Nhỏ Bình thường Lớn

Bước dấn thân của Thủ tướng Suga vào 'khoảng trống' đối ngoại của người tiền nhiệm

TGVN. Mặc dù từng bị nghi ngờ về kinh nghiệm lãnh đạo trước khi được bổ nhiệm, hiện Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đang từng bước thể hiện mình khi dấn thân vào ‘khoảng trống’ về đối ngoại mà người tiền nhiệm để lại.
Nhật Bản: Thủ tướng Suga dấn thân vào 'khoảng trống' đối ngoại của người tiền nhiệm
Nhật Bản: Thủ tướng Suga dấn thân vào 'khoảng trống' đối ngoại của người tiền nhiệm. (Nguồn: Aspistrategist)

Trên thực tế, cũng giống cựu Thủ tướng Abe Shinzo, Suga Yoshihide đến từ Đảng Dân chủ Tự do. Sau khi ông lên nắm quyền, các vị trí nội các cũng hầu như không có sự thay đổi. Bản thân ông cũng liên tục phát biểu nhấn mạnh việc tiếp tục chính sách của Thủ tướng tiền nhiệm. Tuy nhiên, các nhà bình luận quốc tế đã quá vội vàng khi cho rằng ông Suga chỉ là một nhân vật kiểu "không có gì để nói".

Những thay đổi mà ông Suga khởi xướng gần đây cho thấy, ông không chỉ duy trì quyết tâm của ông Abe trong việc củng cố vị thế của Nhật Bản trong các vấn đề an ninh quốc tế, mà bản thân ông cũng là một người có bản sắc lãnh đạo với chương trình nghị sự riêng.

Và một trong số đó là quyết tâm của ông Suga nhằm đem đến những thay đổi đáng kể trong chính sách an ninh mạng của Nhật Bản.

Tin liên quan
Tự tin chiến lược và tham vọng ngoại giao của Nhật Bản qua Tự tin chiến lược và tham vọng ngoại giao của Nhật Bản qua 'ứng xử' với Bộ tứ

Lĩnh vực hợp tác chủ chốt

Những hành động quyết đoán liên tiếp của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, cùng sự không chắc chắn về các cam kết của Mỹ đối với khu vực đang khiến cho cách tiếp cận của Nhật Bản với an ninh khu vực trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Có những dấu hiệu cho thấy ông Suga hiểu rõ điều này. Tiếng nói mạnh mẽ của ông trong nhóm Bộ tứ (cùng với Mỹ, Ấn Độ và Australia), cùng với việc ông gửi đề xuất tăng cường hợp tác giữa các nước trong nhóm Bộ tứ và các nước khác, trong đó có các nước ASEAN, cho thấy ông muốn hướng Nhật Bản tới việc tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Cuộc họp của nhóm Bộ tứ ngày 18/2 nhấn mạnh việc “thúc đẩy hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực để hướng tới hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, trong đó xác định an ninh mạng là lĩnh vực hợp tác chủ chốt.

Dường như Thủ tướng Suga đã nhận thức được rằng Nhật Bản cần hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng với các đồng minh và đối tác ở khu vực để đối phó với sức ép từ Bắc Kinh trong bối cảnh những hành động quyết đoán của Trung Quốc thường thể hiện trong lĩnh vực thông tin và an ninh mạng.

Một tháng trước khi trở thành Thủ tướng, ông Suga đã phát biểu bên lề cuộc diễn tập an ninh mạng vào tháng 8/2020 do Nhật Bản tổ chức rằng: “Điều quan trọng nhất là các cuộc tấn công mạng độc hại phải được phát hiện và xử lý kịp thời, giảm thiểu quy mô thiệt hại… Chúng ta không thể hành động nhanh chóng và thích hợp nếu không hợp tác chặt chẽ với các nước”.

Trong bối cảnh vị thế an ninh của Nhật Bản tồi tệ hơn từ sau khi ông Abe từ chức, ông Suga có vẻ đang coi hợp tác an ninh mạng là biện pháp cần thiết để đối phó với các thách thức. Ở trong một khu vực đặc thù bởi cạnh tranh, các cuộc chiến tranh kinh tế và hoạt động thông tin sai lệch ngày càng nhiều, an ninh mạng sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt, qua đó, hợp tác đa phương về phòng thủ mạng có khả năng giúp củng cố vị thế của Tokyo như một đối tác khu vực đáng tin cậy và có cam kết.

