Tranh cãi đề thi giáo dục công dân tại kỳ thi tốt nghiệp THPT. (Nguồn: Dân trí) |
Kết thúc môn thi tổ hợp Khoa học xã hội của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, nhiều ý kiến tranh cãi trên mạng xã hội cho rằng, câu 2 của đề thi môn Giáo dục công dân (GDCD) có một số ngữ liệu phản cảm, bạo lực.
Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến bình luận cho rằng, đề thi môn GDCD quá dài, gây kịch tính không cần thiết. Đặc biệt, theo ý kiến nhiều người, việc viết tắt tên người quá nhiều, đưa các tình huống phức tạp trong đề thi có phần "đánh đố" thí sinh.
Không những vậy, đề thi còn xuất hiện những tình tiết khá nhạy cảm không phù hợp với lứa tuổi THPT.
Cô Nguyễn Thị Hoạt (Giáo viên môn Giáo dục công dân, Trường THPT Hiệp Hòa số 3, Bắc Giang) cũng nhận định, tình huống cho trong đề thi môn Giáo dục công dân vừa qua của Bộ Giáo dục và Đào tạo rất hay và có tính tư duy cao.
“Tuy nhiên, những tình huống này lại tạo ra những luồng dư luận phản cảm và không có chiều hướng tốt. Mặc dù vậy, học sinh vẫn trả lời đúng ở hai câu hỏi khó này. Mong rằng năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét đưa những câu hỏi phù hợp lứa tuổi, môn học của các em hơn", cô Hoạt nói.
Đáp án C. Anh Y và anh G |
Trên một diễn đàn ở mạng xã hội khi đề cập đến đề thi này, tài khoản Facebook Võ Tài bình luận tếu táo nhưng không phải không có lý: "Đọc xong một đề mục cũng mất 1 phút, hiểu đề muốn nói gì cũng mất 3 phút, chuẩn bị nhận ra được vấn đề thì chuông reo hết giờ. Thế là khoanh đại".
Bạn Trần Thị Tuyết Ninh nhận xét: "Đọc xong đề muốn loạn mất trí vì toàn viết tắt M. P. X. S".
Dưới góc nhìn tương tự, TS Đặng Ngọc Toàn, một chuyên gia giáo dục độc lập cho biết, trước hết phải đánh giá những năm gần đây, các đề thi được ra hay hơn, không còn rơi vào mô tuýp hỏi/đáp như những năm trước.
Tuy nhiên, đọc đề thi môn GDCD trên đây, TS Toàn cũng thấy khá bất ngờ, bởi ngữ liệu có quá nhiều từ viết tắt gây rối trí.
"Đành rằng đây là yếu tố gây nhiễu người ra đề muốn hướng tới nhưng tôi nghĩ, trong 24 chữ cái hiện nay, tại sao không ghép lại để thay bằng những cái tên dễ thương nào đó, thay vì hàng loạt các chữ cái viết tắt, không những không kích thích sự sáng tạo cho thí sinh mà còn gây rối trí", TS Đặng Ngọc Toàn chia sẻ.
Đáp án C. Chị S và anh M |
Có nên thay thế ngữ liệu?
Về ngữ liệu được đưa ra trong đề thi, TS Đặng Ngọc Toàn cho rằng, đấy là những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống bình thường.
Ông Toàn nói thêm: "Nếu đề thi chỉ hỏi những câu mang tính đạo đức, tôi nghĩ chỉ là hỏi 'vẹt'. Khi đề cập đến cái xấu, không có nghĩa chúng ta đang trở nên xấu xí hơn mà nói về cái xấu để điều chỉnh hành vi, giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp".
Ông Đinh Xuân Thọ, Phó Hiệu trưởng một trường THPT ở Quảng Bình cũng đưa quan điểm, trên đây chỉ là tình huống giả định. Nếu ta quy kết nó "xấu" nghĩa là xấu nhưng khi đặt nó chỉ là tình huống giả định thì sẽ không thấy như vậy.
Ngược lại với những ý kiến trên, cô Nguyễn Thị Anh, giáo viên THPT môn Ngữ văn ở Con Cuông, Nghệ An cho rằng, đọc đề thi trên đây quả nhiên thấy rất "gợn" bởi các dữ liệu khá dã man, thiếu tính nhân văn.
"Nên chăng một kỳ thi lớn như tốt nghiệp THPT, người ra đề cần đưa các ngữ liệu mang tính nhân văn, để gieo vào tâm hồn các em những điều tốt đẹp.