Khói đen và lửa tại khu chợ Omdurman ở Omdurman, Sudan, sau những cuộc bắn phá dữ dội của các phe đối địch ngày 15/5. (Nguồn: Reuters) |
Nhân chứng cho biết, có thể nghe thấy các cuộc không kích, tiếng nổ và giao tranh ở phía Nam Khartoum và đã có những cuộc bắn phá dữ dội tại hai thành phố lân cận là Bahri và Omdurman trong đêm qua.
Theo THX, quân đội Sudan tuyên bố chiến dịch trên nhằm vào một số khu vực ở Sharq Al-Neel (phía Đông sông Nile) và các căn cứ xung quanh Bệnh viện East Nile, đã phá hủy một lượng lớn vũ khí, đạn dược và nhiên liệu của RSF.
Tuyên bố khẳng định không ghi nhận dân thường thương vong trong chiến dịch, trái ngược thông tin do RSF đưa ra rằng, nhiều dân thường đã thiệt mạng và bị thương.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Sudan đã lên án "các cuộc tấn công của RSF" nhằm vào một số phái bộ ngoại giao ở thủ đô Khartoum.
Theo bộ này, RSF đã tấn công các cơ quan đại diện ngoại giao của Vương quốc Jordan, Đại sứ quán Nam Sudan, Đại sứ quán CH Somalia, Đại sứ quán CH Uganda, Văn phòng Tùy viên quân sự của Saudi Arabia và của Kuwait.
Phản ứng trước vụ việc, ngày 15/5, Bộ Ngoại giao Jordan bày tỏ lên án bất kỳ hình thức bạo lực và phá hoại nào, đặc biệt là các hành động nhắm vào các cơ quan ngoại giao.
Cơ quan này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và các thỏa thuận quốc tế liên quan, đặc biệt là Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jordan Sinan Majali cho biết thêm, các nhân viên Đại sứ quán nước này đã an toàn và đã được sơ tán từ Khartoum đến Port Sudan.
Cũng ngày 15/5, Ủy ban Nhân quyền quốc gia ở Sudan đã ra tuyên bố về tình hình ở quốc gia Bắc Phi, trong đó lên án các cuộc giao tranh trong vùng lân cận các khu dân cư gây ra thương vong cho dân thường.
Ủy ban tiếp tục yêu cầu sơ tán tất cả các cơ sở y tế và dân sự, kêu gọi các bên xung đột không sử dụng các cơ sở này cho mục đích quân sự hoặc làm mục tiêu tấn công trong mọi trường hợp.
Xung đột ở Sudan đã khiến khoảng 200.000 người phải chạy sang các nước láng giềng và hơn 700.000 người phải di tản bên trong đất nước, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo đe dọa sự ổn định của khu vực.
Giao tranh giữa quân đội và RSF còn gây ra tình trạng bất ổn ở các khu vực khác của Sudan, đặc biệt là Darfur ở phía Tây nước này, nhưng tập trung ở Khartoum.
| Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình bảo hộ công dân Việt Nam tại Sudan Trong bối cảnh tình hình xung đột bạo lực tại Sudan gia tăng, theo thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại ... |
| Bộ Ngoại giao phối hợp với Bình Định triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Sáng ngày 24/4, TP Quy Nhơn, Bình Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn công tác ... |
| Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc gặp Quyền Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina Việt Nam và Argentina nhất trí tiếp tục phối hợp, thúc đẩy làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện về chính trị-ngoại ... |
| Tình hình Sudan: Giao tranh ác liệt bất chấp lệnh ngừng bắn, thậm chí lan rộng, Anh kết thúc sơ tán công dân Ngày 28/4, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt ở Sudan bất chấp việc quân đội nước này và Các lực lượng hỗ trợ nhanh ... |
| Giao tranh tại Sudan: Canada sơ tán thêm công dân Ngày 29/4, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand cho biết 375 người Canada đã được sơ tán khỏi Sudan trong khi tình hình ở ... |