Tuy nhiên, bộ máy an ninh mạng ở Nhật Bản hiện đã lỗi thời, không có hiệu quả rõ rệt và chỉ mang tính hình thức. Trung tâm Quốc gia về Sẵn sàng xử lý Sự cố và Chiến lược An ninh mạng (NISC) của Ban Thư ký Nội các - cơ quan an ninh mạng chủ yếu của Nhật Bản - gần như thất bại trong việc bảo vệ an ninh mạng của Tokyo.

Lý do được đưa ra là NISC chỉ được thiết kế để cải thiện an ninh mạng của các cơ quan chính phủ nên không bảo vệ được người dân khỏi tin tặc, và còn để lại lỗ hổng cho các cơ quan chính phủ và khiến các cơ quan này trở thành mục tiêu tấn công.

Cải cách quy mô lớn

Để giải quyết những lỗ hổng trên của Nhật Bản, ông Suga cần tiến hành các cải cách quy mô lớn. Trang bị cho Tokyo năng lực an ninh mạng hiện đại và hiệu quả sẽ là mục tiêu hành chính lớn trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Yoshihide Suga.

Tuy nhiên, cải cách với quy mô lớn thường là mục tiêu khó khăn ở Nhật Bản và đại dịch Covid-19 đã phơi bày sự lạc hậu của Tokyo trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số.

Nhân viên y tế vẫn ký và gửi giấy tờ bằng tay hoặc qua máy fax và việc này đã cản trở đáng kể nỗ lực của chính phủ về cách đối phó với các chủng biến thể của Covid-19.

Ngoài ra, việc không giải quyết hiệu quả và triệt để cơ sở hạ tầng kỹ thuât số khi lượng người làm việc từ xa tăng lên do đại dịch cho thấy sự thiếu chuẩn bị của trước những yêu cầu về kỹ thuật số hiện đại.

Tin liên quan
5 nhân tố quyết định nền chính trị Nhật Bản năm 2021 5 nhân tố quyết định nền chính trị Nhật Bản năm 2021

Để giải quyết những vấn đề trên, Thủ tướng Suga đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi. Một trong những hành động đầu tiên trên cương vị Thủ tướng của ông Suga là thành lập cơ quan hỗ trợ quá trình “số hóa” của Nhật Bản.

Ông còn tạo ra vị trí bộ trưởng mới và bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono làm Bộ trưởng cải cách hành chính và các quy định, đồng thời chịu trách nhiệm triển khai tiêm phòng vaccine Covid-19 ở Nhật Bản.

Những động thái ban đầu của Thủ tướng Suga Yoshihide cho thấy những cam kết đầy hứa hẹn để giải quyết vấn đề kỹ thuật số của Nhật Bản.

Việc ông tập trung nhiều hơn vào chủ nghĩa đa phương sẽ củng cố các mối quan hệ quốc tế và vị trí chiến lược của Tokyo.

Cải cách hành chính và số hóa dường như cũng nằm vị trí ưu tiên trong danh sách các sáng kiến an ninh của ông. Đây là những hành động thiết yếu cho Nhật Bản trên con đường hiện thực hóa tham vọng an ninh ở khu vực.

TIN LIÊN QUAN
Cam kết thúc đẩy liên minh Nhật-Mỹ, Thủ tướng Suga kêu gọi quân đội học cách đối mặt với môi trường an ninh đầy thách thức
Nhật Bản - 'Chiếc mỏ neo' tiềm năng của Bộ tứ
Báo Nhật tiết lộ thời điểm Thủ tướng Suga Yoshihide gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden
Thủ tướng Suga nói về điều 'vô cùng đáng tiếc' trong quan hệ Nga-Nhật Bản
Nhật Bản - 'Người gác cổng' cần mẫn của CPTPP

Tin cũ hơn

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị... Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ? Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng? Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao? Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới