối quan hệ hữu nghị và truyền thống 45 năm qua giữa Việt Nam - Nhật Bản . 

Mỗi bộ Kimono đều được làm thủ công và mang tính đơn chiếc. Đó là một tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mẩn từ khâu chọn vải, kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn và lựa chọn các phụ kiện đi cùng. Thiết kế của bộ Kimono vô cùng đặc biệt và độc đáo với 8 mảnh ghép với nhau và cho phép điều chỉnh kích thước phù hợp với người mặc. Chính vì vậy, đôi khi một bộ Kimono sẽ gắn bó với chủ nhân của nó suốt cả cuộc đời.

Du nhập vào Nhật Bản vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7, thời đại trị vì của vua Heian dưới dạng những bộ đồ lót, nhưng phải đến khi người Nhật chắt lọc được những tinh túy, sáng tạo nó thành một kiểu riêng, đẹp và cầu kỳ hơn rất nhiều thì Kimono mới chính thức được đón nhận và phát triển nhanh chóng trở thành trang phục truyền thống của người Nhật.

Trải qua nhiều thời kì hình thành và phát triển với hình ảnh ban đầu là cánh tay áo xẻ, chạm dài tới đất, thân áo nhiều lớp màu sắc khác nhau được phối hợp một cách tinh tế và thường chỉ xuất hiện trong các dịp lễ long trọng của giới thượng lưu. Nhưng vào thời kỳ Kamamura (1192 - 1333) và Muromachi (1338 - 1573), Kimono trở thành trang phục thường ngày và ngày càng phổ biến trong thời đời sống thường ngày của người dân Nhật Bản cho cả nam và nữ giới. Đến thời Edo (1603 - 1868), chiếc thắt lưng Obi ra đời, Kimono đã có những thay đổi lớn gọn gàng hơn, thẩm mỹ cao hơn và tôn thêm dáng vẻ của bộ trang phục cũng như những người mặc nó.

Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc Kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản mặc Kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ truyền thống khác.

Có lẽ, chính vì những sự hình thành và phát triển đó, Kimono trở thành trang phục truyền thống đặc biệt của người Nhật và bởi lịch sử đất nước, lịch sử mỗi dòng họ cũng có thể đọc được qua chiếc huy hiệu gia tộc thêu trên mỗi chiếc áo Kimono, giúp nó thêm lý do để trở thành một báu vật gia truyền.

Nghệ thuật trà đạo gắn liền cùng Kimono truyền thống

Nổi tiếng với những truyền thống nghệ thuật lâu đời, nghệ thuật trà đạo Nhật Bản được biết đến như “chiếc hộp văn hóa truyền thống của Nhật Bản” bởi sự xuất hiện của gốm sứ, tranh khảm, tre trúc trong trà cụ, nghệ thuật ẩm thực trong những chiếc bánh Wagashi được dùng khi uống trà và cả những giá trị văn hóa trong không gian trà thất. Đặc biệt, chiếc Kimono truyền thống trong mỗi tiệc trà đã tạo nên một nét văn hóa rất riêng cho nghệ thuật trà đạo Nhật Bản.

trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban
Sự tương đồng trong văn hóa Việt Nam - Nhật Bản đã được thể hiện đặc sắc khi Phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Hiền mặc chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam và dự buổi trà đạo cùng với các nghệ nhân trà đạo Nhật Bản. Sự kết hợp giữa chiếc áo dài Việt Nam với nghệ thuật trà đạo Nhật Bản đã tạo nên sự kết nối truyền thống giữa văn hóa Việt - Nhật, giống như mối quan hệ dài lâu giữa hai nước. 

Trà đạo được biết đến là một thú tiêu khiển thẩm mỹ độc đáo của Nhật Bản. Khoảng năm 1214, Matcha xuất hiện lần đầu tiên khi nhà sư Yousai mang văn hóa bột trà đang thịnh hành ở Trung Quốc về Nhật kết hợp cùng tính Thiền trong Phật giáo. Điều kỳ lạ là cả sau khi đã “hết thời” ở Trung Quốc thì bột Matcha vẫn tiếp tục phát triển ở Nhật. Từ  nửa cuối thế kỷ 16, một số quy tắc của một buổi tiệc trà đã được quy định bởi giới võ sĩ, giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyu (1522-1591), một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện lễ nghi của một buổi tiệc trà.

Theo truyền thống, một buổi thưởng thức trà sẽ có những quy định đặc biệt như về các nghi lễ trước, trong và sau khi thưởng thức trà. Điều đặc biệt, chủ nhà và những vị khách tham gia tiệc trà đều phải mặc trang phục Kimono truyền thống.

Đối với chủ nhà, sau khi mời khách đến tham dự tiệc trà, tại ngưỡng cửa đón khách, chủ nhà sẽ mặc chiếc Tsukesage - một trong 8 loại Kimono truyền thống mà người Nhật thường mặc đón tiếp khách một cách nhẹ nhàng, lịch sự. Tsukesage thường được người Nhật mặc vào các buổi tiệc trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè. Áo sẽ được trang trí bằng những hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi gặp nhau ở đỉnh vai.

Trong trang phục Kimono truyền thống, tiệc trà sẽ được bắt đầu với những nghi thức đặc biệt như vệ sinh cá nhân, bài trí phòng trà, thanh tẩy dụng cụ, pha trà, thưởng thức trà... Mỗi  tiệc trà lớn thường kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ và khách sẽ được phục vụ những chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo dịp lễ, hay mùa trong khi đợi chủ nhà pha trà.

Tuy nhiên, hiện nay, người Nhật thay đổi cách ăn mặc, cũng như do cuộc sống bận rộn, nên những người tham dự trà đạo có thể mặc trang phục bình thường, nhưng chủ nhà vẫn mặc áo Kimono để thể hiện nét truyền thống ấy. 

Với người Nhật, trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hòa, kính, thanh, tịch”. Qua nghi lễ của một buổi tiệc trà cũng như ý nghĩa, nét đặc sắc của trà đạo Nhật Bản, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ.

trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Khám phá lễ hội mùa Xuân của người Nhật Bản

Sanja Matsuri là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và lâu đời nhất ở Nhật Bản, đây cũng là nơi duy nhất ...

trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Thưởng lãm nghệ thuật điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại

Khoảng 65 tác phẩm khắc gỗ của các nghệ nhân Nhật Bản sẽ được giới thiệu tới công chúng Thủ đô tại Triển lãm mỹ ...

trai nghiem van hoa truyen thong dac biet cua nhat ban Khai mạc Lễ hội “Feel Japan in Viet Nam 2017”

Sáng 15/7, Lễ hội văn hóa Nhật Bản “Feel Japan in Viet Nam 2017” đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh với nhiều hoạt ...

Nguyễn Hồng (từ Tokyo, Nhật Bản)

Xem nhiều

Đọc thêm

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động